Giảng viên thỉnh giảng ai? Lương của giảng viên thỉnh giảng hiện nay bao nhiêu tiền? Tiêu chuẩn và vai trò của giáo viên thỉnh giảng là gì?… là những câu hỏi đang thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo sinh viên và phụ huynh học sinh.
Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, cùng Liên Việt Education tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngắn dưới đây.
1 Giảng viên thỉnh giảng là ai?
Căn cứ vào Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT thì giảng viên thỉnh giảng là người thực hiện:
“- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
– Giảng dạy các chuyên đề;
– Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
– Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
– Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.”
Như vậy, giảng viên thỉnh giảng là người được một cơ sở giáo dục, đại học mời đến để thực hiện tất cả các hoạt động trên tại cơ sở của mình. Bên cạnh đó, giáo viên thỉnh giảng là người tốt nghiệp đại học có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo một cách bài bản. Đồng thời, đáp ứng được các tiêu chuẩn của một nhà giáo trong việc giảng dạy theo quy định của Bộ GDĐT.
>>> Tham khảo: Tốt nghiệp là gì? Thế nào là đỗ tốt nghiệp và trượt tốt nghiệp
2 Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng như thế nào?
Tại Điều 5 quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau:
“. Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
a) Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
b) Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
c) Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
d) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.”
Do đó, để trở thành một giảng viên thỉnh giảng bạn cần đáp ứng được các tiêu chuẩn được quy định cụ thể trên.
>>> Giới thiệu: Phương pháp Montessori là gì? Đặc điểm của phương pháp giáo dục này
3 Vai trò của giảng viên thỉnh giảng
Cũng trong Thông tư trên, tại điều 3 có nói rõ về mục đích và vai trò của giảng viên thỉnh giảng là:
“(1) Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
(2) Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.”
Vì thế, vai trò của một giảng viên, giáo viên thỉnh giảng là nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua các hoạt động thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục. Cũng như góp phấn tạo điều kiện để các giáo viên có thêm thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Chuyển giao công nghệ…
>>> Xem ngay: Văn bằng 2 là gì? Quy định về văn bằng 2 như thế nào?
4 Mức lương giảng viên thỉnh giảng bao nhiêu?
Hiện nay, lương giảng viên thỉnh giảng được Bộ GD&ĐT quy định một cách chi tiết như sau:
- Đối với giáo viên thỉnh giảng ở cấp bậc tiểu học là khoảng 50.000đ/ tiết.
- Còn với giáo viên thỉnh giảng tại các trường THCS là 80.000đ/ tiết.
- Đối với giáo viên THPT và các trường trung cấp nghề, giáo viên giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ nhận được mức lương thỉnh giảng là 100.000đ/ tiết.
- 40.000đ/ tiết dành cho giáo viên đang giảng dạy ở các trường nghề bậc THCS.
- Đối với những giảng viên đang thực hiện giảng dạy nghề tại các trường đào tạo nghề, bậc THPT sẽ được hưởng mức lương thỉnh giảng là 50.000đ/ tiết.
Bên cạnh đó, tiền lương của môi giảng viên thỉnh giảng sẽ thay đổi tùy vào các yếu tố như: Cấp, bậc dạy học, trường dạy là tư nhân hay nhà nước… Ngoài ra, lượng thỉnh giảng của giáo viên cao hay thấp còn phụ thuộc vào tính chất, đặc trưng cũng như lượng kiến thức cần truyền đạt của môn học đó.
Mức lương cho mỗi số giờ, số tiết giảng dạy của các giảng viên thỉnh giảng còn được tính dựa trên sự thỏa thuận của giáo viên và cơ sở đào tạo – Nơi thuê giáo viên đó về làm giảng viên thỉnh giảng.
>>> Tham khảo: Học liên thông lên đại học là gì?
5 Hồ sơ xin làm giảng viên thỉnh giảng
Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được giảng viên thỉnh giảng là gì? Vai trò, tiêu chuẩn. Cũng như mức lương của giáo viên thỉnh giảng hiện nay bao nhiêu tiền. Từ đó, hiểu hơn về thỉnh giảng và mong muốn trở thành một giảng viên thỉnh giảng. Để trở thành một giáo viên thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Hồ sơ gồm
- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan công tác không quá 01 năm).
- Bản sao sổ hộ khẩu (không quá 06 tháng).
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước (không quá 06 tháng).
- Bản sao bằng cấp đúng chuyên môn với học phần được mời thỉnh giảng.
- Giấy chứng nhận sức khỏe (không quá 01 năm).
- Thông tin tài khoản ngân hàng, mã số thuế cá nhân.