Cẩm nang môi giới bất động sản đề hành nghề môi giới có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tác động tới sự phát triển của nghề môi giới nhà đất? Liên Việt sẽ bật mí tới bạn đọc những nguyên tắc và kinh nghiệm môi giới chuyên nghiệp dành cho người mới nhập môn.
1 Nguyên tắc hoạt động, yếu tố ảnh hưởng tới nghề môi giới BĐS
Để có thể hoạt động lâu dài và phát triển trong ngành môi giới BĐS, đầu tiên bạn cần nắm rõ những nguyên tắc khi hành nghề và những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nghề. Những nguyên tắc để có thể hành nghề môi giới BĐS là:
- Tuân thủ luật pháp Việt Nam trong mọi trường hợp, hành vi
- Môi giới phải dựa trên sự công bằng, minh bạch về thông tin cung cấp
- Phải hướng tới mục tiêu và lợi ích của khách hàng; đảm bảo lợi ích của khách hàng và lợi ích của nhà môi giới.
- Hoạt động môi giới phải dựa trên tinh thần trách nhiệm cao và kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế.
- Nguyên tắc khi hành nghề môi giới là luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây, không khó để chúng ta nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản. Vì vậy, nghề môi giới bất động sản cũng ngày càng thăng hoa và luôn nằm trong danh sách những nghề hot nhất, lương cao nhất hiện nay.
Dưới đây là một số yếu tố tác động đến sự phát triển của nghề môi giới BĐS mà bạn nên tham khảo:
- Yếu tố cung cầu: Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của thị trường BĐS, đồng nghĩa với việc sẽ tác động đến cung cầu của thị trường BĐS. Với sự phát triển của thị trường bất động sản, nhu cầu về năng lực môi giới sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu thị trường có dấu hiệu suy thoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người môi giới, đặc biệt là những người ít kinh nghiệm.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một nước công nghiệp, do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được thực hiện mạnh mẽ trong vài năm tới. Đây sẽ là những bước thay đổi yêu cầu về không gian và diện tích cho sự phát triển của các ngành sản xuất, dịch vụ và phân phối.
Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của nghề môi giới bất động sản. Điều này đòi hỏi các nhà môi giới ngày càng phải có chuyên môn sâu hơn trong lĩnh vực mà họ đang theo đuổi.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin: Hiện nay, nhiều công ty bất động sản tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin để đưa dịch vụ của mình đến với khách hàng mục tiêu. Đó là một cách tiếp cận dễ dàng hơn để tăng năng suất làm việc, giúp bạn giành được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường.

Xem thêm: Tâm sự nghề môi giới nhà đất, góc khuất và bí quyết hành nghề
2 Cẩm nang môi giới BĐS khi hoạt động thực chiến
Ngoài các yêu cầu về chứng chỉ môi giới BDS để hành nghề, người hoạt động trong ngành môi giới cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu khác. Trong bất cứ ngành nghề nào, kiến thức cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp cá nhân, tổ chức phát triển và trụ vững trong ngành. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết sâu về ngành môi giới mà còn là hiểu biết rộng về kiến thức xã hội, để có thể “kiểm soát” cách nói chuyện với khách hàng, cách nói chuyện của khách hàng…
Nếu muốn tồn tại và có chỗ đứng trong ngành này, bạn phải luôn đặt kiến thức lên hàng đầu. Do đó, nếu bạn muốn dấn thân vào con đường môi giới bất động sản, đừng mơ mộng đến việc lấy tài ăn nói nói để che lấp kiến thức. Sau đây là tổng hợp những kinh nghiệm thực chiến giúp sale BĐS hoạt động hiệu quả hơn trong công việc:
- Tìm kiếm, sàng lọc nguồn data chất lượng: Môi giới BĐs cần sàng lọc dữ liệu khách hàng chất lượng các bảng dữ liệu được cung cấp. Sau đó xác định loại sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng. Tìm hiểu cách tiếp cận các phân khúc khách hàng này, ví dụ: sở thích, hiểu biết sâu sắc, thói quen và ứng dụng các công cụ Digital Marketing để tối ưu trong việc tìm kiếm, sàng lọc, thu thập dữ liệu khách hàng;
- Tiếp cận khách hàng: Sau khi trải qua quá trình sàng lọc ra danh sách khách hàng tiềm năng, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu và tiếp cận khách hàng. Có thể bắt đầu bằng những cuộc trao đổi nhỏ, sau đó gợi nhu cầu cho khách. Khi khách đã có nhu cầu rõ ràng, bạn có thể chủ động tại cơ hội để gặp gỡ, trao đổi. Nên chọn những nơi hẹn thuận tiện cho khách và chủ động đến sớm để khách hàng không phải chờ đợi.
- Trình bày, thuyết phục khách hàng: Người môi giới Bđs cần chủ động định hướng khách hàng nói ra nhu cầu, từ đó đo lường các dự án phù hợp để giới thiệu cho khách. Khách hàng sẽ dễ tìm được dự án phù hợp với mình hơn vì các dự án đã được bạn sàng lọc theo nhu cầu.
Khi tư vấn, bạn cần thuyết phục khách hàng về các ưu điểm, tiềm năng, phân khúc giá của các dự án đó.. đồng thời phải thật khéo léo để thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
- Thu thập, xử lý phản hồi của khách hàng: Trong quá trình trao đổi, hãy lắng nghe và tổng hợp những ý kiến của khách hàng. Nên giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong phạm vi hiểu biết càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu chưa chắc chắn câu trả lời, bạn có thể đề nghị trả lời câu hỏi qua email hoặc văn bản để cung cấp những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Chốt đơn: Một trong những lưu ý trong cẩm nang của những môi giới bất động sản thành công đó là không cố gắng ép khách để họ nhanh chóng chốt đơn. Hạn chế việc gọi điện, spam làm phiền khách hàng mỗi ngày. Việc này sẽ làm khách hàng rất khó chịu và sẽ đánh giá thấp bạn.
Để thuyết phục được khách hàng, bạn nên khéo léo khi xử lý các tình huống, nắm bắt những thời điểm then chốt để khách hàng chủ động chốt hợp đồng. Cần để ý cử chỉ, hành động, nét mặt của khách hàng khi nghe thông tin bạn cung cấp; từ đó xác định được khách hàng đang quan tâm tới vấn đề gì.
- Chăm sóc khách hàng sau khi mua bán: Đây là một trong những bước quan trọng giúp môi giới BĐS tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Đây là bước giúp khách hàng cảm thấy hài lòng; xứng đáng với số tiền bỏ ra và có niềm tin đối với bạn.
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một quá trình lâu dài, bạn phải dành thời gian để rèn luyện thì mới có cơ hội hái được trái ngọt. Đó là Cẩm nang của người môi đất động sản chuyên nghiệp mà bạn cần ghi nhớ.
Ngoài ra, để bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, đừng bỏ qua những cuốn sách, tài liệu, cẩm nang môi giới từ những nhà môi giới thành công. Những kiến thức, chia sẻ từ sách có thể là những nguồn độc lực, kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước để lại. Bạn có thể tham khảo bài viết tổng hợp sách môi giới bất động sản cho người mới theo nghề để chọn được những tài liệu phù hợp.
Xem thêm: Nghề bất động sản là gì? Kiến thức nghề BĐS cần gì?
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn cẩm nang môi giới bất động sản thực chiến hiệu quả. Những ai mới bắt đầu tìm hiểu về nghề môi giới BĐS có thể đọc bài viết để hiểu nguyên tắc hoạt động của nghề. Từ đó có kiến thức và tư duy sâu sắc hơn để phát triển công việc mà họ theo đuổi.
Xem thêm: Kinh nghiệm tự làm môi giới nhà đất