Giảng viên chính là gì? Tiêu chuẩn xét hạng và điều kiện thi giảng viên chính như thế nào? Trong bài viết này, Liên Việt sẽ cung cấp cho bạn tổng hợp thông tin chi tiết về giảng viên chính, giúp bạn hiểu rõ hơn và có kế hoạch để đạt được chức vụ này nhanh chóng!
1 Tiêu chuẩn xét hạng giảng viên chính
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 6 – Thông tư số 40/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương, viên chức tại các cơ sở giáo dục đại học công lập cần đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn sau để trở thành giảng viên chính:
Tiêu chuẩn về đào tạo bồi dưỡng
Để trở thành giảng viên chính, bạn cần đáp ứng 2 tiêu chuẩn về đào tạo và bồi dưỡng:
- Có bằng thạc sĩ trở nên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Bên cạnh tiêu chuẩn về đào tạo bồi dưỡng, viên chức cũng phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
- Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sỹ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
2 Nhiệm vụ của giảng viên chính
Khi đã đáp ứng đủ tiêu chí trở thành giảng viên chính, bạn cần nghiêm túc và có trách nhiệm với những nhiệm vụ quan trọng tại cơ sở giáo dục đại học công lập. Các nhiệm vụ cụ thể của một giảng viên chính bao gồm:
- Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chủ trì, tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;
- Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa hoặc chuyên ngành;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3 Điều kiện thi giảng viên chính
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 05/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, viên chức đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được thi thăng hạng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
4 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên là yêu cầu bắt buộc trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Thực hiện 2 giải pháp về bồi dưỡng để nâng cao trình độ:
Bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, giúp giảng viên nâng cao kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn trong lĩnh vực giảng dạy. Việc bồi dưỡng này bao gồm các khóa học, hội thảo và các chương trình đào tạo chuyên biệt nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ. Đặc biệt, sau khi học bồi dưỡng chứng chỉ giảng viên chính, bạn sẽ dễ dàng trở thành giảng viên chính hơn.
- Phương pháp giảng dạy: Giảng viên cần thường xuyên cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại để áp dụng vào quá trình giảng dạy. Điều này giúp cải thiện chất lượng giảng dạy, tạo sự hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.
Bồi dưỡng về công việc thiết kế, tổ chức bài giảng và các kỹ thuật sư phạm khác
- Về thiết kế bài giảng: Giảng viên cần học cách xây dựng nội dung bài giảng logic, rõ ràng và dễ hiểu. Đồng thời, áp dụng công nghệ và phương pháp hiện đại cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng bài giảng.
- Về tổ chức bài giảng: Điều này yêu cầu giảng viên phải thực sự linh động và đa dạng các phương pháp giảng dạy, cũng như khuyến khích sự tham gia và tương tác của sinh viên. Giảng viên cần chú ý quản lý thời gian và sử dụng các kỹ thuật sư phạm để cải thiện quá trình giảng dạy.
5 Chương trình bồi dưỡng chứng chỉ giảng viên chính
Theo Thông tư 1079/QĐ-BGDĐT, chương trình bồi dưỡng chứng chỉ giảng viên chính bao gồm 11 chuyên đề với tổng thời gian 240 tiết, chia làm 3 phần như sau:
Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước (48 tiết)
- Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và giáo dục đại học Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy đại học.
- Quản lý nhà nước về giáo dục đại học và quản trị cơ sở giáo dục đại học.
- Ôn tập và kiểm tra phần I.
Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học (164 tiết)
- Phát triển đội ngũ giảng viên và kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp.
- Đào tạo và phát triển chương trình đào tạo đại học.
- Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong cơ sở giáo dục đại học.
- Chuyển đổi số trong giáo dục đại học và phát triển mô hình giáo dục đại học mở.
- Kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo.
- Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp.
- Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục đại học.
- Ôn tập và kiểm tra phần II.
Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch
- Tìm hiểu thực tế.
- Hướng dẫn viết thu hoạch.
- Viết thu hoạch.
- Khai giảng và bế giảng.
6 Tuyển sinh lớp bồi dưỡng giảng viên chính
Trung tâm liên Việt là đơn vị liên kết với các trường đủ điều kiện cấp phép theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm liên tục tuyển sinh các khóa học chứng chỉ giảng viên chính. Chi tiết như sau:
1.Đối tượng học chứng chỉ giảng viên chính: Mọi đối tượng là giảng viên, giảng viên chính tại các trường Đại học công lập
2.Thời gian học:
- Lịch học linh động vào các ngày cuối tuần
- Thời gian đào tạo ngắn hạn, tối thiểu 2,5 tháng/ khóa
3.Hình thức học: Học online thông qua phần mềm Zoom hoặc Google Meet.
4.Lệ phí thi: Chỉ từ 2.5 triệu/ khóa ( Đã bao gồm lệ phí thi và tài liệu, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào)
5.Hồ sơ đăng ký:
- 01 phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của trường.
- 01 bằng đại học và phiếu điểm photo công chứng.
- 01 chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân photo công chứng.
- 04 ảnh 3×4 chụp không quá 6 tháng
- 01 quyết định trúng tuyển công chức
- 01 quyết định thăng hạng, nâng bậc.
Với những thông tin mà Liên Việt đã chia sẻ về “Giảng viên chính là gì”, hy vọng bạn đã tìm thấy câu trả lời cho mình. Nếu còn băn khoăn về nghiệp vụ sư phạm, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Liên Việt để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn thành công!