Có nên bãi bỏ chức danh nghề nghiệp không? Quy định cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp gồm những gì? Thông tin mới nhất về quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp sẽ được Liên Việt tổng hợp trong nội dung bài viết. Mời quý học viên cùng theo dõi.
1 Thông tin về việc cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Nhận thấy còn một số hạn chế, bất cập trong công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức; quy định về yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn được áp dụng, mặt khác nội dung, chương trình còn chồng chéo, trùng lặp; Bộ Nội vụ đã đề nghị bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Bộ Nội vụ cũng đề xuất giảm yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của ngạch công chức, CDNN viên chức và tích hợp các chương trình đào tạo có nội dung tương tự ở cùng nhóm ngạch, CDNN viên chức để tăng cường đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm.
Đồng thời, quy định việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trước hoặc sau khi nhậm chức (tương tự như bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh).
Sửa đổi quy định về đào tạo theo công việc, lấy việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bắt buộc hàng năm làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức.
Sửa quy định về việc sử dụng chứng chỉ đào tạo theo hướng chỉ quy định thay thế giữa các loại chứng chỉ, còn việc sử dụng chứng chỉ đào tạo trong tuyển dụng, đề bạt, thăng tiến, bổ nhiệm sẽ được quy định tại các văn bản khác của Chính phủ.

Xem thêm: Có bắt buộc học chức danh nghề nghiệp không?
2 Quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp gồm những gì?
1/ Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình CDNN theo tiêu chuẩn CDNN viên chức chuyên ngành
Ngày 02/02/2021, Bộ GD&ĐT ban hành các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Sau một thời gian thực hiện, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01-04 với một số điểm mới đáng chú ý như sau: Theo quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng CDNN thì giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN theo từng hạng, tương ứng với cấp học đang giảng dạy.
Ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng CDNN viên chức chuyên ngành bao gồm:
- Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình
- Thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần
Như vậy, khi Nghị định 89/2021/NĐ-CP có hiệu lực, giáo viên không phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN theo từng hạng tại các Thông tư 01-04. Bộ GD&ĐT đã rà soát, xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01-04. Trong đó, sẽ điều chỉnh các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN. Cụ thể như sau:
- Chỉ quy định 01 chứng chỉ CDNN chung đối với các hạng giáo viên.
- Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ CDNN của cấp học đang giảng dạy trước ngày chương trình bồi dưỡng mới (triển khai Nghị định 89/2022) có hiệu lực thì không phải bổ sung chứng chỉ theo quy định mới.
- Giáo viên mới tuyển dụng, giáo viên đã được bổ nhiệm nhưng chưa có chứng chỉ CDNN phù hợp với cấp học đang giảng dạy sẽ được cử tham gia bồi dưỡng để bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Khi chuyển từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ CDNN.
Như vậy, khi thực hiện bổ nhiệm, xếp lương đối với giáo viên mầm non, phổ thông chỉ yêu cầu mỗi giáo viên có 01 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Xem thêm: Thông tư 28 chế độ làm việc của giáo viên gồm những gì?
2/ Bỏ yêu cầu có chứng chỉ CDNN theo tiêu chuẩn CDNN giảng viên
Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT đã cho phép tất cả giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng 1, 2 và 3) đều cùng chung điều kiện “Có chứng chỉ CDNN theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm”. Cụ thể, trước đây:
- Giảng viên cao đẳng chính quy bậc 3 phải có chứng chỉ CDNN theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên cao đẳng chính quy;
- Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng 2) phải có chứng chỉ CDNN theo tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm chính;
- Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) phải có chứng chỉ CDNN theo tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp.
Xem thêm: chuyển hạng chức danh nghề nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định bãi bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Hy vọng đã giúp quý học viên năm được những thông tin mới nhất để chuẩn bị cho kỳ thi thăng hạng. Mọi thắc mắc về các quy định bỏ, giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay các khóa bồi dưỡng CDNN, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.