Giáo dục tiểu học hiện đang là một ngành giáo dục thu hút được nhiều sự quan tâm. Vậy ngành giáo dục tiểu học là gì? Vai trò quan trọng của ngành giáo dục tiểu học như thế nào? Và cả những vấn đề liên quan đến ngành học như lương của ngành, học và thi khối nào. Sau đây Liên Việt Education khám phá những vấn đề này nhé!.
1 Giáo dục tiểu học là gì?
Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục chính quy, thường dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Ở cấp này, học sinh được làm quen với kỹ năng đọc, viết, tính toán và những kiến thức cơ bản về khoa học, xã hội. Đây là giai đoạn nền tảng giúp trẻ hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học, năng lực đội ngũ giáo viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là lý do cho sự ra đời của ngành giáo dục tiểu học – hay còn gọi là sư phạm tiểu học.
Vậy ngành giáo dục tiểu học là gì? – Ngành giáo dục tiểu học là lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, quản lý giáo dục ở bậc tiểu học. Ngành học giúp trang bị kiến thức sư phạm, tâm lý học trẻ em và kỹ năng giảng dạy, nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ năng lực để dạy học ở các cơ sở giáo dục tiểu học.

2 Vai trò, sứ mệnh của ngành giáo dục tiểu học
Ngành sư phạm tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức nền tảng và rèn luyện nhân cách cho học sinh ngay từ những năm đầu đời. Vậy vai trò cụ thể của ngành giáo dục tiểu học là gì? – Dưới đây là những vai trò và tầm quan trọng cốt lõi của lĩnh vực giáo dục tiểu học:
- Định hình nhân cách và tư duy ban đầu của trẻ: Giáo viên tiểu học truyền đạt kiến thức cơ bản và định hình nhân cách, giúp học sinh phát triển tư duy logic và khả năng sáng tạo.
- Phát triển kỹ năng xã hội: Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết xung đột, cùng với các giá trị đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
- Tạo nền tảng cho quá trình học tập: Giáo dục tiểu học đặt nền móng cho việc học tập suốt đời, hình thành thói quen và kỹ năng học tập tốt lành mạnh, có ích.
- Phát triển toàn diện cho học sinh: Đảm bảo học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ và chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.
- Hỗ trợ và phát triển cá nhân hóa học tập: Điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo nhu cầu và khả năng của từng học sinh, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng, bao gồm cả học sinh có nhu cầu đặc biệt.
- Góp phần xây dựng nên xã hội tri thức: Thông qua việc giáo dục thế hệ trẻ, ngành giáo dục tiểu học đóng góp vào sự phát triển bền vững và tiến bộ của xã hội.

3 Các tố chất cần có khi theo học ngành giáo dục tiểu học
Ngành giáo dục tiểu học không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn yêu cầu giáo viên có những phẩm chất và kỹ năng đặc biệt. Để dẫn dắt học sinh trong những năm đầu đời, giáo viên tiểu học cần có những tố chất về lòng yêu nghề, sự kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cao để tạo nền tảng vững chắc cho trẻ:
- Yêu thích trẻ em: Thường xuyên tiếp xúc với học sinh nhỏ tuổi, giáo viên cần có tình yêu thương, sự kiên nhẫn và biết lắng nghe để hiểu và tôn trọng suy nghĩ của trẻ.
- Tâm huyết với nghề: Công việc giảng dạy đòi hỏi sự tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ học sinh và xử lý các tình huống phát sinh trong lớp học một cách linh hoạt, trách nhiệm.
- Đạo đức tốt và lối sống lành mạnh: Là tấm gương cho học sinh, giáo viên cần có phẩm chất đạo đức chuẩn mực, tác phong mẫu mực và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Kiên nhẫn và chịu áp lực tốt: Công việc giảng dạy đòi hỏi chuyên môn và áp lực từ chương trình học, phụ huynh và quản lý. Sự kiên trì và khả năng thích ứng sẽ giúp giáo viên duy trì đam mê và phát triển nghề nghiệp.
- Ý thức tự học và phát triển bản thân: Giáo dục luôn đổi mới, vì vậy giáo viên cần liên tục trau dồi kiến thức, cập nhật phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

4 Gợi ý các trường đào tạo ngành giáo dục tiểu học
Ngành Giáo dục Tiểu học hiện được đào tạo tại nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các trường sư phạm và một số cơ sở giáo dục đa ngành. Dưới đây là danh sách tham khảo các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục tiểu học theo từng miền:
STT | Tên trường đào tạo | Mã trường – Địa chỉ |
Khu vực Miền Bắc | ||
1 | Cao đẳng Sư phạm Hà Tây | Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội |
2 | Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội | QHS – Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội |
3 | Đại học Hải Phòng | THP – 171 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng |
4 | Đại học Hùng Vương | THV – Phường Nông Trang, TP. Việt Trì, Phú Thọ |
5 | Đại học Sư phạm Hà Nội | SPH 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội |
6 | Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | SP2 – Phường Xuân Hòa, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc |
7 | Đại học Tân Trào | TQU – Km6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang |
8 | Đại học Thủ đô Hà Nội | HNM – 98 Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội |
Khu vực Miền Trung | ||
9 | Đại học Đà Lạt | TDL – 01 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng |
10 | Đại học Đông Á | DAD – 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng |
11 | Đại học Hà Tĩnh | HHT – Số 447, đường 26/3, phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh |
12 | Đại học Hồng Đức | HDT – 565 Quang Trung, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa |
13 | Đại học Phú Yên | DPY – 18 Trần Phú, Phường 7, TP. Tuy Hòa, Phú Yên |
14 | Đại học Quảng Nam | DQU – 102 Hùng Vương, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam |
15 | Đại học Quy Nhơn | DQN – 170 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Bình Định |
16 | Đại học Sư phạm Đà Nẵng | DDS – 459 Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng |
17 | Đại học Sư phạm Huế | DHS – 34 Lê Lợi, TP. Huế, Thừa Thiên Huế |
18 | Đại học Tây Nguyên | TTN – 567 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk |
19 | Đại học Vinh | TDV – 182 Lê Duẩn, TP. Vinh, Nghệ An |
20 | Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum | DDP – 704 Phan Đình Phùng, TP. Kon Tum, Kon Tum |
Khu vực Miền Nam | ||
21 | Đại học An Giang | TAG – Số 18, Ung Văn Khiêm, Phường Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang |
22 | Đại học Cần Thơ | TCT.CT – Khu II, đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ |
23 | Đại học Đồng Tháp | SPD – 783 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp |
24 | Đại học Sài Gòn | SGD – 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh |
25 | Đại học Sư phạm TP.HCM | SPS – 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh |
26 | Đại học Tiền Giang | TTG – 119 Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang |
27 | Đại học Thủ Dầu Một | TDM – 6 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương |
28 | Đại học Trà Vinh | DVT – 126 Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, TP. Trà Vinh, Trà Vinh |
Bảng danh sách các trường đào tạo ngành giáo dục tiểu học (tham khảo)
5 Nội dung đào tạo ngành giáo dục tiểu học
Ngành sư phạm tiểu học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giảng dạy và phát triển phẩm chất nghề nghiệp để trở thành một nhà giáo ưu tú. Vậy nội dung đào tạo trong giáo dục tiểu học là gì? – Sau đây là ba nội dung đào tạo quan trọng trong lĩnh vực sư phạm tiểu học:
Về kiến thức
Giáo dục tiểu học chú trọng đào tạo kiến thức vững vàng, toàn diện cho giáo viên nhằm phục vụ công tác dạy học và quản lý giáo dục hiệu quả:
- Cung cấp kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, kiến thức chuyên ngành vững vàng để đảm nhiệm các môn dạy học hiệu quả.
- Được đào tạo nâng cao ba môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội hoặc một môn chuyên sâu (Toán, Tiếng Việt, Sư phạm Âm nhạc/Mỹ thuật/Giáo dục thể chất/Giáo dục chuyên biệt/Công tác đội).
- Bổ sung kiến thức về môi trường, dân số, an toàn giao thông, quyền trẻ em để hỗ trợ giáo dục tích hợp.
- Trang bị hiểu biết về văn hóa, xã hội và phong tục địa phương để giảng dạy phù hợp với từng vùng miền.

Về phẩm chất đạo đức
Giáo viên tiểu học không chỉ là người truyền đạt tri thức mà còn là tấm gương về đạo đức và lối sống, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Vì vậy, người làm nghề cần rèn luyện và duy trì những phẩm chất sau:
- Là công dân tốt có lòng yêu nước, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và ngành giáo dục.
- Yêu nghề, tôn trọng, quan tâm và đối xử công bằng với học sinh, tạo môi trường học tập lành mạnh.
- Có trách nhiệm với công việc, lối sống trung thực, hòa đồng, luôn hợp tác với đồng nghiệp và phụ huynh.
- Chủ động học tập, rèn luyện sức khỏe và nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

Về kỹ năng
Bên cạnh nền tảng đạo đức và kiến thức chuyên môn, giáo viên tiểu học cần rèn luyện các kỹ năng sư phạm quan trọng để giảng dạy và quản lý lớp học hiệu quả:
- Có khả năng giảng dạy lớp ghép, hỗ trợ học sinh khuyết tật hoặc dạy Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số theo hướng hòa nhập.
- Thành thạo kỹ năng tổ chức lớp học, hoạt động ngoại khóa, công tác chủ nhiệm và hướng dẫn các hoạt động Đội.
- Biết cách quản lý lớp học, tổ chức hoạt động Đội, Sao nhi đồng, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Có khả năng lập kế hoạch giảng dạy, thiết kế bài giảng sáng tạo và áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại.
- Biết quản lý lớp học hiệu quả, tạo sự gắn kết giữa học sinh, xây dựng môi trường học tập tích cực.

6 Cơ hội việc làm và mức thu nhập khi học ngành sư phạm tiểu học
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiểu học ngày càng cao do tình trạng thiếu hụt nhân lực tại nhiều địa phương. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp. Điều này mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho sinh viên ngành giáo dục nói chung và ngành sư phạm tiểu học nói riêng.
Không chỉ có cơ hội tìm việc làm thuận lợi ngay sau khi ra trường, sinh viên sư phạm còn có nền tảng thu nhập tốt, ổn định. Đặc biệt, kể từ khi ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở (1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng), thu nhập của giáo viên các cấp đã được nâng cao đáng kể.
Cũng theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, mức lương giáo viên tiểu học thấp nhất hiện nay không ít hơn 5.475.600 đồng/tháng (GVTH hạng III, bậc 1) và cao nhất không ít hơn 15.865.200 đồng/tháng (GVTH hạng I, bậc 8).

Ngành giáo dục tiểu học đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao. Bên cạnh đó, chính sách lương và đãi ngộ ngày càng cải thiện, giúp nghề giáo viên trở thành định hướng công việc đáng cân nhắc của nhiều học sinh, sinh viên và người muốn chuyển đổi ngành, nghề làm việc.
7 Liên Việt – Trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉ NVSP tiểu học chuyên nghiệp
Ngành giáo dục tiểu học đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Không chỉ sinh viên sư phạm, người học trái ngành cũng có thể tham gia giảng dạy nếu sở hữu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Liên Việt Edu – đơn vị đào tạo và cấp chứng chỉ NVSP uy tín trên toàn quốc, hiện đang liên tục tuyển sinh. Tham gia ngay để hiện thực hóa ước mơ trở thành giáo viên!

Trung tâm Liên Việt liên kết cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học. Khóa đào tạo giúp học viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để giảng dạy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và nâng cao lợi thế cạnh tranh xin việc.
Dưới đây là thông tin chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Tiểu học tại Liên Việt:
Nội dung | Thông tin |
Đơn vị đào tạo | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 |
Đối tượng tuyển sinh | Người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học tại các trường công lập, dân lập hoặc trung tâm giáo dục. |
Giáo viên tiểu học có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm và sở hữu chứng chỉ phục vụ công việc. | |
Thời gian đào tạo | 1 năm (gồm 5-6 tháng học lý thuyết, 10 tuần thực tập, thời gian thi và chờ cấp chứng chỉ). |
Hình thức học | Học trực tuyến linh hoạt qua Trans, Google Meet, Zoom, phù hợp với mọi đối tượng. |
Lệ phí | Học phí tham khảo: 6.300.000 đồng/khóa (có ưu đãi cho nhóm đăng ký chung, liên hệ hotline 0962.780.856 để biết thêm chi tiết). |
Hồ sơ đăng ký | 01 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm.
01 bản sao công chứng quyết định bổ nhiệm ngạch giảng viên, giáo viên (nếu có). 01 bản sao công chứng CMND/CCCD. 02 ảnh 3×4 (để trong phong bì, ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau ảnh). 01 phiếu đăng ký NVSP theo mẫu (TẢI NGAY). |
Bảng thông tin chương trình tuyển sinh khóa học nghiệp vụ sư phạm tiểu học của Liên Việt
Trên đây là toàn bộ giải đáp về giáo dục tiểu học là gì, những yêu cầu và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học nghiệp vụ sư phạm để tự tin bước vào nghề, hãy liên hệ ngay hôm nay để sở hữu chứng chỉ, mở rộng cơ hội giảng dạy và theo đuổi đam mê sư phạm!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/