“Từ chức” hiện đang là khái niệm được rất nhiều độc giả quan tâm và đặt câu hỏi. Bởi đây là cụm từ khá nhạy cảm khi nhắc đến của hệ thống tổ chức cán bộ nhà nước. Vậy từ chức là gì? Các quy trình và quy định từ chức của cán bộ nhà nước ra sao? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây của Liên Việt để biết thêm thông tin nhé!
1 Từ chức là gì?
Khái niệm từ chức được nêu rõ tại Khoản 13 Điều 7 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 cụ thể: “Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm”.
Theo đó, việc cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ tự nguyện xin thôi không giữ chức vụ đang đảm nhiệm được hiểu là xin từ chức.
Vậy chỉ cần viết đơn, báo cáo lãnh đạo có được phê duyệt từ chức hay không? Hãy tìm hiểu cụ thể về quy trình và các quy định cho việc từ chức của cán bộ, công chức dưới đây.
>>> Xem thêm: Bản lĩnh chính trị là gì? Các yếu tố hình thành lên bản lĩnh chính trị
2 Quy trình từ chức như thế nào?
Quy trình từ chức cho cán bộ, công chức được thực hiện theo Khoản 3 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.”
Như vậy, trong vòng 10 ngày kể từ ngày cán bộ nộp đơn xin từ chức, người đứng đầu cơ quan sẽ xem xét và đề xuất lên cấp có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, trong vòng 15 ngày cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành biểu quyết và ra quyết định chính thức.
>>> Giải nghĩa: Con thầy vợ bạn gái cơ quan là gì?
3 Quy định về từ chức đối với cán bộ công chức nhà nước
Căn cứ vào Khoản 1,2,4 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, quy định về từ chức đối với cán bộ công chức nhà nước bao gồm:
“1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
4. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì công chức có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
>>> Xem thêm: Tinh giản biên chế là gì? Quy định như thế nào?
Như vậy, cán bộ chỉ được từ chức khi nhận thấy không đảm bảo sức khỏe để làm việc, không đủ năng lực chuyên môn nên muốn rời vị trí và một số lý do hợp pháp khác. Những trường hợp đặc biệt như: đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra,…cán bộ sẽ không được phép xin từ chức ngay. Nếu muốn cần hoàn thành xong nhiệm vụ và được các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ xử lý, cán bộ vẫn phải tiếp tục thực hiện những công việc đã được phân công.
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi “Từ chức là gì? Quy định và quy trình từ chức của cán bộ như thế nào?” mà nhiều độc giả đang quan tâm. Để có thêm một số thông tin khác về khái niệm cũng như những quy định chung của nhà nước về sử dụng cán bộ, công chức. Mời các bạn theo dõi những bài viết tiếp theo của Liên Việt – Education.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 1800.6581
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/