Đặc điểm của nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm là gì? Công việc của HDV du lịch tại điểm ra sao? Cơ hội phát triển của HDV tại điểm có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm là gì?
Trước khi tìm hiểu hướng dẫn viên du lịch tại điểm là gì, người đọc cần nắm rõ cách phân loại hướng dẫn viên theo quy định tại Việt Nam. Cụ thể, theo Luật Du lịch 2017 quy định có 03 đối tượng hướng dẫn du lịch, đó là: HDV nội địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên tại điểm.
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du lịch được thay đổi tên gọi mới, phù hợp thông lệ quốc tế và để tránh trùng lặp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng. Tên gọi hướng dẫn viên du lịch tại điểm thể hiện rõ vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn tại khu du lịch, điểm du lịch.
Cụ thể, hướng dẫn viên du lịch tại điểm sẽ vận dụng các kỹ năng giao tiếp và kiến thức để giới thiệu, cung cấp cho du khách những thông tin về lịch sử, văn hóa, địa lý… của điểm du lịch trong thời gian cố định. Dựa theo nhu cầu của du khách hoặc điểm du lịch mà sẽ có sự bố trí HDV tại điểm sao cho phù hợp.
Bạn muốn tìm hiểu về hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh và những kỹ năng cần thiết? Bài viết Hướng dẫn viên du lịch tiếng anh là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa và một số câu giao tiếp tiếng Anh thường sử dụng của hướng dẫn viên du lịch.
Đặc điểm của nghề hướng dẫn viên du lịch tại điểm
Để có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch tại điểm, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về trình độ, kỹ năng, bằng cấp hành nghề… Người hướng dẫn viên cần nắm rõ những đặc điểm về công việc. Cụ thể, nhiệm vụ của một hướng dẫn viên tại điểm bao gồm:
Nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu về địa điểm sẽ hướng dẫn
- Đọc và nghiên cứu mọi thông tin liên quan đến địa danh, di tích, danh lam thắng cảnh… trên mạng xã hội, sách báo sẽ hướng dẫn như: văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, lối sống…
- Tìm hiểu, trải nghiệm thực tế để tìm ra nét đặc sắc về món ăn, lối sống, con người… của nơi đó.
- Trò chuyện với người dân nơi đây và hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của người dân vùng đất này.
- Tạo tài liệu của riêng về nội dung sẽ thuyết trình, chỉnh sửa và cải thiện dần thông qua những lần dẫn khách.
Tiếp nhận đoàn và thực hiện công việc hướng dẫn cho du khách
- Đến địa điểm làm việc đúng giờ, đảm bảo tiêu chuẩn đồng phục và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
- Nhận đoàn của hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn và xin một số thông tin cơ bản của đoàn như: số lượng khách, địa điểm tham quan.
- Kiểm tra số lượng khách du lịch trong đoàn.
- Chào hỏi, giới thiệu thông tin cá nhân và chủ đề của buổi tham quan.
- Giới thiệu cung cấp thông tin về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán của thông tin về di tích, danh lam thắng cảnh và dịch vụ công ty.
- Xử lý mọi sự cố phát sinh nhanh chóng, kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và tạo sự hài lòng.
- Thông báo thời gian tập trung để tránh du khách đi lang thang, không đến điểm tham quan đúng giờ.
Trả đoàn và báo cáo công việc
- Kiểm tra số lượng khách đi cùng đoàn và trả đoàn lại cho hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn.
- Viết báo cáo về quá trình hướng dẫn khách du lịch tại các danh lam thắng cảnh.
- Tiến hành kiểm tra và đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của công ty.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến đoàn (nếu có)
Các công việc khác
- Vệ sinh khu vực làm việc vào đầu ca và khu vực hướng dẫn khách sau khi trả đoàn cho HDV.
- Đưa ra các ý kiến để cải thiện công việc tốt hơn.
- Báo cáo với người quản lý những vấn đề cần giải quyết và những điều kiện cần bổ sung khi tham quan.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng đoàn phân công.
Ngoài việc sử dụng tiếng Việt, bạn có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp bằng cách trở thành hdv du lịch tiếng Nhật để biết thông tin về nghề hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật, từ định nghĩa, yêu cầu, mức lương đến thông tin tuyển sinh khóa học chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật.
Cơ hội nghề nghiệp với hướng dẫn viên du lịch tại điểm
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm có mức lương từ 6-8 triệu đồng/ tháng, đây là mức thu nhập trung bình của nhiều ngành nghề. Cũng như những loại HDVD khác, cơ hội để phát triển và gia tăng thu nhập cho HDVDL tại điểm không hề ít.
Bạn có thể chuyển đổi, thăng tiến tới các vị trí công việc:
- Nhân viên điều hành và thiết kế tour du lịch
- Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch
- Tổ trưởng bộ phận ở các công ty du lịch
- Giám đốc điều hành…
Những vị trí công việc này sẽ yêu cầu bạn phải có nhiều kiến thức, kỹ năng hơn. Đặc thù của nghề hướng dẫn viên du lịch là nói nhiều và liên tục, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau nên kỹ năng giao tiếp là điều bắt buộc.
Cử chỉ, nét mặt, tư thế… được sắp xếp hợp lý giúp HDV dễ dàng truyền tải thông tin đến du khách và tạo không khí du lịch vui vẻ. Nhưng nếu sử dụng sai động tác, điệu bộ không rõ ràng sẽ gây tác dụng ngược, khiến du khách hiểu nhầm, hiểu sai… Vì vậy, HDV du lịch phải biết cách giao tiếp phi ngôn ngữ, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
Không chỉ có khách nội địa, hướng dẫn viên tại điểm còn phải tiếp xúc với du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, có thể hiểu và sử dụng thành thạo thêm nhiều ngoại ngữ là một lợi thế khi làm hướng dẫn viên du lịch.
Bên cạnh tiếng Nhật, tiếng Trung, bạn cũng có thể tìm hiểu về hướng dẫn viên tiếng Hàn. Bài viết cung cấp thông tin về nghề hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn, bao gồm định nghĩa, yêu cầu, mức lương và thông tin tuyển sinh khóa học chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn.
Trên đây là những thông tin được cập nhật mới về hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Để tìm hiểu thêm những loại hình hướng dẫn viên du lịch khác, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!