Chứng chỉ CPA có vai trò rất quan trọng trong ngành kế toán. Với một kế toán viên có mong muốn trở thành kế toán trưởng hoặc các chuyên gia tài chính, cố vấn tài chính cấp thì chắc chắn phải đạt được chứng chỉ CPA.
Vậy chứng chỉ CPA là gì, nó sẽ phù hợp với những ai? Và nên học chứng chỉ CPA ở đâu chất lượng. Liên Việt Education sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé.
1 Chứng chỉ CPA là gì?
CPA là chứng chỉ để chứng nhận một kế toán đã hoàn thành khóa đào tạo bồi dưỡng trở thành chuyên gia tài chính kế toán. Người kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc và kinh nghiệm thực tế đáp ứng được công việc.
Chứng nhận CPA được cấp bởi Bộ Tài Chính và được nhiều nước trên thế giới công nhận. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia sẽ có những hình thức thi và đơn vị cấp chứng chỉ riêng. Cụ thể là CPA của Việt Nam do Bộ Tài Chính tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Còn CPA Úc thì lại có sự khác biệt chút là Hội Kế Toán công chức của Úc sẽ là đơn vị đứng ra tổ chức và cấp chứng chỉ.
Dù CPA được cấp ở nước nào cũng có giá trị to lớn với người kế toán được cấp chứng chỉ. Những người có chứng chỉ CPA sẽ luôn được săn đón, trọng dụng ở các tổ chức, doanh nghiệp lớn với mức lương thưởng rất hấp dẫn.
>>> Xem thêm: Trưởng phòng kế toán là ai? Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng phòng kế toán
2 Vai trò quan trọng của chứng chỉ CPA trong ngành tài chính kế toán
Chứng chỉ CPA là một minh chứng cho quá trình học tập nghiêm túc để trở thành một kế toán chuyên nghiệp. CPA đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của một chuyên gia tài chính kế toán như sau:
- Tăng cơ hội ứng tuyển vào những vị trí cố vấn tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
- Gây ấn tượng và ghi điểm với các nhà tuyển dụng của các tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn.
- Nâng cao vị thế của bản thân trong doanh nghiệp, đơn vị đang công tác.
- Gia tăng thêm sự tín nhiệm của cấp trên, đối tác, khách hàng…
- Đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những vị trí cố vấn cấp cao bằng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một chuyên gia tài chính chuyên nghiệp.
- Khả năng nâng cao thu nhập hơn so với những người không có chứng chỉ CPA.
Chính vì vậy, những chuyên gia tài chính có chứng CPA sẽ luôn được săn đón ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn với mức lương hấp dẫn.
3 Điều kiện quy định thi cấp chứng chỉ CPA tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc quản lý thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán sẽ tuân theo quy định tại Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Tại thông tư sẽ quy định điều kiện về người tham dự kỳ thi chứng chỉ kế toán CPA như sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình, các môn học Tài chính, Kế toán, Kiểm toán Phân tích tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình cả khóa…
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước…
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định.
>>> Xem thêm: Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu? Cách tra cứu chứng chỉ kế toán trưởng
Quy định BTC về đối tượng thi
Đối tượng đăng ký dự thi lấy chứng chỉ CPA bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài hiện đang công tác tại Việt Nam. Đối tượng dự thi phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện dự thi được quy định tại Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC
Hồ sơ cần chuẩn bị để dự thi
Tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về hồ sơ dự thi chứng chỉ kế toán CPA như sau:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi đang cư trú.
- Bản sao có chứng thực của giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi đang cư trú.
- Bản sao văn bằng có xác nhận chứng thực của cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp của chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học phần của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ thì phải nộp theo bảng điểm của Thạc sỹ, Tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực.
- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.
Các môn học cần thực hiện
Các môn học người dự thi cần học tốt để dự thi
Đối tượng dự thi cần học tốt các môn học sau:
- Luật Doanh nghiệp
- Pháp luật về kinh tế
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
- Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao
- Các ngoại ngữ cần thiết trình độ C của tiếng Anh hoặc Pháp hoặc Đức hoặc Nga hoặc Trung Quốc
Kiến thức cần nắm vững
- Kiến thức về Luật Doanh nghiệp
- Kiến thức về Pháp luật kinh tế
- Kiến thức về Tài chính
- Kiến thức về Thuế
- Kiến thức về Kiểm toán
Học phí và lệ phí thi
- Chi phí dự thi kế toán viên là: 250.000 VNĐ/ 1 người.
- Chi phí thi chuyển đổi CPA: 2.000.000 VNĐ/1 người.
Lưu ý: Khoản lệ phí thi sẽ thu cùng hồ sơ và phí sẽ được hoàn lại nếu người dự ti không đủ điều kiện để thi
>>> Xem thêm: Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng
4 Kinh nghiệm học và thi chứng chỉ CPA hiệu quả
Để quá trình thi chứng chỉ CPA đạt kết quả cao nhất, người dự thi cần nắm vững những kinh nghiệm hữu ích dưới đây:
- Chia nhỏ các môn thi để học được hiệu quả hơn.
- Lựa chọn khoảng thời gian thi phù hợp.
- Hãy thi với những môn mình tự tin trước, còn các môn chưa thực sự sẵn sàng thì có thể dời môn đó sang năm thi tiếp theo, theo quy định sẽ được rời tối đa là 2 năm.
- Luôn có một kế hoạch học tập tích cực, chủ động học tốt từng môn để thi có kết quả cao.
- Nên chủ động làm nhiều bài thi thử trước để làm quen với cảm giác thi cử căng thẳng, áp lực. Ngoài ra, thi thử sẽ giúp người dự thi nhìn nhận được những lỗi sai chủ yếu của mình để tránh và không bị quá căng thẳng khi bước vào kỳ thi thật.
Trong quá trình thi thật, người dự thi cần nắm được các mẹo làm bài để đạt điểm cao nhất như sau:
- Đọc qua một lượt các câu hỏi trước khi làm bài để tránh bị sót câu hỏi.
- Thực hiện trả lời các câu hỏi mình chắc chắn nhất trước.
- Với các câu hỏi nên viết các ý chính ra nháp trước để tránh bỏ qua những kiến thức cơ bản của mỗi câu.
- Nên để lại một khoảng trống cho mỗi câu hỏi cần thiết khi muốn bổ sung thêm các ý thiếu mà ban đầu chưa nghĩ ra.
- Luôn kiểm tra lại tất cả các nội dung mình trình bày một lần nữa trước khi nộp bài.
Chỉ cần áp dụng tất cả các kinh nghiệm thực tế trên chắc chắn người thi sẽ đạt kết quả cao nhất.
>>> Xem ngay: Lương kế toán trưởng bao nhiêu? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
5 Lưu ý khi học chứng chỉ CPA tại Việt Nam
Lựa chọn đơn vị đào tạo uy tín: Bước đầu tiên quan trọng nhất là tìm một đơn vị đào tạo uy tín và có chất lượng. Ví dụ như Liên Việt Education, được cấp phép bởi Bộ Tài Chính, là một lựa chọn tốt để bắt đầu hành trình học tập CPA của bạn.
Tìm hiểu về khóa học: Sau khi đã chọn được đơn vị đào tạo, bạn cần tìm hiểu về chi tiết của khóa học CPA. Điều này bao gồm nội dung chương trình, thời gian cần thiết để hoàn thành, và cách đánh giá. Điều này giúp bạn biết trước về những gì bạn sẽ học và làm.
Lên kế hoạch học tập: Lên kế hoạch học tập là một phần quan trọng để học CPA hiệu quả. Xác định thời gian bạn có thể dành cho việc học hằng ngày hoặc hàng tuần và tuân thủ kế hoạch này. Điều này giúp bạn duy trì một lịch trình đều đặn.
Tìm nguồn học liệu: Bạn cần thu thập các nguồn học liệu như sách giáo trình, tài liệu hướng dẫn, video học, và tài liệu tham khảo. Cố gắng tìm những tài liệu phù hợp với cách học của bạn và sở thích cá nhân để giúp việc học trở nên thú vị hơn và hiệu quả hơn.
Học viên muốn đăng ký tham gia khóa học luyện thi lấy chứng chỉ CPA vui lòng liên hệ với Liên Việt Education bằng các cách dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/