Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I là một điều kiện bắt buộc đối với các chủ dự án, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các công trình quy mô lớn.
Chứng chỉ này sẽ đánh giá vắn tắt nhất quyền hạn cũng như năng lực nghiệp vụ của các kỹ sư, doanh nghiệp xây dựng. Vậy, cần phải có những điều kiện nào để được cấp chứng chỉ này, các thủ tục và quy trình ra sao? Các chủ dự án, doanh nghiệp hãy cùng Liên Việt cập nhật thông tin chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.
1 6 lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I
Một dự án xây dựng có quy mô lớn đòi hỏi tất cả các khâu, các bộ phận phải có năng lực chuyên sâu để không sai sót khi vận hành dự án. Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực khi làm gia hoạt động xây dựng theo 6 lĩnh vực sau đây.
Khảo sát xây dựng:
Lĩnh vực khảo sát xây dựng là bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn địa điểm xây dựng và lập các phương án, giải pháp sao cho phù hợp nhất cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Đây là bước giúp đánh giá tính khả thi của dự án và phục vụ cho quá trình thiết kế xây dựng công trình.
Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát địa hình và khảo sát địa chất công trình.
- Khảo sát địa hình: Công việc của khảo sát địa hình là một loạt các hành động đo đạc, lập bản đồ, ghi nhận và xử lý các thông tin về địa hình tại khu vực dự án hoặc tuyến khu vực xây dựng. Mục đích của khảo sát địa hình là xác định các ranh giới của dự án, lập bản đồ chi tiết về địa hình, nhận diện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thi công. Từ đó, doanh nghiệp phân tích và đưa ra phương án chọn địa điểm thi công tối ưu nhất.
- Khảo sát địa chất công trình: Khảo sát địa chất công trình là hoạt động thu thập, đánh giá các điều kiện của địa chất như: Cấu trúc địa chất, tính chất cơ – lý của đất đá, các mạch nước ngầm hay nhưng hiện tượng địa chất có thể gây nguy hiểm. Sau khi thu thập và phân tích các mẫu địa chất, các kỹ sư sẽ vận dụng năng lực xây dựng của mình để xử lý nền móng và chống lại các hiện tượng địa chất nguy hiểm.
Tư vấn và lập quy hoạch xây dựng
Sau khi tiến hành khảo sát xây dựng, các bản vẽ chi tiết về vị trí xây dựng được lập ra để đội ngũ chuyên gia, kỹ sư tư vấn và lập quy hoạch xây dựng. Hoạt động này đòi hỏi các kỹ sư, doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho dự án phải có kinh nghiệm dày dặn, am hiểu pháp luật và các quy chuẩn trong phạm trù xây dựng. Họ sẽ tư vấn và đưa ra các giải pháp thi công khoa học, đúng cách sử dụng đất đai, địa chất, hạ tầng kỹ thuật.
Tư vấn quản lý dự án
Để dự án đi đúng tiến độ, các nguồn lực được phân bố đúng nơi, đúng lúc thì nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn quản lý dự án là vô cùng quan trọng. Sau khi kế hoạch xây dựng được đề ra, cần có một đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp giúp lập kế hoạch tổ chức, điều phối và kiểm soát mọi hoạt động trong dự án.
Các nguồn lực về tài chính, con người, máy móc thiết bị cần được phân bổ để vừa đảm bảo tiến độ công trình vừa tránh thiệt hại lãng phí nguồn lực.
Thi công xây dựng công trình
Lực lượng trực tiếp thi công xây dựng công trình là đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm thi công xây dựng các dự án lớn. Sau khi bản vẽ và thiết kế kế hoạch thi công được duyệt, các kỹ sư, công nhận sẽ theo các hạng mục thiết kế và thi công theo đúng bản vẽ. Cả quá trình phải đảm bảo tính chính xác, an toàn và đúng kỹ thuật theo sự giám sát của đội ngũ tư vấn quản lý dự án và đội ngũ lập kế hoạch xây dựng. Vì vậy, lĩnh vực thi công xây dựng các công trình hạng I cần phải được thực hiện bài bản bởi các công, nhân kỹ sư có năng lực xây dựng.
Thiết kế thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Xuyên suốt quá trình thi công, xây dựng công trình, đội ngũ kỹ sư thẩm định thiết kế sẽ thường xuyên thẩm tra, rà soát các thiết kế để đảm bảo tính chính xác, an toàn. Cùng với đó, với năng lực thẩm tra thiết kế, am hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật và vật liệu xây dựng, các kỹ sư có thể phát hiện những sai sót và tiến hành điều chỉnh kế hoạch xây dựng kịp thời.
Giám sát thi công xây dựng công trình
Để từng hạng mục công trình được đảm bảo chất lượng, đội ngũ kỹ sư giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thi công. Quá trình này đòi hỏi đội ngũ giám sát thi công phải có kỹ năng quan sát, tổng hợp thông tin linh hoạt, bên cạnh đó, cần phải có uy tín, trách nhiệm cao. Nhằm đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, tình trạng chất lượng, vật liệu được tối ưu nhất.
Những lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, mở rộng danh tiếng của mình và có cơ hội tham gia vào các dự án xây dựng có quy mô hơn, quy mô cấp 1.
2 Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I
Sau đây là những điều kiện mà doanh nghiệp, chủ dự án cần phải đáp ứng đầy đủ để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I theo từng lĩnh vực, cụ thể:
Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng hạng I
Điều kiện để cấp chứng chỉ:
- Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đã thực hiện khảo sát xây dựng có ít nhất 1 dự án cấp I (Công trình nhóm A) hoặc 2 dự án cấp II (Công trình nhóm B) trở lên. Điều này chứng tỏ rằng đội ngũ khảo sát xây dựng của doanh nghiệp đã có kinh nghiệm dày dặn và kỹ năng vững vàng để đảm nhận khảo sát xây dựng. Bên cạnh đó, hợp đồng phải thực hiện trước tháng 9/2016 hoặc sau thời điểm cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì khảo sát bắt buộc có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I. Phải có văn bản họp chỉ định người đó làm chủ nhiệm, chủ trì cuộc khảo sát để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với công trình.
- Cá nhân tham gia công tác khảo sát xây dựng cũng cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ khảo sát địa hình. Điều này đảm bảo đội ngũ khảo sát có tay nghề cao và phối hợp tốt với nhau và đưa ra bản vẽ chi tiết cùng những nhận định về những thuận lợi, khó khăn mà khu vực thi công sẽ gặp phải.
- Có thiết bị máy móc phục vụ công tác khảo sát. Các thiết bị cần đầy đủ, hiện đại để nâng cao độ chính xác và tối ưu hiệu suất làm việc của quá trình khảo sát.
- Đối với lĩnh vực địa chất: Doanh nghiệp cần trang bị phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng, Sở xây dựng công nhận. Vì đây sẽ là bảo chứng chó độ tin cậy, chính xác của các kết quả thí nghiệm địa chất, từ đó các quyết định thi công được đảm bảo tối ưu nhất.
Chứng chỉ năng lực tư vấn lập quy hoạch xây dựng hạng I
Điều kiện:
- Tổ chức tham gia dự án xây dựng cấp 1 cần thực hiện ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoặc 2 đồ án quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt (ít nhất 1 quy hoạch vùng liên huyện/huyện/chung). Ngoài ra, hợp đồng này cần được thực hiện trước tháng 9/2016 hoặc sau khi có chứng chỉ năng lực hạng II.
- Chức danh chủ nhiệm/chủ trì đồ án quy hoạch, chủ trì bộ môn kiến trúc, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I. Điều này đảm bảo rằng chuyên môn, tầm nhìn chiến lược của đội ngũ tư vấn lập quy hoạch xây dựng có thể dẫn dắt một công trình thành công trong tương lai.
Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng hạng I
Điều kiện:
- Đội ngũ thiết kế/thẩm tra của đơn vị đã có kinh nghiệm thiết kế ít nhất 1 công trình xây dựng cấp I hoặc 2 công trình xây dựng cấp II. Các tài liệu này thể hiện rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và có tầm nhìn chiến lược, tổ chức thực hiện được các công trình xây dựng hạng I.
- Chủ nhiệm/chủ trì thiết kế, chủ trì bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I phù hợp với yêu cầu chuyên môn thiết kế/ thẩm định của công trình hạng I.
- Thành viên thiết kế có trình độ phù hợp với loại công trình sẽ thực hiện, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và xử lý các tình huống cần thiết.
Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án hạng I
Điều kiện:
- Doanh nghiệp đã từng quản lý ít nhất 1 dự án xây dựng nhóm A (Quy mô hạng I) hoặc 2 dự án xây dựng nhóm B (Quy mô hạng II) cùng loại. Điều này thể hiện rằng qua thực tế, doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện những dự án có quy mô tương tự và đủ khả năng, tầm nhìn chiến lược để dẫn dắt dự án thành công.
- Cá nhân đảm nhận chức danh Giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án xây dựng hạng I phù hợp với các yêu cầu chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án hạng I. Điều này thể hiện năng lực của các nhà quản lý đáp ứng được yêu cầu của một quản lý dự án xây dựng.
- Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật tham gia vào dự án phải có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại dự án xây dựng hạng I mà doanh nghiệp thực hiện.
Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình hạng I
Điều kiện:
- Doanh nghiệp cần phải có kinh nghiệm đã trực tiếp giám sát thi công 1 công trình xây dựng hạng I hoặc 2 công trình xây dựng hạng II cùng loại. Đây sẽ là căn cứ để các đối tác tin tưởng vào năng lực tổ chức thi công công trình xây dựng hạng I của doanh nghiệp.
- Cá nhân đảm nhận Giám sát trưởng công trình phải có chứng chỉ hành nghề giám sát hạng I dành cho lĩnh vực thi công xây dựng công trình hạng I. Để công tác tổ chức thi công xây dựng công trình hạng I được diễn ra như mong đợi. Người Giám sát trưởng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề để chứng minh năng lực giám sát thi công xây dựng của mình.
- Cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ đại học/cao đẳng nghề liên quan đến lĩnh vực thi công xây dựng công trình. Vì đội ngũ công nhân sẽ là những người trực tiếp thực hiện từng hạng mục thi công. Điều này đòi hỏi tay nghề của họ phải ở mức cơ bản để có thể làm đúng theo yêu cầu bản vẽ hoặc các quy chuẩn kỹ thuật.
- Công nhân kỹ thuật phải có văn bằng/chứng chỉ đào tạo trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình hạng I để thi công đúng quy trình, kỹ thuật. Đảm bảo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề chất lượng, am hiểu về kỹ thuật và an toàn lao động.
3 Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I
Để đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, các doanh nghiệp, chủ dự án cần chuẩn bị kỹ lưỡng những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I: Sử dụng phụ lục V Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
- Quyết định thành lập tổ chức/ Doanh nghiệp (nếu có): Nộp bản chính giấy Quyết định thành lập tổ chức/ doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể nộp Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm (đối với khảo sát xây dựng): Riêng với lĩnh vực khảo sát xây dựng, doanh nghiệp cần nộp hoặc chụp/ scan bản chính Quyết định công nhận phòng thí nghiệm do Bộ Xây dựng, Sở xây dựng cấp.
- Chứng chỉ hành nghề/văn bằng cá nhân: Nộp bản chính Chứng chỉ hành nghề hoặc Văn bằng cá nhân của các cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ chốt trong doanh nghiệp, chứng minh trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý.
- Chứng chỉ năng lực đã được cấp (nếu điều chỉnh hạng): Nếu doanh nghiệp/ tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng thấp hơn và muốn điều chỉnh hạng thì cần nộp chứng chỉ năng lực đã được cấp trước đó.
- Chứng chỉ bồi dưỡng/đào tạo công nhân kỹ thuật (đối với thi công xây dựng).
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu công trình tiêu biểu: Những biên bản nghiệm thu công trình tiêu biểu mà doanh nghiệp đã nghiệm thu thành công: Điều này chứng tỏ uy tín và năng lực thực sự của doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Các bản chụp, bản scan phải chứa đủ và rõ ràng thông tin cần thiết, không được tẩy xóa, chỉnh sửa sai lệch.
4 Quy trình cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I
Các doanh nghiệp, chủ dự án cần thực hiện đúng các thủ tục, hồ sơ và quy trình thực hiện để đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Các chủ dự án, doanh nghiệp muốn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I lần đầu cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ theo quy định tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
- Cách thức:
Theo thông tin của Cổng dịch vụ công Quốc Gia về cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I, có 3 cách thức nộp hồ sơ:
- Nộp online qua mạng: Trường hợp các cá nhân, tổ chức không đến hoặc không gửi trực tiếp bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, chúng ta cũng có thể nộp qua hình thức online. Người đề nghị cấp chứng chỉ scan/ chụp các giấy tờ liên quan theo quy định tại Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng: https://moc.gov.vn/vn. Sau đó, doanh nghiệp, chủ dự án đóng lệ phí là 1.000.000 đồng bằng cách chuyển khoản theo quy định.
- Nộp qua bưu điện: Tổ chức, doanh nghiệp đến bưu cục và gửi đến Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Sau đó đóng lệ phí cấp chứng chỉ là 1.000.000 đồng qua hình thức chuyển khoản theo quy định.
- Nộp trực tiếp: Đối với cách thức nộp trực tiếp, người đề nghệ đến tại khu vực 1 cửa của và đóng lệ phí là 1.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với trường hợp người đề nghị thực hiện thanh toán qua hình thức thanh toán điện tử thì hóa thanh toán thành công cần nộp lại đảm bảo chính xác.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng I, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, Sở Xây dựng sẽ thông báo để bổ sung hoặc điều chỉnh. Sở xây dựng sẽ thông báo chỉ một lần bằng văn bản nên các chủ dự án, doanh nghiệp nên chú ý để kịp thời bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Xem xét và cấp chứng chỉ
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, chủ dự án xây dựng hạng I, trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I đối với trường hợp cấp lần đầu và 10 ngày với trường hợp cấp lại.
5 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I có thời hạn bao lâu?
Hiệu lực của Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I có thời hạn tối đa là 10 năm. Hết thời gian hiệu lực, chủ dự án, doanh nghiệp bắt buộc phải xin cấp lại chứng chỉ để tham gia các công trình quy mô lớn một cách hợp pháp.
Các doanh nghiệp cần theo dõi cẩn thận hiệu lực của chứng chỉ để tránh trường hợp hoạt động thi công vi phạm quy định. Các trường hợp cố tình sử dụng chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I đã hết hạn sẽ bị xử phạt hành chính đến hình sự theo quy định của pháp luật.
6 Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I
Đối với đơn vị muốn được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I lần đầu cần biết mẫu chứng chỉ chuẩn xác nhất được cấp bởi Sở Xây dựng. Dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật mẫu chứng chỉ năng lực hạng I để các chủ đầu tư, doanh nghiệp tham khảo:
Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I
7 Lời kết
Để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I để tham gia vào các dự án xây dựng có quy mô lớn, các chủ dự án, doanh nghiệp xây dựng cần nắm thật rõ các điều kiện, quy trình để xin các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Hy vọng Liên Việt đã cung cấp cho các chủ thầu, chủ dự án, doanh nghiệp xây dựng những thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Góp phần củng cố chất lượng cho các công trình trong tương lai, đảm bảo an toàn cho người lao động và đời sống người dân Việt Nam.