Không thể phủ nhận ngành Kiểm toán hiện nay là một trong những ngành thu hút sinh viên kinh tế nhất bởi mức thu nhập tốt cùng cơ hội phát triển rộng mở. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về ngành này hay chưa? Bài viết bên dưới của Liên Việt sẽ mang lại cái nhìn chi tiết nhất về ngành kế toán kiểm toán.
1 Khái niệm về ngành kiểm toán
Kiểm toán (có tên tiếng Anh là Audit) chính là quá trình thu thập, xác minh và đánh giá những bằng chứng về thông tin tài chính của một tổ chức, công ty nào đó. Mục đích của hoạt động kiểm toán là lập báo cáo về mức độ phù hợp của thông tin tài chính đã xác thực với các chuẩn mực do pháp luật quy định.
Như vậy, nói một cách dễ hiểu thì kiểm toán giống như một cuộc kiểm tra tài chính doanh nghiệp định kỳ. Kết quả kiểm toán sẽ cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu về tài chính từ đó đưa ra các khuyến nghị cho đơn vị được kiểm toán.
2 Phân loại kiểm toán
Mọi lĩnh vực đều cần đến kiểm toán nên có nhiều chuyên ngành kiểm toán khác nhau như: Kiểm toán tài chính, Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán CNTT, Kiểm toán pháp y, Kiểm toán môi trường và Kiểm toán chính phủ….
Kiểm toán tài chính
Được biết tới là loại Kiểm toán phổ biến nhất, kiểm toán tài chính tập trung vào việc kiểm tra hồ sơ tài chính của một công ty để đảm bảo rằng chúng là chính xác và công bằng.
Kiểm toán nội bộ
Thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên trong doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá hiệu quả của các hoạt động kiểm soát nội bộ của công ty theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Báo cáo Kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ của công ty đó.
Kiểm toán hoạt động
Giống như tên gọi, Kiểm toán hoạt động sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả và hiệu quả của các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán tập trung vào việc đảm bảo rằng một công ty đang tuân thủ tất cả các quy định và áp dụng luật pháp.
Kiểm toán công nghệ thông tin
Kiểm toán công nghệ thông tin tập trung vào việc đánh giá các biện pháp kiểm soát an ninh mạng và công nghệ thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.
Kiểm toán pháp y
Kiểm toán pháp y được thực hiện như một phần của một cuộc điều tra gian lận hoặc tranh chấp pháp lý.
Kiểm toán môi trường
Kiểm toán môi trường là hoạt động đánh giá tác động môi trường của một tổ chức, doanh nghiệp.
Kiểm toán chính phủ
Kiểm toán chính phủ sẽ liên quan đến việc sử dụng các quỹ công và được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ.
Phân biệt sự khác nhau giữa kiểm toán và kế toán
Hai khái niệm về kiểm toán và kế toán thường dễ gây nhầm lẫn bởi cả hai đều thuộc về lĩnh vực kế toán tài chính. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai ngành này nằm ở thời điểm làm việc.
- Kế toán: Bắt đầu làm việc khi có giao dịch tài chính, các kế toán viên sẽ phụ trách thực hiện sổ sách, tài liệu các giao dịch tài chính.
- Kiểm toán: Bắt đầu khi công việc của kế toán kết thúc, kiểm toán viên sẽ kiểm tra những sổ sách và tài liệu trên. Thời điểm kế toán kết thúc (chốt sổ tháng/ quý/ năm) thì kiểm toán mới bắt đầu vào cuộc.
Ngành kiểm toán học những gì?
Sinh viên theo học ngành kiểm toán được đào tạo các kiến thức chuyên môn về kiểm toán, kế toán, tài chính, kinh tế, luật, và các kỹ năng mềm cần thiết như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán…
Kiến thức về ngành kiểm toán bao gồm khối kiến thức nền tảng và khối kiến thức chuyên ngành
Kiến thức nền tảng
Để theo học ngành kiểm toán, bạn cần tiếp cận các kiến thức nền tảng sau:
- Toán cao đẳng: Môn học cung cấp nền tảng toán học cần thiết cho các môn học chuyên ngành như thống kê, phân tích tài chính.
- Kinh tế vi mô và vĩ mô: Môn học giúp sinh viên hiểu hơn về các nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế, thị trường và doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính: Là môn học trang bị kiến thức về nguyên tắc, phương pháp ghi chép, hạch toán và báo cáo tài chính.
- Luật kinh doanh: Môn học cung cấp các kiến thức về luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp và giao dịch thương mại.
Kiến thức chuyên ngành
Bạn sẽ không thể trở thành một kiểm toán viên nếu không trải qua các kiến thức chuyên ngành sau:
- Kiểm toán nguyên lý: Môn học giới thiệu về các khái niệm, mục tiêu, phương pháp cũng như quy trình kiểm toán.
- Kiểm toán nội bộ: Hướng dẫn người học cách kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp và vai trò của kiểm toán nội bộ.
- Kiểm toán bên ngoài: Giúp đào tạo sinh viên về thực hành kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
- Kiểm toán chuyên ngành: Môn học bao gồm kiểm toán thuế, kiểm toán ngân hàng, kiểm toán bảo hiểm,… nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về ngành kiểm toán.
- Phân tích tài chính: Môn học giúp bạn có khả năng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính.
- Thống kê: Môn học cung cấp kiến thức về việc thu thập, phân tích dữ liệu và sử dụng thống kê trong kiểm toán.
3 Các khối thi xét tuyển ngành kiểm toán
Với từng khối thi xét tuyển, ngành kiểm toán có cách tính điểm khác nhau tùy thuộc vào từng trường đại học, cao đẳng. Dưới đây là danh sách các khối thi có xét tuyển ngành kiểm toán mà bạn cần biết:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Ngữ văn, Anh
- C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
- C03: Toán, Ngữ văn, Hóa học
- A10: Toán, Địa lý, Ngữ văn
- D07: Toán, Hóa học, Anh
- C04: Toán, Sinh học, Ngữ văn
4 Các trường đào tạo ngành kiểm toán
Danh sách các trường đại học, học viện có đào tạo chuyên ngành kiểm toán dành cho bạn:
- Trường Đại Học Kinh Tế – Luật TPHCM
- Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Tài Chính
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Trường Đại học Ngoại Thương TPHCM
- Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
- Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
5 Cơ hội việc làm dành cho ngành kiểm toán
Tỉ lệ sinh viên ngành kiểm toán có việc làm sau khi tốt nghiệp rất lớn
Được đánh giá là một ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển và có vị trí quan trọng trong bộ máy của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, ngành kiểm toán hứa hẹn đem đến cho người học nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm toán, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau có liên quan đến chuyên ngành học như:
- Kiểm toán viên: Nhiệm vụ chính của vị trí kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước,…
- Chuyên viên tài chính: Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, có trách nhiệm quản lý, phân tích và lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên kế toán: Vị trí chuyên viên kế toán phù hợp với người có khả năng chịu trách nhiệm ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Chuyên viên kinh tế: Thường làm việc trong lĩnh vực thuế có vai trò chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến thuế như tư vấn thuế, hạch toán thuế, kiểm tra thuế, xử lý vi phạm về thuế,…
- Chuyên viên ngân hàng: Là người đảm nhận các công việc liên quan đến ngân hàng như tư vấn khách hàng, thực hiện các giao dịch ngân hàng, xử lý hồ sơ khách hàng, chăm sóc khách hàng,…
- Chuyên viên thuế: Nhiệm vụ của chuyên viên thuế là tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế đồng thời lên kế hoạch công tác theo tháng, quý, năm.
6 Mức lương của ngành kiểm toán
Mức lương của ngành kiểm toán được Nhà nước quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Kiểm toán viên được tính:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Dựa theo trình độ, kinh nghiệm và cấp bậc, mức lương trung bình của kiểm toán viên khi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước như sau:
Trình độ | Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) |
Sinh viên mới ra trường | 7.000.000 – 10.000.000 triệu |
Có kinh nghiệm từ 1-3 năm | 10.000.000 – 15.000.000 triệu |
Có kinh nghiệm từ 3-5 năm | 15.000.000 – 20.000.000 triệu |
Có kinh nghiệm từ 5-10 năm | 20.000.000 – 30.000.000 triệu |
Có kinh nghiệm trên 10 năm | 30.000.000 – 50.000.000 triệu |
Lưu ý: Bảng tính lương trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo vị trí công việc cũng như chế độ lương thưởng của từng doanh nghiệp sẽ có mức lương ngành kiểm toán khác nhau.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về ngành kiểm toán tại Việt Nam. Liên Việt chúc bạn sẽ tìm được định hướng nghề nghiệp và gắn bó lâu dài với ngành kiểm toán.