1 Tín chỉ là gì?
Tín chỉ thường được gọi là tín chỉ học phần hay đơn giản đó là “ tín chỉ “, đây được hiểu là một hệ thống đo lường tiến trình học tập trong hệ thống giáo dục bậc đại học, dựa theo đúng tiêu chuẩn đơn vị của hệ thống ECTS ( European Credit Transfer and Accumulation System) Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu quy định.
Mỗi một đơn vị tín chỉ sẽ chứa lượng kiến thức học tập cụ thể mà ở đó sinh viên cần phải hoàn thành đúng và đủ tuân theo chương trình đào tạo mà nhà trường đưa ra.
Dưới đây là một số ưu điểm của chương trình đào tạo này.
>>> Xem thêm: Bãi bỏ quy định cấp chứng chỉ quản lý giáo dục mới nhất 2024
2 Ưu điểm khi đào tạo theo tín chỉ?
Ưu điểm của việc đào tạo theo tín chỉ là:
- Tính linh hoạt trong học tập: khi học và đào tạo theo tín chỉ thì sinh viên có thể tự chọn các môn và tự sắp xếp lịch học theo mong muốn và phù hợp với mục đích cá nhân của từng người. Điều này tạo nên một kế hoạch học tập phong phú và đa dạng hơn cho sinh viên.
- Tạo tính chủ động cho sinh viên: Việc lựa chọn và tự sắp xếp việc học của mình sẽ tạo cho sinh viên có trách nhiệm hơn đối với lựa chọn của mình. Điều này tạo nên sự chủ động khuyến khích khả năng tư duy quản lý thời gian và kế hoạch của của bản thân.
- Tự chủ trong tiến độ học tập: vì sinh viên tự đăng kí tín chỉ nếu họ có đủ năng lực thì có thể học nhanh và học vượt trước được chương trình đào tạo, đăng ký nhiều tín chỉ hơn trong kỳ học. Do số lượng tín chỉ đăng ký không bị giới hạn như hình thức đào tạo niên chế.
- Tích hợp công việc và học tập: Thời gian và lịch trình do sinh viên tự thiết kế, do đó sinh viên có sự chủ động về mặt thời gian. Từ đó có thể vừa kết hợp đi học và đi làm thêm để trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm cho mình thêm phong phú.Học đi đôi với thực hành.
Mang những ưu điểm như thế nhưng hình thức đào tạo tín chỉ cũng đi đôi với một số nhược điểm dưới đây.
>>>Tham khảo: Các tình huống nghiệp vụ sư phạm phổ biến & cách giải quyết như thế nào?
3 Nhược điểm của chương trình đào tạo tín chỉ?
Về nhược điểm của chương trình đào tạo tín chỉ như sau:
- Thiếu tính chặt chẽ: do sinh viên có tính tự chủ cao đi đôi với việc tự sắp xếp lịch học khoa học, thì nhiều sinh viên còn chưa biết cách phân bổ và sắp xếp hợp lí thời gian biểu và chưa kiểm soát số lượng tín chỉ phù hợp với chương trình học.
- Khả năng kết nối bị hạn chế: do đặc thù chương trình đào tạo là mỗi sinh viên được đăng ký các lớp tín chỉ riêng không phải dựa theo sự sắp xếp của nhà trường.
Do đó việc luôn thay đổi lớp tín chỉ sau mỗi kỳ học, sẽ tạo cho sinh viên môi trường đa dạng học tập nhưng lại thiếu đi tính kết nối thân thiết lâu dài với bạn bè và giảng viên.
- Mang tính rủi ro: Việc đăng ký và sắp xếp môn học theo từng tín chỉ còn phụ thuộc vào cả mạng lưới đăng nhập và đăng ký của nhà trường đề ra, hơn thế nữa nếu sinh viên chưa có khả năng quản lý và sắp xếp thời gian lịch học, sẽ rất dễ dẫn đến không biết đăng ký tín chỉ để học hoặc không đủ tín chỉ đáp ứng đầu ra của chương trình tại bậc đại đại học yêu cầu. Gây mất thời gian và chậm tiến độ học tập.
Trên đây là những nhược điểm của hệ đào tạo tín chỉ, để tìm hiểu chi tiết hơn về hệ học này sau đây sẽ là phần các câu hỏi liên quan đến tín chỉ.
>>> Xem thêm: Chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
4 Các câu hỏi liên quan đến tín chỉ
Ngoài các thông tin được giải đáp bên trên còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc đào tạo tín chỉ. Sau đây Liên Việt xin giải đáp một vài thắc mắc tiêu biểu nhất.
Q1: 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Theo khoản 2, điều 7 của Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định:
- Trung bình hệ thường đại học đào tạo là 120 tín chỉ. Hệ đào tạo chuyên sâu là 150 tín chỉ. Hệ đào tạo thạc sĩ là 60 tín chỉ. Hệ đào tạo tiến sĩ đối với những người đã có bằng thạc sĩ là 90 tín chỉ và 120 tín chỉ đối với người có trình độ đại học cùng nhóm ngành.
- Cuối cùng đối với chương trình đào tạo song ngành là 150 tín chỉ, chương trình đào tạo ngành chính – ngành phụ là 135 tín chỉ. ( Chưa bao gồm với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành)
Q2: 1 tín chỉ học trong bao lâu?
Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập như sau:
Điều 7. Khối lượng học tập
- Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
- a) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
- b) Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
Như vậy 1 tín chỉ học tập sẽ tương đương học tối đa với 50 giờ quy định và quy định tối thiểu phải đủ 15 giờ trong một tín , đã bao gồm tất cả các giờ học tự hướng dẫn, thực hành, nghiên cứu.
Q3: 1 học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?
Tùy vào các trường đại học mà chia một năm học thành mấy kỳ, thông thường năm học sẽ được chia thành 2 – 3 kỳ học lớn.
Theo khoản 3 điều 26, thông tư 24/2019/TT-BGDĐT thì :
Tối thiểu phải đáp ứng 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa. Không giới hạn đăng ký tín chỉ ( áp dụng đối với sinh viên có học lực trung bình trở lên).
Đối với sinh viên học lực yếu , kém được đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ và tối đa không quá 14 tín chỉ.
Không quy định học tập tối thiểu đối với người học ở học kỳ phụ.
>>> Gợi ý: Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng Trung online
5 Lời kết
Hệ đào tạo theo tín chỉ là một hệ đào tạo chuyên sâu và đa dạng. Nó tạo nên nhiều cách học và tạo ra sự sáng tạo đổi mới trong tư duy đào tạo. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên học trường đại học nào, theo quy chế hệ đào tạo nào, thì thông qua kiến thức mà Liên Việt Education cung cấp mong rằng sẽ giúp ích cho bạn phần nào về định hướng cũng như những lựa chọn trong tương lai.
Chúc các bạn thành công!