Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đầy thách thức, vai trò của kế toán quản trị trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và thành công của mỗi doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về kế toán quản trị, vai trò và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh.
1 Vai trò của kế toán quản trị
Kế toán quản trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi khâu của quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp. Cụ thể:
Lập kế hoạch
Kế toán quản trị giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh, tài chính, sản xuất, marketing… dựa trên phân tích tình hình thực tế và dự báo về tương lai. Đây là những nhân tố cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết để lãnh đạo có thể đưa ra các mục tiêu, chiến lược phù hợp.
Tổ chức công tác và điều hành
Kế toán quản trị là vị trí phụ trách thiết lập các hệ thống, quy trình quản lý nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động. Ở vị trí này người làm kế toán sẽ phân công, phối hợp các bộ phận, cá nhân để thực hiện kế hoạch đề ra một cách trơn tru.
Kiểm soát và đánh giá
Kế toán quản trị theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch, đối chiếu với kết quả thực tế. Dựa theo hiệu quả, kế toán phân tích các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.
Ra quyết định
Các thông tin, phân tích do kế toán quản trị cung cấp là cơ sở quan trọng để lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh. Đây là căn cứ giúp lãnh đạo dự báo tình hình, đánh giá các phương án lựa chọn, quyết định những vấn đề then chốt.
2 Công việc chính của nhân viên kế toán quản trị
Trong công việc, kế toán quản trị sẽ phải thực hiện nhiều đầu việc khác nhau. Trong đó các công việc chính của vị trí này là:
Thu thập dữ liệu tài chính
Nhân viên kế toán quản trị thu thập, xử lý và lưu trữ các thông tin, số liệu tài chính từ các bộ phận trong doanh nghiệp. Các thông tin đều phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời của dữ liệu, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý, điều hành.
Lập kế hoạch và lập ngân sách
Dựa trên dữ liệu thu thập được, nhân viên kế toán quản trị xây dựng các kế hoạch kinh doanh, tài chính, sản xuất,… Họ lập ngân sách chi tiết cho từng bộ phận, hoạt động nhằm hỗ trợ việc quản lý và kiểm soát ngân quỹ hiệu quả.
Quản lý chi phí
Nhân viên kế toán quản trị theo dõi, phân tích và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh. Sau khi thống kê thì họ sẽ đề xuất các biện pháp tiết kiệm, cắt giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động doanh nghiệp diễn ra hiệu quả. Công việc này là quan trọng nhất đối với một kế toán quản trị, giúp doanh nghiệp tối ưu, đảm bảo nguồn vốn lưu động vào sản xuất được đều đặn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động
Việc quản trị sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, sản phẩm dựa trên các chỉ số tài chính. Nhân viên kế toán sẽ bắt đầu phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là công việc định kỳ của vị trí này trong một doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất.
Hỗ trợ ra quyết định
Vị trí này sẽ thực hiện công việc cung cấp các thông tin, số liệu, phân tích hỗ trợ lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh. Xây dựng các phương án lựa chọn, dự báo kết quả nhằm giúp lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác.
Tuân thủ quy định
Làm việc ở vị trí này bạn phải đảm bảo công tác kế toán, tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật. Biết cách thực hiện các thủ tục, chế độ báo cáo theo đúng quy định.
Lập và trình bày báo cáo tài chính
Vị trí quản trị kế toán phải làm và lập các báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Sau khi làm báo cáo thì phải biết trình bày các báo cáo một cách rõ ràng, chi tiết và đầy đủ thông tin.
3 Kỹ năng cần có của nhân viên kế toán quản trị
Việc thành thạo các kỹ năng kế toán giúp nhân viên kế toán quản trị nâng cao năng suất, chất lượng công việc, cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời cho các nhà quản lý. Cụ thể một kế toán quản trị cần có các kỹ năng dưới đây:
Kỹ năng chuyên môn kế toán
Đây là kỹ năng bắt buộc đối với một người làm chuyên môn về kế toán. Kế toán quản trị phải có:
- Hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc kế toán: Nhân viên kế toán quản trị cần có hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc kế toán để đảm bảo tính chính xác, tin cậy của thông tin tài chính. Nhân viên kế toán quản trị phải áp dụng các phương pháp kế toán nhất quán trong suốt quá trình ghi chép, phân tích, lập báo cáo tài chính.
- Thành thạo các phần mềm kế toán: Trong thời đại số hóa, việc thành thạo các phần mềm kế toán trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên kế toán quản trị. Nhân viên kế toán quản trị cần nắm vững cách vận hành các phần mềm kế toán chuyên dụng như SAP, MISA, Mekong… Vị trí này phải biết cách nhập liệu, xử lý các giao dịch kinh tế, lập và in các báo cáo tài chính trên các phần mềm này một cách nhanh chóng và chính xác.
Xem thêm: Tuyển sinh khóa học chứng chỉ kế toán trưởng online 2024
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích trong kế toán quản trị là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Cụ thể:
- Phân tích số liệu: Nhân viên phải biết các định nguồn số liệu, đánh giá độ tin cậy của số liệu. Dựa vào nguồn số liệu thu thập được và sử dụng các công cụ phân tích như: phân tích tỷ số tài chính, phân tích chuỗi thời gian, phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
- Phân tích chi phí: Quá trình làm kế toán quản trị bạn cần biết phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau (cố định, biến đổi, trực tiếp, gián tiếp, …). Sau đó sử dụng các phương pháp phân tích chi phí như: phân tích biến động chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Tìm ra nguyên nhân của sự biến động chi phí, đề xuất các biện pháp kiểm soát chi phí, doanh thu, sản lượng, …
- Phân tích biến động: Vị trí này cần xác định các chỉ tiêu và yếu tố cần phân tích biến động. Dựa vào đó kế toán viên sẽ tìm ra nguyên nhân, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến động và đưa ra các đánh giá, nhận định và kiến nghị dựa trên kết quả phân tích.
Kỹ năng giao tiếp
Các kỹ năng giao tiếp sẽ giúp kế toán quản trị tăng cường sự tương tác, hợp tác với các bên liên quan như quản lý, nhân viên, khách hàng, … từ đó nâng cao hiệu quả và tính ứng dụng của các phân tích, đề xuất của mình. Cụ thể:
- Khả năng giao tiếp hiệu quả: Làm kế toán quản trị bạn cần biết kỹ năng trao đổi thông tin, ý tưởng và ý kiến một cách rõ ràng, thuyết phục với các bên liên quan. Có được khả năng giao tiếp tốt giúp bạn hiểu rõ mục tiêu của lãnh đạo đặt ra cho doanh nghiệp tốt hơn, từ đó xây dựng kế hoạch vận hành sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Phải biết hợp tác, phối hợp với các bộ phận, cá nhân khác trong doanh nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một trong những kỹ năng bắt buộc đối với vị trí kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Khả năng thuyết trình: Một người làm kế toán quản trị cần trình bày, thuyết phục và đưa ra các đề xuất, kiến nghị một cách hiệu quả. Lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung thuyết trình một cách logic và đầy đủ. Khi đã có kỹ năng này, bạn sẽ truyền tải được đề xuất của mình để lãnh đạo hiểu và nắm được tốt và rõ ràng nhất.
Kỹ năng tư duy chiến lược
Kỹ năng tư duy chiến lược đối với kế toán quản trị là “cánh tay phải” để hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Tư duy hệ thống: Đây là kỹ năng phân tích các yếu tố liên quan như nguồn lực, quy trình, môi trường bên trong và bên ngoài. Nó giúp bạn nhận diện các mối liên hệ, tương tác giữa các yếu tố để hiểu được bức tranh toàn cảnh. Như vậy kế toán quản trị có thể dự đoán các tác động, hệ quả có thể xảy ra từ các quyết định và hành động.
- Lập kế hoạch: Vị trí này cần biết xây dựng các kế hoạch, lộ trình chiến lược để đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Ngoài ra cần biết dự phòng các rủi ro, kịch bản thay thế để đảm bảo tính linh hoạt. Đây là kỹ năng tối quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đứng vững để phát triển và sản xuất, phòng tránh các rủi ro liên quan.
Đưa ra quyết định: Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin một cách toàn diện, khách quan sẽ giúp kế toán quản trị đưa ra các đánh giá, các phương án, lựa chọn phương án tối ưu dựa trên các tiêu chí rõ ràng. Ngoài ra đó cũng là kỹ năng giúp kế toán giám sát, điều chỉnh các quyết định khi cần thiết dựa trên tình hình thực tế.
4 Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Trong doanh nghiệp, kế toán tài chính và kế toán quản trị có mức độ quan trọng như nhau. Tuy nhiên hai vị trí này lại đảm nhận các công việc có phần khác biệt. Cụ thể sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị như sau:
Đặc điểm | Kế toán doanh nghiệp | Kế toán quản trị |
Mục tiêu | Cung cấp thông tin cho bên ngoài về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp | Cung cấp thông tin cho bên trong như chi phí để sản xuất sản phẩm, đánh giá xem có nên sản xuất hay không |
Đối tượng sử dụng | Nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan thuế | Nhà quản lý |
Báo cáo | BCTC(IFRS/VN) | Báo cáo nội bộ |
Tính chất | Lịch sử | Tương lai |
Tần suất báo cáo | Hàng quý, hàng năm | Tuỳ thuộc vào nhu cầu |
Tiêu chuẩn | Chuẩn mực kế toán | Không có chuẩn mực cố định |
Tính linh hoạt | Ít linh hoạt | Rất linh hoạt |
Kế toán quản trị góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một vị trí quan trọng trong bộ máy của một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, đảm bảo vốn đầu tư trung chuyển tốt nhất. Ngành kế toán quản trị trong những năm gần đây cũng rất phát triển, sinh viên ra trường có tiềm năng công việc vô cùng lớn.