Nghề giáo là một nghề cao cả và tôn quý. Người dìu dắt bao thế hệ học sinh bước đi trên những đoạn đường đời để khôn lớn và trở thành người có ích cho xã hội. Song hành với sự thiêng liêng ấy lại là bao nỗi khó khăn của các thầy/cô phải đối mặt trong quá trình giảng dạy. Ngoài việc truyền tải kiến thức, giáo viên còn phải xử lý những tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày của các em học sinh. Đặc biệt là những tình huống sư phạm tiểu học.
Mọi việc luôn xảy ra bất ngờ và đòi hỏi thầy/cô phải có sự nhạy bén, linh hoạt để xử lý êm xuôi mà vẫn đảm bảo nguyên tắc giáo dục. Hiểu được vấn đề này, bài viết dưới đây Liên Việt sẽ tổng hợp top 5+ tình huống sư phạm tiểu học thường gặp nhất và cách xử lý. Mời các bạn tham khảo.
>>> Gợi ý: Danh sách các trường đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục tốt nhất hiện nay
1 Nhận được báo cáo một học sinh bị mất tiền trong lớp
- Tình huống xảy ra
Khi đang giảng bài, bất ngờ có một em học sinh hốt hoảng và bật khóc nói với bạn em bị mất tiền. Làm thế nào để giải quyết tình huống này mà không làm ảnh hưởng tới việc học của cả lớp.
- Cách xử lý
Trước hết, bạn hãy trấn an em học sinh đó và không để lớp học trở lên hỗn loạn. Nói với em học sinh rằng sẽ giải quyết vấn đề sau tiết học để loại bỏ sự hoang mang và giúp em yên tâm học hết buổi. Kết thúc bài giảng, hãy xử lý vấn đề như sau:
– Nhắc em học sinh kiểm tra kỹ lại những chỗ em có thể cất tiền và hỏi về quá trình vui chơi của em từ khi cầm tiền đến lúc mất. Điều này để xác định địa điểm em làm mất tiền trong hay ngoài lớp học.
– Nếu mất trong lớp học, hãy nhẹ nhàng trao đổi với cả lớp. Các thầy cô nên khuyến khích tinh thần tự giác giúp học sinh chủ động nhận lỗi. Đồng thời, khai thác một số thông tin trong lớp học và đưa ra giải pháp mở cho bạn nào trót dại làm việc này.
– Nếu thực sự có một bạn học sinh đã lấy, hãy điềm tĩnh, nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai và khuyên răn em đó không được tái phạm nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Đặc biệt, không được quát mắng hay có những hành động tiêu cực với em học sinh đó trong quá trình xử lý vấn đề.
– Cuối cùng, thông báo với cả lớp sự việc đã được xử lý và khuyên bảo các em không được làm những việc sai trái. Hãy truyền tải những thông điệp tốt và các câu chuyện tình bạn trong lớp học cho cả lớp cùng lắng nghe.
2 Phát hiện một học sinh học kém làm bài được điểm cao bất ngờ
- Tình huống xảy ra
Trong một lần chấm bài kiểm tra cho cả lớp, bạn đột nhiên phát hiện một em học sinh có học lực yếu kém lại có điểm cao vượt trội hơn hẳn so với mọi lần. Vậy phải làm sao trong tình huống này.
- Cách xử lý
Trước tiên, bạn cần phải khen ngợi sự cố gắng của em đó trước tập thể lớp học. Đồng thời, lấy đó làm tấm gương để khơi dậy sự nỗ lực và tinh thần ham học của các bạn học sinh khác. Tiếp theo để giải đáp cho những nghi ngờ của mình, bạn hãy khéo léo mời em học sinh đó lên bảng chia sẻ lại phương pháp làm bài để cả lớp tham khảo và học tập. Đây cũng là cách để em thể hiện năng lực và sự tiến bộ của bản thân. Lúc này, sẽ xảy ra hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Em học sinh đó đã có sự thay đổi và tiến bộ đáng kể trong quá trình học tập khi trình bày trơn tru, tự nhiên về cách làm bài của mình.
– Trường hợp 2: Bạn nhận thấy sự ấp úng, thiếu tự tin trong cách chia sẻ, đôi chỗ còn không thể giải thích. Hãy ân cần xoa dịu nỗi sợ và giúp em đó trình bày lại cách giải bài kiểm tra. Tuyệt đối không được thúc giục hay phê bình học sinh trước tập thể lớp. Sau giờ học, bạn có thể hẹn gặp riêng em học sinh để tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa ra lời khuyên bổ ích nhất.
>>> Xem ngay: Ngành quản lý giáo dục là gì? Ra trường làm gì?
3 Phụ huynh có hành vi đánh con trước mặt giáo viên
- Tình huống xảy ra
Bạn là giáo viên chủ nhiệm và nhận thấy một em học sinh có học lực yếu kém dù đã rất cố gắng quan tâm nhưng em không có sự thay đổi. Để tốt hơn, bạn quyết định tới gặp phụ huynh thông báo về kết quả học tập và bàn bạc về cách cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên vì không giữ được bình tĩnh, phụ huynh đã đánh em đó trước mặt bạn. Lúc nào phải làm sao?
- Cách xử lý
Đầu tiên, bạn hãy nói gì đó để làm giảm bớt sự căng thẳng và nóng giận tức thời của phụ huynh. Trình bày lý do đến gặp mặt và thể hiện mong muốn phụ huynh phối hợp với nhà trường đưa ra phương hướng giúp em đó cải thiện kết quả học tập được tốt hơn. Đồng thời, khéo léo nêu quan điểm của bản thân về cách giáo dục con em của gia đình. Không nên dùng bạo lực vì hành động đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sự phát triển của các em. Mong gia đình sẽ có những cách dạy bảo nhẹ nhàng và điều quan trọng là tìm ra giải pháp để thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng của em trong quá trình học tập.
4 Phụ huynh cho học sinh thôi học
- Tình huống xảy ra
Bạn nhận thấy sự chểnh mảng và học lực yếu của một em học sinh trong lớp. Là giáo viên chủ nhiệm, bạn đến thông báo cho phụ huynh nhưng lại nhận được ý kiến muốn cho em đó thôi học vì lý do hoàn cảnh khó khăn. Khá ngạc nhiên nhưng bạn vẫn cần bình tĩnh và đưa ra hướng giải quyết sao cho ổn thỏa.
- Cách xử lý
Trong tình huống này, bạn cần trao đổi và động viên gia đình hãy tiếp tục tạo điều kiện cho em đó được đi học. Đưa ra những giải pháp hỗ trợ để có thể giảm bớt sự gánh nặng cho gia đình.
Nếu phụ huynh tỏ ý con mình học kém, không thể theo được các bạn trong lớp và việc học không có lợi ích gì cho tương lai sau này. Bạn hãy cố gắng giải thích cho họ hiểu, lý do em đó chưa học tốt vì không có nhiều thời gian học bài và không được tạo điều kiện tập trung cho việc học. Đồng thời, hứa sẽ cố gắng giúp đỡ kèm cặp em nhiều hơn và chắc chắn sẽ thấy sự tiến bộ khi gia đình tạo một môi trường tốt cho con.
Trong trường hợp tồi tệ nhất, gia đình vẫn muốn em nghỉ học để ở nhà làm việc đỡ đần bố mẹ. Lúc này, bạn cần nói cho họ hiểu về sự quan trọng của việc học tập đối với các em nhỏ và đây cũng chính là con đường tốt nhất để các em thoát nghèo trong tương lai. Nếu gia cảnh quá khó khăn, bạn hãy kêu gọi sự trợ giúp từ nhà trường, địa phương và cộng đồng để giúp đỡ gia đình có cuộc sống ổn định hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho em học sinh được tiếp tục đến trường để có cơ hội thay đổi cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
>>> Tham khảo: Bồi dưỡng là gì? Mục tiêu của việc bồi dưỡng
5 Học sinh có hành vi phá hoại tài sản của nhà trường
- Tình huống xảy ra
Đây là tình huống sư phạm tiểu học thường xuyên xảy ra và khó có thể tránh khỏi. Nhà trường thông báo có một nhóm học sinh đã phá hoại tài sản của trường và trong đó có một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Không biết rõ là ai và khi bạn hỏi cả lớp thì không em nào nhận lỗi. Trong tình huống này, bạn cần giải quyết như thế nào?
- Cách xử lý
Bạn hãy họp lớp trong giờ sinh hoạt và trao đổi với các em học sinh về thông tin này. Đồng thời, giải thích cho các em hiểu phá hoại tài sản của nhà trường là hành vi không tốt. Bởi đó cũng chính là tài sản chung của tất cả các em để sử dụng cho mục đích vui chơi và học tập. Em nào chưa nhận thức được đã tham gia vào hành vi trên, hãy gặp riêng bạn để thú nhận và bạn chắc chắn sẽ không tiết lộ danh tính của em đó.
Ngược lại, khi đã mềm mỏng nhưng không có em học sinh nào tự giác nhận lỗi. Lúc này, bạn cần nghiêm túc, nâng cao mức độ nghiêm trọng trong giọng nói. Thông báo với cả lớp rằng: Nhà trường sẽ có cách tìm ra những bạn nào đã làm việc này, xử phạt theo quy định và sẽ báo về cho phụ huynh biết. Tin chắc rằng, với giọng điệu đanh thép các em học sinh sẽ nhanh chóng thú nhận lỗi lầm mà thôi.
>>>Xem ngay: Phẩm chất đạo đức là gì?
6 Tổng hợp cách giải quyết 30+ tình huống sư phạm tiểu học khác
Xử lý tình huống sư phạm tiểu học là một kỹ năng quan trọng của giáo viên. Khi đối mặt với các tình huống khó khăn, giáo viên cần phải có khả năng xử lý chúng một cách linh hoạt và hiệu quả. Để xử lý các tình huống này, giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý lớp học.
Các giáo viên có thể tham khảo thêm hơn 30+ tình huống thường gặp sau mà Liên Việt Tổng hợp. Nó sẽ giúp các giáo viên có kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống tốt hơn. Không bị động với bất kỳ trường hợp nào.
Mời các bạn xem thêm danh sách 30+ tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết tại đây.
Trên đây là 40+ tình huống sư phạm tiểu học mà các thầy/cô hay gặp nhất và cách xử lý khéo léo.
Mong rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp bạn giải quyết một phần khó khăn trong quá trình giảng dạy của mình. Để có thêm nhiều thông tin hơn nữa về các vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục, mời các bạn theo dõi các bài viết tiếp theo của Liên Việt – Education.