Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS nên áp dụng

Đinh Nhung Liên Việt by Đinh Nhung Liên Việt
04/07/2025
in Giáo dục
0

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS ngày càng được chú trọng với nền giáo dục có nhiều đổi mới như hiện nay để phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tư duy của học sinh. Phương pháp càng hiệu quả hơn để giúp học sinh hiểu sâu kiến thức mà còn khơi dậy niềm hứng thú và yêu thích môn học. Liên Việt sẽ giới thiệu đến bạn lợi ích, một số phương pháp dạy học tích cực tiêu biểu trong môn Toán THCS cùng cách thức triển khai hiệu quả ngay dưới đây.

  • Tổng quan về phương pháp dạy học tích cực môn Toán
  • Các phương pháp dạy học tích cực phổ biến trong môn Toán THCS
    • Phương pháp trực quan – minh họa bằng hình ảnh và mô hình
    • Phương pháp gợi mở – vấn đáp để kích thích tư duy
    • Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh tự khám phá kiến thức
    • Phương pháp luyện tập thực hành để củng cố kỹ năng toán học
    • Phương pháp học theo nhóm để tăng cường sự hợp tác
    • Phương pháp học thông qua trò chơi để tạo hứng thú học tập
    • Phương pháp sử dụng công nghệ hỗ trợ giảng dạy toán học
  • Cách áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào môn Toán THCS
    • Xây dựng môi trường học tập khuyến khích sáng tạo
    • Sử dụng công nghệ hỗ trợ giảng dạy (phần mềm toán học, bảng tương tác, ứng dụng học tập trực tuyến)
    • Đánh giá học sinh theo quá trình thay vì kết quả cuối cùng
  • Ví dụ thực tế về phương pháp dạy học tích cực môn Toán THCS

Tổng quan về phương pháp dạy học tích cực môn Toán

Môn Toán xưa nay luôn có tính trừu tượng, logic và khái quát cao, đòi hỏi học sinh phải tư duy và hệ thống kiến thức để giải quyết vấn đề khoa học. Phương pháp dạy học tích cực (Active Learning) sẽ chú trọng chuyển từ việc thu nhận thụ động sang tham gia chủ động.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS tập trung vào việc biến học sinh từ đối tượng thụ động thành chủ thể tích cực trong quá trình học. Thay vì nghe giảng, học sinh sẽ trải nghiệm, khám phá, vận dụng kiến thức thông qua việc khám phá, hợp tác, mô hình hóa, sử dụng công cụ,… Nhờ vậy, học sinh phát triển đồng thời nhiều năng lực như tư duy logic, lập luận có căn cứ, khả năng mô hình hóa, kỹ năng giải quyết vấn đề,… để chủ động, sáng tạo và tự tin hơn trong khi học Toán.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS giúp học sinh thu nhận kiến thức chủ động thay vì thụ động 
Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS giúp học sinh thu nhận kiến thức chủ động thay vì thụ động

Lợi ích thiết thực khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS là:

  • Tăng hứng thú và động lực học tập: Việc học môn Toán với học sinh sẽ vui vẻ, tương tác tốt hơn qua các hoạt động, trò chơi tư duy, giúp học sinh cảm thấy Toán học không còn khô khan.
  • Phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Nhờ phải tự tìm cách, so sánh, phân tích, học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy bậc cao, ứng dụng Toán vào tình huống thực tiễn.
  • Hiểu sâu và ghi nhớ lâu dài: Sự kết hợp giữa lý thuyết và trải nghiệm giúp ghi nhớ bài lâu hơn, hiểu bản chất, không “học vẹt”.
  • Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp xã hội: Khi hợp tác cùng nhau để làm việc nhóm, thuyết trình,… giúp học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tự tin phát biểu trước đám đông.
  • Giảm lo âu, tăng tự tin: Hoạt động chủ động giúp học sinh tập trung hơn, cải thiện tự tin, đặc biệt với các em yếu Toán nhờ hiệu quả ngay tức thì và không khí tích cực.
  • Công bằng và linh hoạt cho mọi học sinh: Các hình thức học đa dạng – hình ảnh, lời nói, thực hành – phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, hỗ trợ tốt cho học sinh có phong cách học khác nhau.
Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, rèn luyện nhiều kỹ năng học tập
Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, rèn luyện nhiều kỹ năng học tập

>> Xem thêm: 

  • Cách làm gia sư cho sinh viên năm nhất từ A-Z
  • Cách ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy

Các phương pháp dạy học tích cực phổ biến trong môn Toán THCS

Để phát huy hiệu quả của việc dạy học môn Toán theo hướng tích cực, giáo viên cần vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp phù hợp với đặc điểm nội dung và đối tượng học sinh. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng trong việc phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng và tạo động lực học tập. Dưới đây là các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS phổ biến, thiết thực, được áp dụng hiệu quả:

Phương pháp trực quan – minh họa bằng hình ảnh và mô hình

Giáo viên sẽ sử dụng hình vẽ, mô hình 3D hoặc dụng cụ trực quan giúp học sinh cảm nhận tốt hơn những khái niệm trừu tượng như hình học, hình học không gian, toán thực tế. 

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS sẽ sử dụng hình vẽ, mô hình hoặc dụng cụ trực quan để  học sinh tiếp thu tốt hơn
Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS sẽ sử dụng hình vẽ, mô hình hoặc dụng cụ trực quan để  học sinh tiếp thu tốt hơn

Phương pháp gợi mở – vấn đáp để kích thích tư duy

Giáo viên cần chủ động đặt câu hỏi từ đơn giản đến nâng cao, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, phản biện và tự đi đến kết luận. Việc này không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng lập luận, phân tích và tự tin trình bày ý kiến.

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh tự khám phá kiến thức

Giáo viên tạo ra tình huống thực tế gắn với nội dung bài học, yêu cầu học sinh xác định vấn đề và tìm hướng giải quyết chủ động. Phương pháp này phát triển tư duy sáng tạo, khả năng mô hình hóa và ứng dụng toán học vào thực tế cho học sinh.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS giúp học sinh tự khám phá kiến thức để ghi nhớ tốt hơn
Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS giúp học sinh tự khám phá kiến thức để ghi nhớ tốt hơn

Phương pháp luyện tập thực hành để củng cố kỹ năng toán học

Giáo viên cần đưa ra các hoạt động giải quyết bài tập cá nhân hoặc làm bài tập nhóm. Tần suất luyện tập nhiều sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu dài và nâng cao phản xạ giải toán trong thời gian ngắn.

Phương pháp học theo nhóm để tăng cường sự hợp tác

Giáo viên nên chia nhỏ sĩ số học sinh của lớp thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận, trao đổi ý kiến, hỗ trợ lẫn nhau. Phương pháp này giúp mọi thành viên nhóm học hỏi và tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức . Học sinh chia nhóm nhỏ để thảo luận, trao đổi ý kiến, hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, học hỏi và tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS sẽ giúp học sinh rèn luyện nhiều kỹ năng, đặc biệt kỹ năng làm việc nhóm
Các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS sẽ giúp học sinh rèn luyện nhiều kỹ năng, đặc biệt kỹ năng làm việc nhóm

Phương pháp học thông qua trò chơi để tạo hứng thú học tập

Khi kết hợp các trò chơi toán học hoặc hoạt động tương tác, khiến học sinh học mà chơi – chơi mà học. Điều này làm giảm căng thẳng, tăng sự tham gia và ghi nhớ kiến thức tự nhiên hơn.

Phương pháp sử dụng công nghệ hỗ trợ giảng dạy toán học

Giáo viên nên thiết kế bài giảng qua PowerPoint, video, ứng dụng các nền tảng trực tuyến, phần mềm Toán học để minh họa, mô phỏng mô hình toán học và tổ chức kiểm tra tương tác với học sinh. Việc này làm bài giảng sinh động, tăng mức độ tương tác và hỗ trợ học sinh tự học hiệu quả.

Có nhiều phần mềm, nền tảng hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng cho môn toán THCS thêm sinh động, có sự tương tác hơn
Có nhiều phần mềm, nền tảng hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng cho môn toán THCS thêm sinh động, có sự tương tác hơn

Cách áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào môn Toán THCS

Để thực sự phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần thiết kế một lộ trình khoa học, bắt đầu từ tạo dựng môi trường phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại, đến việc đánh giá học sinh theo quá trình. Dưới đây là ba bước then chốt giúp triển khai hiệu quả trong lớp học Toán THCS:

Xây dựng môi trường học tập khuyến khích sáng tạo

Một môi trường học tập tích cực không thể bị giới hạn trong không gian lớp học. Giáo viên cần tạo được môi trường học với bầu không khí cởi mở, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng cá nhân, giúp học sinh không e ngại sai lầm khi muốn đưa ra ý kiến.

Giáo viên Toán THCS có thể:

  • Sắp xếp lớp học, chia nhóm, sắp xếp bàn học theo vòng tròn,… để học sinh dễ thảo luận.
  • Sử dụng “góc ý tưởng” để học sinh viết ra các cách giải khác nhau hoặc đặt câu hỏi chưa được giải đáp.
  • Thiết lập các “quy tắc lớp học tích cực” như: sai không sao, điều quan trọng là dám thử để giúp học sinh tự tin hơn khi tham gia xây dựng bài.
  • Tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi,… để khuyến khích học sinh sáng tạo trong tư duy.
Để ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, đầu tiên giáo viên cần xây dựng môi trường học tập khuyến khích sáng tạo
Để ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, đầu tiên giáo viên cần xây dựng môi trường học tập khuyến khích sáng tạo

Sử dụng công nghệ hỗ trợ giảng dạy (phần mềm toán học, bảng tương tác, ứng dụng học tập trực tuyến)

Công nghệ sẽ là công cụ đắc lực giúp những nội dung Toán khô khan thành trải nghiệm trực quan và sống động. Điều này giúp học sinh hiểu bản chất của kiến thức để ghi nhớ và vận dụng khi làm bài tập hiệu quả hơn. 

Giáo viên có thể sử thêm thêm các phần mềm để hỗ trợ dựng hình, vẽ đồ thị hàm số, mô phỏng biến đổi hình học, phần mềm để trực quan hóa hàm số, nghiệm của phương trình. Ngoài ra, giáo viên có thể dùng đến các phần mềm như Kahoot, Quizi các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, ClassPoint,… để tạo câu hỏi trắc nghiệm, thiết kế hoạt động trong bài giảng.

Đánh giá học sinh theo quá trình thay vì kết quả cuối cùng

Đánh giá là một phần không thể thiếu trong phương pháp dạy học tích cực. Thay vì chỉ chú trọng điểm số cuối kỳ, giáo viên cần quan tâm đến cách học sinh tiếp cận, xử lý và cải thiện kiến thức theo thời gian. 

Giáo viên cần quan sát liên tục qua hoạt động nhóm, phần trình bày miệng, bài làm trên lớp,.. để đánh giá khả năng hiểu nội dung, nêu được ý kiến, hợp tác nhóm tốt… của từng học sinh. Ngoài ra, hãy tổ chức hoạt động để học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo bài bạn khác để hình thành tư duy phản biện và làm chủ tiến độ học tập.

Để áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, giáo viên cần đánh giá đúng khả năng, cách vận dụng kiến thức của học sinh
Để áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, giáo viên cần đánh giá đúng khả năng, cách vận dụng kiến thức của học sinh

>> Xem thêm: 

  • Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm online 2025

Ví dụ thực tế về phương pháp dạy học tích cực môn Toán THCS

Khi muốn xây dựng bài giảng cho tiết học “Giải bài toán thực tế về hàm số bậc nhất” (Toán lớp 9), giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS theo các bước như sau:

  • Mục tiêu: Học sinh hiểu và vận dụng hàm số bậc nhất để giải bài toán thực tế liên quan đến chi phí – lợi nhuận, đồng thời phát triển kỹ năng mô hình hóa và làm việc nhóm.
  • Các bước xây dựng bài giảng:
  • Bước 1: Xây dựng môi trường học tập khuyến khích sáng tạo

Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh, mỗi nhóm gồm 8 – 12 học sinh, được phân vai: người phát ngôn, người ghi chép, người tính toán, người phản biện,…  Sau đó yêu cầu các nhóm tìm đề bài và ý tưởng giải bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc bảng phân tích bài toán sau:

 “Một nhà máy sản xuất áo sơ mi. Chi phí cố định là 2 triệu đồng, chi phí sản xuất mỗi chiếc áo là 50.000 đồng. Giá bán mỗi áo là 80.000 đồng. Viết công thức tính lợi nhuận theo số áo bán ra và xác định điểm hòa vốn.”

Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, giáo viên nên chia nhóm để học sinh hợp tác, làm việc nhóm
Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, giáo viên nên chia nhóm để học sinh hợp tác, làm việc nhóm
  • Bước 2: Sử dụng công nghệ hỗ trợ giảng dạy

Giáo viên sử dụng phần mềm như GeoGebra hoặc Desmos để vẽ đồ thị hai hàm số: Chi phí và Doanh thu giúp học sinh quan sát trực quan giao điểm của hai đường thẳng – chính là điểm hòa vốn. Sau khi nhận phản hồi trực tiếp từ học sinh, giáo viên có thể sử dụng Google Slides để trình bày kết quả.

  • Bước 3: Đánh giá học sinh theo quá trình thay vì kết quả cuối cùng

Giáo viên không chỉ chấm đáp án đúng mà còn theo dõi quá trình lập công thức, lý luận, sử dụng công cụ và trình bày ý tưởng. Mỗi nhóm viết một bản tóm tắt quá trình giải bài, ghi rõ mình đã làm như thế nào, gặp khó khăn gì, đã vượt qua bằng cách nào. 

Giáo viên cũng yêu cầu các nhóm chấm chéo sản phẩm nhau, sử dụng bảng tiêu chí (hiểu đề, mô hình đúng, trình bày rõ, sáng tạo, sử dụng công nghệ tốt…). Cuối tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh viết nhật ký học tập cho biết đã học được gì, phần nào em chưa nắm chắc, cần cải thiện điều gì cho các tiết học sau,…

Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, giáo viên cần biết đánh giá từng học sinh để cải thiện cách dạy
Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS, giáo viên cần biết đánh giá từng học sinh để cải thiện cách dạy

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực tư duy và giải quyết vấn đề cho học sinh. Qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực môn toán THCS nếu trên sẽ giúp giáo viên tạo ra môi trường học tập sinh động, gần gũi và hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt, giáo viên vẫn cần trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đổi mới tư duy, lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung và đặc điểm học sinh. Nếu bạn cần cải thiện/bồi dưỡng nghiệp vụ để ôn thi công chức, viên chức… thì hãy liên hệ với Liên Việt để được tư vấn khóa học phù hợp.

Đánh giá bài viết post
Previous Post

Tiên học lễ hậu học văn của ai? Hiểu đúng ý nghĩa câu tục ngữ

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Thị Nhung sinh ngày 3/11/1998 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Là một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê với Ngành giáo dục. Chị theo học Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2016. Đến 2020, chị tốt nghiệp loại giỏi ngành Phát luật kinh tế của trường. Sau khi tốt nghiệp, chị hiện công tác tại Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt với vai trò là giảng viên và chuyên viên tư vấn các loại chứng chỉ giáo dục.

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

Hà Nội

  • Chi nhánh Tây Sơn: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0962.780.856
  • Chi nhánh Cầu Giấy: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0966.537.150

Hồ Chí Minh

  • Tầng 2 Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Hotline: 0819.163.111
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Đà Nẵng

  • 72 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Facebook-messenger
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng