Để được vào làm ở vị trí kế toán doanh nghiệp, trở thành kế toán trưởng hoặc tự kinh doanh dịch vụ kế toán. Một trong những yếu tố then chốt bạn cần có chính là chứng chỉ ngành kế toán viên.
Tuy nhiên, có rất ít người biết thực sự chứng chỉ ngành kế toán viên là gì? Điều kiện cần và đủ để dự thi chứng chỉ này. Vì thế, trong bài viết ngắn dưới đây Liên Việt Education sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Những thông tin quan trọng liên quan đến loại chứng chỉ này. Cùng theo dõi và tham khảo bạn nhé.
1 Chứng chỉ ngành kế toán viên là gì?
Chứng chỉ ngành kế toán viên gọi tắt là chứng chỉ ngành kế toán (CPA) – Một loại chứng chỉ công nhận trình độ, năng lực của một kế toán viên do Bộ Tài Chính cấp, sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo kế toán viên.
Cũng như trải qua kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. CPA chính là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể xác nhận năng lực, phẩm chất của một kế toán viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự.
Lợi ích của chứng chỉ kế toán viên
Khi tham gia khóa học chứng chỉ ngành kế toán viên xong. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Một trong những lợi ích đó phải kể đến.
- Nâng cao cơ hội việc làm và thăng tiến trong công ty. Là điều kiện tiên quyết để bạn được bổ nhiệm kế toán trưởng.
- Xác nhận năng lực và kiến thức chuyên môn.
- Lợi thế cao khi xin việc.
- Giúp kết nối với mạng lưới chuyên gia ngành kế toán.
>>> Xem thêm: Chứng chỉ ACCA là gì? Điều kiện, chương trình học ACCA ra sao?
2 Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên
Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC Quy định về việc quản lý, thi cử. Đồng thời, cung cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, điều kiện để dự thi chứng chỉ ngành kế toán viên được xét theo 3 yếu tố sau:
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Bạn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thanh liêm, trung thực. Đồng thời, có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh.
Yêu cầu về bằng cấp
Để lấy được chứng chỉ ngành kế toán, bắt buộc bạn phải có những bằng cấp sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên về ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
- Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác, với tổng số đơn vị học trình các môn học. Cụ thể: Tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính. Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình cả khóa học.
- Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp Quốc tế về. Kế toán, kiểm toán cấp nhằm đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu về thời gian làm việc
Ngoài hai yếu tố trên, bạn còn phải thực hiện tốt yêu cầu về thời gian như sau:
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu là 36 tháng.
- Thời gian được tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học, đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm: Thời gian làm trợ lý kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị. Cũng như thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà Nước.
3 Hồ sơ cần chuẩn bị học chứng chỉ kế toán viên
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định:
Hồ sơ dự thi và yêu cầu cần có
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. Hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh 3×4, đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định
- Có giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Có đóng dấu xác nhận của Cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân/ CCCD hoặc Hộ chiếu.
Lưu ý
- Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo một mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi cần phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hay đơn vị được Hội đồng thi ủy quyền trong thời gian thông báo của Hội đồng thi.
- Đơn vị nhận hồ sơ dự thi chỉ nhận hồ sơ khi người đăng ký dự thi nộp đầy đủ giấy tờ trên và nộp đủ chi phí dự thi.
- Hơn nữa, chi phí dự thi sẽ được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi. Hay người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời gian 10 ngày. Thời gian này được tính từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 Chương trình đào tạo chứng chỉ hành nghề kế toán viên
Căn cứ vào Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài Chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kế toán viên và kiểm toán viên như sau:
- Thời lượng: 20 buổi, học vào sáng và chiều thứ 7, chủ nhật hàng tuần hoặc các buổi tối thứ 2, 3, 4, 5.
- Kinh phí: 2.500.000đ – 3.000.000đ/ học viên/ khóa học.
Nội dung đào tạo cấp bằng kế toán
Nội dung học được chia thành các phần tương ứng với các môn học đại cương và chuyên ngành như sau:
Phần 1: Luật kế toán, nguyên lý kế toán.
Phần 2: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản:
- Kế toán nghiệp vụ mua hàng.
- Kế toán nghiệp vụ bán hàng.
- Kế toán Tài sản cố định.
- Kế toán nghiệp vụ tạm ứng, thanh toán tạm ứng.
- Kế toán nghiệp vụ tiền lương.
- Kế toán nghiệp vụ ngân hàng.
- Xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính.
Phần 3: Được trang bị về các kiến thức liên quan đến hóa đơn, chứng từ, kê khai thuế, quyết toán thuế.
Phần 4: Thực hành trực tiếp trên phần mềm kế toán.
Địa điểm: Tại các trường đại học, cao đẳng….
Chứng chỉ cuối khóa: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ ngành kế toán tổng hợp. Theo các mã ngành cụ thể như sau:
- Chứng chỉ ngạch kế toán viên (mã số 06.31):Chương trình Bồi dưỡng ngạch kế toán viên ban hành theo Quyết định số 1578/QĐ-BTC ngày 03/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chứng chỉ ngạch kế toán viên chính (mã số 06.30): Chương trình Bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính ban hành theo Quyết định số 1579/QĐ-BTC ngày 03/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5 Một số câu hỏi thường gặp
Với những chia sẻ trên, bạn đã phần nào nắm bắt được những thông tin quan trọng về chứng chỉ ngành kế toán viên là gì?
Để giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về loại chứng chỉ này. Cùng theo dõi để giải đáp những thắc mắc của mình bạn nhé.
Có cần thiết phải học chứng chỉ ngành kế toán viên không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn học viên, sinh viên ngành kế toán tài chính quan tâm. Nhìn chung, chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên không yêu cầu phải có với kế toán làm việc trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu như bạn hoạt động trong nghề kế toán thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán.
Nói một cách dễ hiểu thì chỉ khi hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán, làm kế toán trưởng. Thì bắt buộc bạn phải có chứng chỉ ngành kế toán. Còn với những trường hợp khác thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề.
Học phí khóa bồi dưỡng kế toán cấp chứng chỉ bao nhiêu?
Tùy từng cơ sở đào tạo, học phí đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán hiện nay đang dao động trong khoảng từ 3 triệu 5 triệu đồng. Kèm theo đó là chi phí và cấp chứng chỉ khoảng 1 triệu đồng. Tổng chi phí trong khoảng 3 triệu 6 triệu đồng.
Thời gian học bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trong bao lâu?
Để nhận được chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn cần phải trải qua quá trình học tập chăm chỉ trong một thời gian dài. Về thời gian đào tạo đối với các trường đại học, cao đẳng quy định như sau:
- Với các bạn kế toán học hệ đại học thời gian đào tạo trong khoảng từ 3.5 năm đến 4 năm.
- Với những kế toán viên mới, muốn rút ngắn thời gian học. Cũng như muốn nhận chứng chỉ hệ cao đẳng thì thời gian đào tạo kế toán hệ cao đẳng ngắn hơn. Thường là từ 2 đến 2.5 năm.
- Đối với hệ trung cấp: Với các bạn đã tốt nghiệp THPT là 2 năm, còn học viên chưa tốt nghiệp THPT sẽ đào tạo trong khoảng 2 năm 3 tháng.
Với trung tâm đào tạo nếu bạn muốn học thêm chứng chỉ kế toán thì thời gian học dao động trong khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, tùy từng trung tâm.
Cách đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng chứng chỉ kế toán như thế nào?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán. Mỗi cơ sở đều có cách thức đăng ký tham gia riêng. Đối với Liên Việt Education, cách thức đăng ký tham gia khóa học bồi dưỡng chứng chỉ kế toán khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Học viên đăng ký theo số điện thoại: 0965 973 553.
- Website: https://lienviet.edu.vn/
Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại:
Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
- Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM.
Chứng chỉ kế toán viên có hạn sử dụng không?
Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 199/ 2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Thời hạn của chứng chỉ kế toán trường được quy định chứng chỉ bồi dưỡng kế toán có giá trị sử dụng trong 5 năm kể từ ngày cấp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên sẽ yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khóa học bồi dưỡng kế toán.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chứng chỉ ngành kế toán viên. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và cái nhìn toàn diện hơn về ngành kế toán tài chính. Đồng thời, nắm bắt được các điều kiện, chương trình đào tạo cụ thể ra sao.
Nếu cần tư vấn hỗ trợ liên quan đến việc học cấp chứng chỉ kế toán hãy liên hệ với Liên Việt Education để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.
Chúc bạn thành công trong ngành kế toán tài chính của mình trong tương lai cũng như thi đỗ chứng chỉ ngành kế toán. Từ đó, có được bước đệm lớn hơn trở thành kế toán trưởng trong tương lai.