Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Học kế toán có dễ xin việc không? Giải đáp chi tiết nhất!

Đinh Nhung Liên Việt by Đinh Nhung Liên Việt
02/11/2024
in Kế toán
0

Học kế toán dễ xin việc không? Kế toán là một trong các ngành học rất phổ biến thuộc khối kinh tế, thu hút nhiều thí sinh đăng ký trong các mùa tuyển sinh. Vậy học ngành kế toán có dễ xin việc không? Làm sao để sinh viên kế toán nhanh chóng tìm được việc đúng chuyên ngành kế toán khi vừa ra trường? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết này, mời theo dõi!

  • 1 Thông tin về ngành kế toán
    • Khái quát chung về ngành
    • Các vị trí việc làm ngành kế toán
  • 2 Giải đáp: học kế toán có dễ xin việc không?
  • 3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc xin việc ngành kế toán
    • Trình độ chuyên môn
    • Kinh nghiệm thực tế
    • Kỹ năng mềm
    • Thành thạo các phần mềm kế toán
  • 4 Kỹ năng cần trau dồi cho người học kế toán
  • 5 Bí quyết tăng khả năng cơ hội xin việc ngành kế toán
    • Học hỏi không ngừng
    • Tham gia các khóa học nâng cao
    • Xây dựng mạng lưới quan hệ
    • Chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

1 Thông tin về ngành kế toán

Nhắc đến kế toán là nhắc đến công việc liên quan đến sổ sách, tính toán chi tiêu, quản lý dòng tiền & tài sản… Đây là công việc khá phổ biến tại các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Khái niệm về ngành kế toán và các vị trí việc làm kế toán được nêu dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn công việc này:

Khái quát chung về ngành

Kế toán là việc làm giải quyết các vấn đề về thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, qua đó cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ cho các quyết định về kinh tế – tài chính hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động trong tổ chức.

Kế toán là công việc tiếp nhận và xử lý các số liệu tài chính, dòng tiền, tài sản của tổ chức

Căn cứ theo Điều 4 Luật kế toán 2015, các công việc mà một kế toán viên đảm nhận bao gồm:

  • Thu thập, xử lý thông tin & số liệu kế toán.
  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán công nợ; theo dõi, quản lý việc sử dụng tài sản hay nguồn hình thành tài sản; ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hành chính, kế toán.
  • Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp, quyết định kinh tế – tài chính.
  • Cung cấp thông tin và số liệu kế toán theo quy định của pháp luật trong phạm vi quyền hạn của công việc.

Các vị trí việc làm ngành kế toán

Các vị trí việc làm nghề kế toán phổ biến bạn có thể cân nhắc tìm hiểu và ứng tuyển

Sau đây là một số vị trí việc làm trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp cho công việc tương lai:

Kế toán tổng hợp: công việc thu thập, ghi chép, lưu trữ toàn bộ thông tin chứng từ của các nghiệp vụ kế toán; quản lý sổ sách, giấy tờ của các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.

Kế toán thuế: công việc thu thập, tổng hợp, đối chiếu các chứng từ hóa đơn; lập báo cáo tài chính; kê khai, báo kế thuế doanh nghiệp cho Nhà nước.

Kế toán ngân hàng: công việc thu thập, xử lý, ghi chép, phân tích các nghiệp vụ về tài chính, kinh tế; quản lý các hoạt động tín dụng, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng khác.

Kế toán kiểm toán: công việc kiểm tra và xác thực tính chính xác của hoạt động ghi chép, xử lý, lưu trữ, báo cáo các thông tin kế toán – tài chính.

Kế toán quản trị: người trợ giúp ban lãnh đạo trong công việc xác định tỷ lệ giữa Nợ và Vốn cổ phần thích hợp, tư vấn các phương án huy động vốn tối ưu chi phí.

Kế toán trưởng: người chịu trách nhiệm quản lý & giám sát toàn bộ các hoạt động kế toán và thực hiện báo cáo, giải trình tình hình, kết quả công việc của bộ phận kế toán lên ban quản trị.

Xem thêm: Tuyển sinh khóa học chứng chỉ kế toán trưởng online 2024

Kế toán là công việc phổ biến, mức thu nhập khá tốt

2 Giải đáp: học kế toán có dễ xin việc không?

Chuyên ngành kế toán luôn thu hút rất nhiều thí sinh ứng tuyển, thế nhưng học kế toán có dễ xin việc không?

Nhóm ngành kế toán – kiểm toán đang có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thị trường lao động hiện nay. Nhận định này được chính Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cùng Tổng cục Thống kê, Cục việc làm, Viện khoa học Lao động & Xã hội đưa ra.

Tham khảo báo cáo tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2023 của Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên kế toán ra trường có việc làm lên đến 96.57%.

Giải đáp: Học kế toán có dễ xin việc không?

Thực tế cho thấy, cơ hội việc làm ngành kế toán rất rộng mở. Lí do là:

  • Nhu cầu nhân lực lớn: Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều cần kế toán để quản lý tài chính, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định pháp luật về quản lý, chi tiêu tài chính.
  • Ngành nghề ổn định: Ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhu cầu về kế toán vẫn luôn có bởi đây là vị trí việc làm không thể cắt bỏ.
  • Cơ hội thăng tiến cao: Với kinh nghiệm và năng lực, nhân viên kế toán có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao như kế toán trưởng, giám đốc tài chính.

3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc xin việc ngành kế toán

Sinh viên tốt nghiệp kế toán dù có nhiều cơ hội việc làm nhưng khả năng đậu tuyển dụng cũng như thăng tiến trong công việc là khác nhau. Sau đây là những yếu tố quan trọng quyết định việc ứng tuyển làm kế toán viên của bạn có thu hút nhà tuyển dụng hay không:

Trình độ chuyên môn

Năng lực là yếu tố hàng đầu để nhà tuyển dụng xem xét bạn có phù hợp với vị trí công việc kế toán hay không. Việc sở hữu các loại bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành (như ACCA, CPA) sẽ là lợi thế lớn khi xin việc.

Kinh nghiệm thực tế

Người đã có kinh nghiệm làm việc thường thích ứng với công việc nhanh chóng, nhờ thế doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Cho nên kế toán viên đã có kinh nghiệm luôn được ưu tiên tuyển dụng.

Kỹ năng mềm

kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng đối với nghề kế toán. Bởi công việc này không chỉ đòi hỏi tính toán số liệu mà kế toán viên còn thường xuyên phải làm việc trực tiếp với nhân viên các phòng ban, ban lãnh đạo và cả các cơ quan Nhà nước (như cơ quan Thuế).

Thành thạo các phần mềm kế toán

Kế toán ngày càng số hóa, việc thành thạo kỹ năng tin học đặc biệt là biết sử dụng các phần mềm kế toán sẽ rất cần thiết. Một số phần mềm phổ biến được các kế toán viên sử dụng có thể kể đến như: Misa, Smart Pro, LinkQ,… Sử dụng tốt các công cụ này là lợi thế lớn khi ứng tuyển các công việc về kế toán.

Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết về phần mềm kế toán và kỹ năng mềm là các yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm

4 Kỹ năng cần trau dồi cho người học kế toán

Kế toán luôn phải làm việc với các khoản thu – chi, xử lý trực tiếp các công việc quản lý nguồn tiền nên đòi hỏi người làm phải có nghiệp vụ kế toán thật vững vàng. Bên cạnh đó, công việc kế toán sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn khi bạn thành thạo các kỹ năng sau đây: 

  • Kỹ năng sử dụng phần mềm: Thành thạo các phần mềm kế toán như Misa, SAP, Excel giúp kế toán viên xử lý các số liệu nhanh chóng, hạn chế tối đa sai sót và tăng hiệu quả quản lý tài chính.
  • Kỹ năng phân tích số liệu: Khả năng phân tích, đánh giá số liệu tài chính để đưa ra kết luận, đề xuất lên cấp trên các quyết định kinh tế – tài chính có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng làm việc nhóm, đề xuất ý kiến rõ ràng, thuyết phục giúp kế toán viên trình bày các báo cáo và phân tích dữ liệu tài chính một cách rõ ràng, logic.
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh là một lợi thế lớn, đặc biệt đối với các vị trí làm việc tại các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, có ngoại ngữ tốt cũng giúp nhân viên kế toán dễ dàng làm việc với các phần mềm quản lý kế toán bằng tiếng Anh như word, excel, powerpoint,…
Các kỹ năng mà một kế toán viên chuyên nghiệp cần có

5 Bí quyết tăng khả năng cơ hội xin việc ngành kế toán

Để tăng khả năng trúng tuyển ngành kế toán, đặc biệt là với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc người có ít kinh nghiệm, các bạn nên:

Học hỏi không ngừng

Để trở thành nhân viên kế toán ưu tú được các nhà tuyển dụng quan tâm, bạn nên thường xuyên cập nhật kiến thức mới về luật thuế, chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra hãy chủ động làm quen và thành thạo các ứng dụng kế toán để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

Tham gia các khóa học nâng cao

Các khóa học về phân tích tài chính, kiểm toán sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực kế toán – tài chính. Từ đó, bạn không chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về vốn hiểu biết mà còn thể hiện tầm nhìn rộng trong công việc, được ban lãnh đạo chú ý và cân nhắc thăng tiến trong tương lai.

Bí quyết nâng cao khả năng trúng tuyển vào các vị trí việc làm kế toán

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Tham gia các diễn đàn, hội nhóm kế toán sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ. Từ đó, bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm hoặc có thể nhờ các mối quan hệ này mà dễ dàng tìm được vị trí công việc ưng ý.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

CV, thư xin việc cần phải rõ ràng, súc tích và nổi bật thế mạnh bản thân. Bạn nên chuẩn bị 2 bản CV tìm việc gồm bản giấy và bản mềm (online) để tiện sử dụng.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp là yếu tố tăng điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng

Trên đây là tổng hợp thông tin về nghề kế toán. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Học kế toán có dễ xin việc không? Làm sao để trúng tuyển công việc kế toán và thăng tiến nhanh trong công việc? Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết post
Previous Post

Ngành kiểm toán có dễ xin việc không? Giải đáp chi tiết nhất!

Next Post

Điều kiện thi chứng chỉ kế toán trưởng

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Thị Nhung sinh ngày 3/11/1998 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Là một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê với Ngành giáo dục. Chị theo học Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2016. Đến 2020, chị tốt nghiệp loại giỏi ngành Phát luật kinh tế của trường. Sau khi tốt nghiệp, chị hiện công tác tại Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt với vai trò là giảng viên và chuyên viên tư vấn các loại chứng chỉ giáo dục.

Next Post
Điều kiện thi chứng chỉ kế toán trưởng

Điều kiện thi chứng chỉ kế toán trưởng

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

Hà Nội

  • Chi nhánh Tây Sơn: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0962.780.856
  • Chi nhánh Cầu Giấy: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0966.537.150

Hồ Chí Minh

  • Tầng 2 Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Hotline: 0819.163.111
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Đà Nẵng

  • 72 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Facebook-messenger
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng