Từ năm 2025, cách xếp loại học lực trong chương trình giáo dục mới có nhiều thay đổi nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh. Hiểu rõ những quy định này sẽ giúp giáo viên và học sinh xây dựng lộ trình học tập phù hợp, đạt hiệu quả cao. Sau đây là chi tiết cách xếp loại học lực chương trình mới, mời cùng Liên Việt tìm hiểu!
1 Những quy định về cách đánh giá, xếp loại học lực học sinh hiện nay
Hiện nay, việc đánh giá và xếp loại học lực học sinh được thực hiện theo các thông tư:
- Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT áp dụng cho học sinh bậc tiểu học.
- Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, áp dụng cho học sinh cả cấp Trung học Cơ sở (THCS) và Trung học Phổ thông (THPT).
- Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trình độ đại học áp dụng cho sinh viên.
Các thông tư quy định rõ ràng về các hình thức đánh giá, tiêu chí xếp loại học tập nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và hiệu quả trong giáo dục. Trong đó, cách xếp loại học lực chương trình mới năm học 2025 chính thức được áp dụng cho tất cả khối lớp bậc THCS và THPT, kéo theo nhiều đối mới trong đánh giá năng lực học sinh ở bậc đào tạo này.

Hình thức đánh giá để xếp loại của học sinh
Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, việc đánh giá học sinh bao gồm hai hình thức chính:
Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên sử dụng nhận xét bằng lời nói hoặc viết để đánh giá sự tiến bộ, ưu điểm và hạn chế của học sinh trong quá trình học tập.
- Kết quả được phân loại thành “Đạt” hoặc “Chưa đạt”.
- Áp dụng cho các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc và Mĩ thuật.
Đánh giá bằng điểm số
- Giáo viên sử dụng điểm số để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Được thể hiện trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ thông qua hình thức kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện và học tập của học sinh, đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học.
- .Áp dụng cho tất cả các môn học còn lại (ngoại trừ các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc và Mĩ thuật). Sử dụng thang điểm từ 0 đến 10, điểm trung bình môn học được tính để xếp loại học lực của học sinh.
Lưu ý: Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số, cần kết hợp hình thức đánh giá bằng nhận xét để đảm bảo đánh giá toàn diện, khách quan, giúp học sinh hiểu rõ mức độ tiến bộ, từ đó có hướng điều chỉnh và phát triển tốt hơn (căn cứ khoản b Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT).

Trên đây là hai hình thức đánh giá học lực được áp dụng cho học sinh bậc THCS và THPT theo quy định tại Thông tư 22. Đồng thời, đây cũng là hai hình thức đánh giá học tập được áp dụng phổ biến ở mọi cấp học. Việc lựa chọn hình thức đánh giá cụ thể sẽ phù thuộc môn học, cấp học cụ thể.
Kết quả môn học và các môn học để xếp loại năng lực học sinh
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo môn học được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, tóm tắt như sau:
Đối với môn học đánh giá bằng hình thức nhận xét
Trong một học kỳ, kết quả học tập đối với một môn học của học sinh được đánh giá theo hai mức: “Đạt” hoặc “Chưa đạt”:
- Đạt: Hoàn thành đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định môn học và tất cả các bài kiểm tra đạt đánh giá mức “Đạt”.
- Chưa đạt: Các trường hợp còn lại (chưa hoàn thành đủ số lần kiểm tra, có bài kiểm tra chưa đạt”.
Trong cả năm học, kết quả học tập được đánh giá dựa trên kết quả học tập ở học kỳ II của môn học:
- Đạt: Kết quả môn học ở học kỳ II được đánh giá mức “Đạt”.
- Chưa đạt: Kết quả môn học ở học kỳ II được đánh giá mức “Chưa đạt”.

Đối với môn học đánh giá bằng hình thức cho điểm kết hợp nhận xét
Điểm trung bình môn một học kỳ (ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính theo công thức sau:
ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck) : (Số ĐĐGtx+ 5)
Trong đó:
- ĐTBmhk: Điểm trung bình môn học trong học kỳ.
- TĐĐGtx: Tổng điểm các bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
- ĐĐGgk: Điểm bài đánh giá giữa kỳ.
- ĐĐGck: Điểm bài đánh giá cuối kỳ.
Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) được tính theo công thức sau:
ĐTBmcn = (ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII) : 3
Trong đó:
- ĐTBmcn: Điểm trung bình môn cả năm.
- ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn ở học kỳ I.
- ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn ở học kỳ II.

2 Thông tin mới về cách xếp loại học lực các cấp
Năm học 2024 – 2025 là giai đoạn mà cách xếp loại học lực chương trình mới được áp dụng trên tất cả các cấp học và khối lớp học (theo quy định về lộ trình đánh giá học sinh các cấp theo theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với cấp học THCS, THPT và Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đối với cấp tiểu học).
Sau đây là chi tiết cách xếp loại học lực cấp 1, 2, 3 và bậc đại học theo quy định hiện hành:
Cách xếp loại học lực cấp 1
Theo Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, giáo viên đánh giá học sinh dựa trên quá trình đánh giá thường xuyên, yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục. Mức đánh giá gồm bốn cấp độ: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành.
Mức đánh giá | Điều kiện |
Hoàn thành xuất sắc |
|
Hoàn thành tốt |
|
Hoàn thành |
|
Chưa hoàn thành |
|
Bảng xếp loại học lực học sinh Tiểu học theo quy định mới năm học 2025
Cách xếp loại học lực cấp 2 và cấp 3
Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh bậc THCS, THPT được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể, kết quả học tập của học sinh được đánh giá theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.
Mức đánh giá | Điều kiện |
Tốt |
|
Khá |
|
Đạt |
|
Chưa đạt |
|
Bảng tổng hợp 4 hình thức xếp loại học tập áp dụng cho môn học tính điểm số
Lưu ý: Cách tính điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk), điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) và xếp loại đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (Đạt hay Chưa đạt) được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư.

Cách xếp loại học lực đại học
Căn cứ các Điều 9, 10 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trình độ đại học áp dụng cho sinh viên, đánh xếp loại học lực đại học như sau:
Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua ít nhất 2 điểm thành phần (học phần ít hơn 02 tín chỉ thì có thể chỉ 1 điểm đánh giá). Các điểm học phần được đánh giá trên thang điểm 10. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân trọng số tương ứng (làm tròn tới 1 chữ số thập phân) và được xếp loại thành điểm chữ:
Điểm số (thang điểm 10) | Điểm chữ | Điểm quy đổi |
8,5 – 10,0 | A | 4 |
7,0 – 8,4 | B | 3 |
5,5 – 6,9 | C | 2 |
4,0 – 5,4 | D | 1 |
Dưới 4 | F | 0 |
Bảng điểm chữ số và chữ viết quy đổi trong đánh giá học phần hệ đại học
Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy, xếp loại cụ thể như sau:
Xếp loại | Trung bình tích lũy (GPA) |
Xuất sắc | 3,6 đến 4,0 |
Giỏi | 3.2 đến dưới 3.6 |
Khá | 2.5 đến dưới 3.2 |
Trung bình | 2.0 đến dưới 2.5 |
Yếu/kém | Dưới 2.0 |
Bảng xếp loại học lực đại học theo quy định hiện hành
Lưu ý:
- Sinh viên có học phần đạt điểm F (dưới 4.0) phải học lại hoặc thi lại để cải thiện.
- Nếu điểm trung bình chung tích lũy (GPA) dưới 2.0, sinh viên có thể bị cảnh báo học vụ, đình chỉ học hoặc buộc thôi học theo quy định.
- Sinh viên cần tích lũy đủ số tín chỉ theo chương trình đào tạo để được xét tốt nghiệp.

Nắm rõ cách xếp loại học lực học sinh sẽ giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh theo dõi tiến trình học tập, điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Mong rằng những thông tin do Liên Việt cung cấp sẽ giúp quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh hiểu hơn về các quy định này!