1 Bậc lương đại học là gì?
Bậc lương đại học là hệ thống các mức lương được quy định cho giảng viên, trợ giảng trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định, được sử dụng để tính toán mức lương thực tế cho cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học.
2 Hệ số lương bậc đại học
Hệ thống hệ số lương bậc đại học được chia thành 3 bậc chính, dựa vào trình độ chuyên môn và chức danh của viên chức:
Hệ số lương bậc 1
Hệ số lương bậc 1 được quy định nằm trong khung từ 6,2 đến 8,0. Mức hệ số lương cụ thể sẽ được xác định dựa trên các yếu tố như: chức danh, thâm niên công tác, kết quả hoàn thành nhiệm vụ,…
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
Bậc 1 | 6,20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,93 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
Hệ số lương bậc 2
Hệ thống hệ số lương bậc 2 áp dụng hệ số lương công chức A2 và A2.1 từ 4,4 đến 6,78 đảm bảo tính công bằng, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của viên chức.
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,47 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
Hệ số lương bậc 3
Hệ số lương bậc 3 thấp nhất trong 3 bậc, áp dụng cho viên chức có trình độ chuyên môn và trách nhiệm công việc cơ bản.
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 6,98 | 8.964.000 |
3 Nguyên tắc xây dựng bậc lương đại học
Bằng cách áp dụng 3 nguyên tắc dưới đây, việc xây dựng bậc lương đại học sẽ đảm bảo tính công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và thu hút nhân tài cho ngành giáo dục:
- Mức lương khởi điểm không thấp hơn mức quy định của chính phủ
- Khi có sự điều chỉnh lương, bảng lương phải được công bố công khai và gửi cho các đơn vị nhà nước có thẩm quyền đề xác minh
- Được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo công bằng, bình đẳng và thường xuyên rà soát lại bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế
4 Cách tính lương đại học cho giảng viên công chức
Công thức tính lương cơ bản
Lương = Hệ số lương * Lương cơ bản
Trong đó:
- Hệ số lương: phụ thuộc vào bậc lương đại học và chức danh giảng viên
- Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng (tính từ 01/07/2023)
Ví dụ: Giảng viên Cử nhân, bậc lương 1, hệ số lương 6.2, nhận lương cơ bản:
Lương cơ bản = 6.2 * 1.800.000 = 11.160.000 đồng/tháng
Tổng lương giảng viên đại học:
Tổng lương của Giảng viên = Tiền lương + Tiền phụ cấp ưu đãi – Tiền đóng BHXH
Trong đó:
- Phụ cấp ưu đãi: 25% lương cơ bản đối với giảng viên trực tiếp giảng dạy, 40% đối với giảng viên sư phạm.
- BHXH: Giảng viên tự đóng theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Giảng viên Cử nhân, bậc 1, hệ số 6.2, nhận tổng lương:
Tổng lương = 11.160.000 + (11.160.000 * 25%) – BHXH
5 Điều kiện nâng lương trước thời hạn
Nâng lương trước thời hạn là một chế độ ưu đãi nhằm động viên cán bộ, công chức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và để được xét nâng lương trước thời hạn, người lao động phải đáp ứng đầy đủ cả 3 điều kiện trên.
- Sau 3 năm giữ nguyên bậc lương người lao động sẽ được xét nâng bậc lương thường xuyên.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Người được xét nâng lương trước thời hạn phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian công tác và được đánh giá tốt qua các kỳ kiểm tra, đánh giá hàng năm.
- Không vi phạm kỷ luật: Trong thời gian công tác, công chức, viên chức không được vi phạm kỷ luật lao động hoặc các quy định của cơ quan, đơn vị.
Hệ số lương bậc Đại học là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương của người lao động. Hiểu rõ quy định về hệ số lương bậc Đại học sẽ giúp bạn có thể tính toán được mức lương chính xác và dễ dàng hơn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của Liên Việt!