Hiện nay có rất nhiều sinh viên sư phạm tìm hiểu về giáo viên THPT hạng 1 là gì? Tiêu chuẩn, quy định để thăng hạng lên giáo viên trung học phổ thông hạng 1 được Bộ GD&ĐT quy định cụ thể như thế nào? Vì thế, trong bài viết ngắn dưới đây Liên Việt Education sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng trên. Hãy theo dõi và tham khảo bạn nhé.
>>> Xem thêm: Giáo viên THCS hạng 3 là gì?
1 Giáo viên THPT hạng 1 là gì?
Giáo viên THPT hạng 1 là chức danh nghề nghiệp cao nhất trong ngạch giáo viên cấp 3(THPT). Khi nằm trong hạng này, bên cạnh những tiêu chuẩn theo Bộ GD & ĐT quy định cần phải có ít nhất 6 năm kinh nghiệm ở vị trí giáo viên THPT hạng 2.
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/ 2021/ TT-BGDĐT quy định, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 1 có mã số là V.07.05.13.
Cũng theo Khoản 1, Điều 3, Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2021/ TT-BGDĐT. Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 ngoài những nhiệm vụ của giáo viên THPT hạng II, cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
“- Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;
– Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp tỉnh trở lên hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;
– Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai chủ trương, nội dung đổi mới của ngành hoặc sinh hoạt chuyên đề từ cấp tỉnh trở lên;
– Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp tỉnh trở lên;
– Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi của giáo viên từ cấp tỉnh trở lên;
– Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi hoặc các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;
– Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên.”
Như vậy: Giáo viên THPT hạng 1 cần phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được Bộ GD&ĐT quy định rõ ràng trên.
>>> Tham khảo: Tốt nghiệp Trung học phổ thông là gì?
2 Tiêu chuẩn của giáo viên THPT hạng 1
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung thêm điểm k, khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn của một giáo viên THPT hạng 1. Bao gồm cả tiêu chuẩn đạo đức, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đạo đức
Bên cạnh việc đáp ứng tốt các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các chức danh nghề nghiệp THPT hạng II và hạng III. Giáo viên THPT hạng I còn phải là tấm gương mẫu mực về chuẩn mực của nhà giáo. Ngoài ra, họ còn phải vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức của nhà giáo Việt Nam.
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo
“Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng)”
>>> Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Vai trò của giáo dục phổ thông hiện nay
Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ
“ Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
b) Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp;
c) Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh;
d) Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông;
đ) Có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học;
e) Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
g) Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông;
h) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên;
i) Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;
k) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.”
Tóm lại, giáo viên THPT hạng 1 cần phải đáp ứng tốt tiêu chuẩn đạo đức của một nhà giáo Việt Nam. Đã tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành giáo dục THPT và có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN THPT hạng 3 ít nhất là 36 tháng trở lên. Cùng với đó là các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định cụ thể trên.
>>> Xem thêm : Thông tin tuyển sinh các lớp nghiệp vụ sư phạm cấp chứng chỉ mới nhất 2024
3 Quy định thăng hạng giáo viên THPT hạng 1
Căn cứ vào Điểm i, khoản 4 Điều 4, điểm i khoản 4 Điều 5 thông tư 04/2021/TT-BGDĐT. Sửa đổi bổ sung bởi Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 Thông tư 08/2023/ TT-BGDĐT.
Giáo viên trung học phổ thông được thăng hạng lên hạng 1. Cần phải có ít nhất 6 năm ở vị trí giáo viên THPT hạng 2 hoặc tương đương, tính đến hết ngày thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
4 Lương giáo viên THPT hạng 1 bao nhiêu?
Đây là một trong những quan tâm của đông đảo giáo viên trẻ. Thực tế, mức lương của giáo viên THPT hạng 1 được Bộ GD&ĐT quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Mức lương cơ sở hiện tại tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 là 1.490.000đ/ tháng. Vì thế, giáo viên THPT hạng 1 dao động trong khoảng từ 6.556.000đ đến 10.102.200đ/ tháng.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Kể từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2023 mức lương cơ sở sẽ được tăng lên thành 1.800.000đ/ tháng. Vì thế, giáo viên THPT hạng 1 sẽ nhận mức lương từ 7.920.000đ/ tháng đến 12.204.000đ/ tháng.
Bạn có thể tham khảo bảng lương giáo viên THPT theo quy định mới từ 1/7/2023 sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023
(Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
>>> Xem ngay: Giáo viên tiểu học hạng 3 là gì?
Trên đây là những thông tin về giáo viên THPT hạng 1. Cùng các tiêu chuẩn, quy định thăng hạng, bậc lương giáo viên THPT hạng 1 theo quy định mới nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để giải đáp những thắc mắc trên.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để đăng ký lớp đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ CDNN giáo viên THPT. Có thể liên hệ trực tiếp đến Liên Việt Education để được tư vấn chi tiết hơn.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/