Chuyển đổi từ phương pháp dạy học truyền thống sang các phương pháp dạy học tích cực hiện là xu hướng với mọi bậc học. Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học giúp xây dựng nền tảng đầu tiên cho học sinh về tư duy, kỹ năng và thái độ học tập. Hãy tham khảo nội dung được Liên Việt chia sẻ dưới đây để nắm rõ vai trò, các áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học hiệu quả qua nội dung dưới đây.
Vai trò của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục tiểu học
Phương pháp dạy học tích cực là cách tiếp cận giáo dục mới nhằm biến học sinh từ người tiếp nhận thụ động thành người chủ động khám phá và xây dựng kiến thức. Thay vì chỉ nghe giảng, học sinh sẽ tham gia vào các hoạt động như thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, dự án thực hành,…

Các phương pháp này sẽ khuyến khích tư duy phản biện, sáng tạo, gắn kết giữa kiến thức với thực tiễn để học sinh ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức hơn. Vai trò của các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học như sau:
- Tăng khả năng ghi nhớ và hiểu sâu: Học sinh tham gia trải nghiệm thực tế giúp chủ động tiếp thu và hiểu bài sâu hơn.
- Phát triển kỹ năng mềm và xã hội: Rèn luyện giao tiếp, hợp tác, và tự tin qua làm việc nhóm, tranh luận.
- Kích thích tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Nâng cao khả năng phân tích, sáng tạo khi đối mặt với thử thách.
- Tạo hứng thú và trách nhiệm học tập: Thúc đẩy động lực học tập từ bên trong khi học sinh được tham gia, lựa chọn và chịu trách nhiệm.
- Giảm khoảng cách học thuật và thúc đẩy công bằng: Phương pháp phù hợp mọi đối tượng, hỗ trợ học sinh yếu kém và nâng cao học sinh năng lực, giảm sự chênh lệch.

>> Xem thêm:
Các phương pháp dạy học tích cực phổ biến ở tiểu học
Phương pháp dạy học tích cực luôn đặt học sinh làm trung tâm, giúp các em tham gia thật sự vào quá trình học qua trải nghiệm, thảo luận, khám phá và phản biện. Bậc tiểu học là giai đoạn “chìa khóa” hình thành tư duy nền tảng, khi áp dụng linh hoạt các phương pháp này sẽ nâng cao hiệu quả nhận thức, phát triển toàn diện kỹ năng sống và năng lực cá nhân của học sinh. Dưới đây là 8 phương pháp dạy học tích cực phổ biến ở tiểu học phổ biến nhất:
Phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án giúp học sinh phát triển tư duy hệ thống, kỹ năng tổ chức và trách nhiệm cá nhân thông qua việc tham gia thực hiện một “dự án” liên tục trong nhiều buổi học. Quy trình thực hiện như sau:
- Xác định đề tài và mục tiêu rõ ràng. Ví dụ: Dự án “Chu trình nước”, mục tiêu giúp học sinh hiểu các trạng thái của nước và vai trò của nước trong tự nhiên.
- Lên kế hoạch thảo luận theo nhóm: Học sinh cùng thầy cô phân chia nhiệm vụ: ai sẽ tìm tài liệu, ai ghi chép, ai thuyết trình,…
- Thực hiện dự án: Các em tiến hành quan sát mô hình mini “Chu trình nước” trong lọ nhựa, ghi nhật ký quá trình bốc hơi và ngưng tụ, vẽ sơ đồ tư duy,…
- Báo cáo và chia sẻ: Các nhóm được phân công sẽ lần lượt lên thuyết trình bằng poster, tranh vẽ, kịch ngắn hoặc bài thu âm.
- Đánh giá và rút kinh nghiệm: Giáo viên góp ý, các nhóm học sinh tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau sau khi đã trình bày hết dự án theo tiêu chí rõ ràng được giáo viên đề ra.

Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp này khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (3 – 10 học sinh) để giải quyết các nhiệm vụ của giáo viên đưa ra. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng xã hội (giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,…) và phát triển tư duy đa chiều.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu cả lớp trình bày về hệ mặt trời. Các bước thực hiện phương pháp dạy học này như sau:
- Phân nhóm hợp tác: Mỗi nhóm gồm 4–5 học sinh với vai trò phân công rõ ràng như người ghi chép, người trình bày, người tổng hợp.
- Chuẩn hóa nội dung bài tập nhóm: Yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày về 1 hành tinh.
- Quà tặng khuyến khích: Trả lời hoặc vẽ đúng, nhóm sẽ nhận được sticker hoặc điểm cộng lớp.
- Phản hồi cuối buổi: Giáo viên tóm tắt lại kết quả, nhận xét và học sinh chia sẻ cảm nhận về cách làm nhóm.

Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp này rèn luyện khả năng tư duy phản biện và kỹ năng xử lý tình huống cụ thể ngay từ nhỏ, bằng cách học sinh tự phát hiện, đề xuất và thực nghiệm giải pháp. Các bước thực hiện phương pháp này dạy học này cụ thể là:
- Phát hiện vấn đề: Ví dụ: “Cây bút chì luôn rơi khỏi bàn học” – học sinh phân tích nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp: Các nhóm đề xuất: làm đế chống trượt, đặt hộp đựng trên bàn…
- Thực nghiệm và so sánh: Các em làm mô hình đơn giản, kiểm tra tính hiệu quả, chỉnh sửa và chọn giải pháp khả thi nhất.
- Kết luận: Mỗi nhóm thuyết trình, sau đó giáo viên liên hệ bài học đến vấn đề lớn hơn như tổ chức lớp học gọn gàng.

Phương pháp thảo luận nhanh
Đây là một hình thức dạy học đơn giản, nhanh nhạy giúp học sinh phát triển phản xạ tư duy, diễn đạt ngắn gọn và học cách tôn trọng khẩu ngữ của nhau. Hoạt động phù hợp để sử dụng phương pháp thảo luận nhanh là hỏi đáp nhanh trước và sau tiết học. Dưới đây là hoạt động mẫu áp dụng phương pháp dạy học này:
- Giáo viên đưa ra câu hỏi mở: “Bạn đã giúp ai hôm nay chưa?”.
- Mọi học sinh đều được nói, mỗi em không quá 2 câu.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, đưa ra ví dụ tích cực liên quan đến bài học.

Phương pháp dạy học khám phá
Phương pháp dạy học khám phá tập trung vào việc khơi dậy sự tò mò, khả năng tự tìm hiểu của học sinh thông qua quá trình khám phá kiến thức thay vì tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Ở bậc tiểu học, đây là cách tiếp cận phù hợp với tâm lý ham học hỏi tự nhiên của trẻ, giúp các em chủ động xây dựng tri thức từ trải nghiệm và quan sát thực tế.
Ví dụ: Trong tiết Khoa học lớp 4 với chủ đề “Sự phát triển của cây”, thay vì giảng giải về điều kiện cây phát triển, giáo viên hãy yêu cầu học sinh gieo hạt trong các môi trường khác nhau và theo dõi kết quả trong một tuần. Vào tiết học của tuần sau, hãy hỏi kết luận của học sinh về yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây (nước, ánh sáng,…) thông qua quan sát thực nghiệm trước đó.

Phương pháp hỏi đáp trong giáo dục
Hỏi đáp không chỉ để kiểm tra kiến thức, mà còn giúp học sinh hình thành tư duy phản biện và diễn đạt ý kiến. Khi giáo viên đặt ra câu hỏi mở như: “Nếu em là nhân vật trong truyện, em sẽ làm gì khác?”, học sinh buộc phải suy nghĩ sâu hơn, không trả lời máy móc. Giáo viên

áp dụng cách hỏi đúng sẽ giúp lớp học trở nên đối thoại, chủ động và sinh động.
Ví dụ: Trong tiết học môn Đạo đức, thay vì hỏi “Em cần làm gì khi thấy bạn bị bắt nạt?”, giáo viên có thể hỏi: “Nếu em là người chứng kiến, em có thể làm gì để bạn cảm thấy an toàn hơn?”. Câu hỏi này gợi mở nhiều góc nhìn và giải pháp khác nhau yêu cầu học sinh giải quyết.
Phương pháp đánh giá giữa thầy và trò
Đánh giá lẫn nhau không chỉ là nhận xét đúng – sai, mà là cơ hội để học sinh tự nhìn lại và cải thiện bản thân. Sau mỗi hoạt động, học sinh được khuyến khích tự đánh giá hoặc góp ý cho bạn theo tiêu chí rõ ràng. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và phản hồi tích cực. Qua đó, các em học được kỹ năng phản hồi, tự điều chỉnh, và cảm thấy được lắng nghe.

Ví dụ: Sau khi hoàn thành bài thuyết trình nhóm, mỗi học sinh sẽ tự chấm điểm mình và các bạn dựa trên tiêu chí: chuẩn bị nội dung, trình bày rõ ràng, hợp tác trong nhóm… Sau đó, giáo viên tổng hợp và đưa ra nhận xét cuối cùng, giúp các em hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình và rèn luyện kỹ năng biện luận, đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp này đưa học sinh vào tình huống thực tế để phân tích và tìm giải pháp. Từ đó giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi học bài “Tiết kiệm nước”, giáo viên đưa ra tình huống giả định: “Gia đình em thường để vòi nước chảy khi rửa rau. Em sẽ làm gì để thay đổi điều này?” Từ đó, học sinh thảo luận, đưa ra giải pháp phù hợp, giúp các em gắn kết kiến thức với thực tiễn cuộc sống.

>> Xem thêm:
Kinh nghiệm triển khai dạy học tích cực ở tiểu học
Việc chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học không chỉ là thay đổi hình thức giảng dạy mà là cả triết lý giáo dục. Trong khi phương pháp truyền thống thường chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức một chiều từ thầy cô sang học sinh, thì dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, thúc đẩy sự tham gia chủ động, sáng tạo và phản hồi liên tục.
- Tăng khả năng ghi nhớ và hiểu sâu: Học sinh tham gia trải nghiệm thực tế giúp chủ động tiếp thu và hiểu bài sâu hơn.
- Phát triển kỹ năng mềm và xã hội: Rèn luyện giao tiếp, hợp tác, và tự tin qua làm việc nhóm, tranh luận.
- Kích thích tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Nâng cao khả năng phân tích, sáng tạo khi đối mặt với thử thách.
- Tạo hứng thú và trách nhiệm học tập: Thúc đẩy động lực học tập từ bên trong khi học sinh được tham gia, lựa chọn và chịu trách nhiệm.
- Giảm khoảng cách học thuật và thúc đẩy công bằng: Phương pháp phù hợp mọi đối tượng, hỗ trợ học sinh yếu kém và nâng cao học sinh năng lực, giảm sự chênh lệch.

Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học không đơn thuần là thay đổi cách giảng dạy, mà là quá trình chuyển đổi tư duy giáo dục – lấy người học làm trung tâm. Do đó, giáo viên cần tạo mọi điều kiện để các em khám phá, trải nghiệm và phát triển các kỹ năng, tiềm năng. Hy vọng những kinh nghiệm được nêu ở trên giúp bạn cải thiện chất lượng giảng dạy, phù hợp với mỗi cá nhân học sinh. Ngoài ra, nếu bạn muốn bồi dưỡng nghiệp vụ, hiểu hơn về cách áp dụng, thực hiện các phương pháp giảng dạy mới hiệu quả hơn thì hãy liên hệ với Liên Việt chúng tôi để được tư vấn chi tiết.