Từ trước đến nay, việc bổ nhiệm lãnh đạo luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều cán bộ công chức. Bởi nó đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác cán bộ. Để được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trưởng phòng, phó phòng cán bộ cần đáp ứng được tiêu chuẩn và quy trình như thế nào? Bổ nhiệm là gì? Cùng Liên Việt Education tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Công tác là gì? Thủ tục nhận công tác phí như thế nào?
1 Bổ nhiệm là gì?
Bổ nhiệm là hành động ủy quyền một người để giữ một vị trí trong tổ chức bộ máy Nhà Nước. Thông qua quyết định của cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc này mang tính quan trọng trong việc quản lý quyền lực và tổ chức của Nhà Nước. Nhằm nâng cao hiệu quả và thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ máy Nhà Nước.
2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng
Theo Điều 42 Nghị Định 138/2020/NĐ-CP thì tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng được quy định một cách cụ thể như sau:
“Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:
a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.”
Tóm lại, để được bổ nhiệm vào vị trí trưởng phòng, phó phòng bạn cần đáp ứng được các tiêu chuẩn bổ nhiệm cấp phòng như: Có đủ sức khỏe, không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trở lên.
>>> Xem thêm: Trình độ lý luận chính trị là gì? Có những cấp nào?
3 Quy trình bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng
Theo Điều 12, Quyết định 1809/QĐ-BHXH năm 2017 thì quy trình bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng như sau:
1. Xác định nhu cầu, phê duyệt chủ trương
– Căn cứ cơ cấu số lượng viên chức quản lý tại khoản 2 Điều 8 Quy định này và nhu cầu kiện toàn, bổ sung viên chức quản lý cấp phòng, Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị để thảo luận về chủ trương kiện toàn, bổ sung viên chức quản lý; nguồn nhân sự để xem xét kiện toàn bổ sung. Trên cơ sở chủ trương đã thống nhất, đơn vị có văn bản kèm theo Biên bản họp lãnh đạo và cấp ủy đơn vị, trình Tổng Giám đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
– Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, trình Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt về chủ trương kiện toàn, bổ sung viên chức quản lý. Sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản để đơn vị thực hiện bước tiếp theo.
2. Bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ
Bước 1: Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm
– Căn cứ chủ trương đã được Tổng Giám đốc phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị để thảo luận, nhận xét đánh giá, tín nhiệm (Nội dung đánh giá thực hiện theo Điều 10 Quy định này) đối với viên chức trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm và lấy phiếu phát hiện, giới thiệu nguồn nhân sự trong số cán bộ được quy hoạch bằng phiếu kín. Những nội dung được thống nhất trong hội nghị và kết quả kiểm phiếu phát hiện, giới thiệu nguồn được thể hiện trong Nghị quyết liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị. Người có tỷ lệ phiếu giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn để Tổng Giám đốc xem xét hoặc trường hợp không có người nào đạt trên 50% phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để Tổng Giám đốc xem xét.
– Căn cứ kết quả họp, đơn vị có Tờ trình kèm theo Nghị quyết liên tịch tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị, trình Tổng Giám đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
– Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn nhân sự do tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị giới thiệu, xin ý kiến của Phó Tổng Giám đốc phụ trách đơn vị có cán bộ đề nghị bổ nhiệm. Sau khi có ý kiến của Phó Tổng Giám đốc phụ trách đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, trình Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt. Căn cứ phê duyệt của Tổng Giám đốc, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho đơn vị biết để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm
– Chủ trì hội nghị: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng đơn vị nơi có cán bộ dự kiến bổ nhiệm tổ chức hội nghị.
– Thành phần tham gia lấy phiếu:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị;
+ Cấp ủy đơn vị;
+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng trực thuộc;
+ Chủ tịch Công đoàn đơn vị;
+ Bí thư đoàn thanh niên đơn vị;
+ Toàn thể viên chức của Phòng có viên chức dự kiến bổ nhiệm.
Những trường hợp quy định tại Điều 5 Quy định này không tham gia lấy phiếu.
– Nội dung hội nghị:
+ Thông báo chủ trương của lãnh đạo Ngành về việc kiện toàn, bổ sung viên chức quản lý; quán triệt tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm.
+ Thông báo danh sách nhân sự được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác; nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng của nhân sự được giới thiệu.
+ Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được tập thể lãnh đạo, cấp ủy giới thiệu.
+ Người được giới thiệu bổ nhiệm phát biểu ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời các vấn đề có liên quan (nếu có).
+ Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với viên chức dự kiến bổ nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín. Việc kiểm phiếu do Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện có sự chứng kiến của Thủ trưởng đơn vị và ký biên bản. Kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, là tài liệu tham khảo để Vụ Tổ chức cán bộ xem xét, trình Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm.
Bước 3: Quyết định bổ nhiệm
Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Thủ trưởng đơn vị hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định này (nhưng không có thành phần hồ sơ quy định tại điểm d, f) trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
Bước 4: Tổ chức công bố quyết định
– Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm.
– Thành phần tham dự gồm: Lãnh đạo đơn vị; đại diện Vụ Tổ chức cán bộ; toàn thể viên chức của Phòng có viên chức được bổ nhiệm; đại diện cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên của đơn vị.
– Nội dung: Công bố Quyết định bổ nhiệm; quán triệt việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với người được bổ nhiệm; người được bổ nhiệm phát biểu nhận nhiệm vụ.
>>> Xem thêm: Bản lĩnh chính trị là gì? Các yếu tố hình thành lên bản lĩnh chính trị
3. Quy định bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
Nguồn nhân sự từ nơi khác là nguồn nhân sự ngoài đơn vị (có thể trong hoặc ngoài Ngành).
Bước 1: Giới thiệu, lựa chọn nhân sự
– Căn cứ chủ trương kiện toàn, bổ sung viên chức quản lý đã được Tổng Giám đốc phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị thảo luận để thống nhất phương án tiếp nhận, bổ nhiệm nguồn nhân sự từ đơn vị khác trong Ngành. Những nội dung được thảo luận, thống nhất của hội nghị được thể hiện bằng Nghị quyết liên tịch giữa lãnh đạo và cấp ủy đơn vị. Thủ trưởng đơn vị có Tờ trình kèm theo Nghị quyết liên tịch tập giữa thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị, trình Tổng Giám đốc xem xét (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
– Căn cứ Tờ trình và hồ sơ đề nghị của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn nhân sự do tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị giới thiệu và xin ý kiến Phó Tổng Giám đốc phụ trách đơn vị trước khi trình Tổng Giám đốc để xem xét, phê duyệt chủ trương điều động, bổ nhiệm.
Trong trường hợp cần thiết bổ sung viên chức quản lý để tăng cường hiệu lực, hiệu quả điều hành đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ có thể xem xét tìm hiểu, lựa chọn nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn từ các đơn vị khác trong Ngành hoặc từ cơ quan ngoài Ngành, trao đổi với Thủ trưởng đơn vị cần kiện toàn bổ sung viên chức quản lý, sau đó đề xuất lãnh đạo Ngành xem xét, quyết định.
Bước 2: Triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm
– Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi với Thủ trưởng đơn vị nơi cán bộ đi về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu đánh giá về cán bộ và xác minh lý lịch của cán bộ (nếu có).
– Căn cứ kết quả làm việc, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản đề nghị đơn vị nơi có nhân sự dự kiến điều động (đối với những đơn vị trong Ngành) cho ý kiến thống nhất bằng văn bản, hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm cán bộ theo quy định. Trường hợp cán bộ tiếp nhận, bổ nhiệm từ các cơ quan ngoài Ngành, BHXH Việt Nam có công văn gửi cơ quan đang quản lý cán bộ thông báo chủ trương đồng ý tiếp nhận cán bộ để cơ quan, đơn vị đang quản lý cán bộ thực hiện thủ tục thuyên chuyển đối với cán bộ.
– Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với đơn vị đang quản lý viên chức được bổ nhiệm và cá nhân được bổ nhiệm có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định này (nhưng không có thành phần hồ sơ quy định tại điểm c, d, f; trường hợp nhân sự không do đơn vị tìm hiểu, giới thiệu đề nghị bổ nhiệm thì không có thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b, c d và f).
– Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đơn vị, Quyết định thuyên chuyển của cán bộ ngoài Ngành và hồ sơ bổ nhiệm. Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm.
Bước 3: Tổ chức công bố quyết định
Thực hiện như điểm 2.4 khoản 2 Điều này.”
Theo đó, quy trình bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng với các đơn vị sự nghiệp và tư nhân. Đều được thực hiện theo 4 bước cơ bản như quy định trên.
>>> Đọc thêm: Con thầy vợ bạn gái cơ quan là gì?
4 Lời kết
Với những chia sẻ trên bạn đã biết được bổ nhiệm là gì? Tiêu chuẩn và quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý hiện nay ra sao. Hy vọng bài viết của Liên Việt Education đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích trong việc bổ nhiệm của mình trong tương lai.
Đừng quên ghé thăm website của Liên Việt để cập nhật thêm các thông tin hữu ích xung quanh chủ đề bổ nhiệm lãnh đạo.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/