“Nhân chi sơ tính bản thiện” theo ý nghĩa câu này nói,con người sinh ra vốn đã có sẵn tính thiện, vậy thiện hay ác đó có được coi là một phẩm chất đạo đức đáng có của con người. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cần phải biết được phẩm chất đạo đức là gì? Những phẩm chất đáng có mà con người cần phải hướng đến. Sau đây Liên Việt Education sẽ làm rõ về những vấn đề này.
1 Phẩm chất đạo đức là gì?
Phạm trù phẩm chất đạo đức trước tiên được chia thành hai khái niệm nhỏ phẩm chất và đạo đức:
- Phẩm chất chính là những đặc trưng về tính cách, đặc điểm, giá trị nhân sinh quan của một người. Nó bao gồm các đặc tính tốt hoặc xấu cũng như những giá trị và nguyên tắc sống mà họ tuân theo. Phẩm chất thường là thước đo cho tính cách và đạo đức của con người.
- Đạo đức là toàn bộ cái nhìn, đánh giá, nguyên tắc để xây dựng nên hành vi của một con người. Xem xét xem hành vi đó là đúng hay sai để rồi từ đó hình thành nên nhận thức và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.
Từ hai phạm trù trên ta có thể tổng kết lại là phẩm chất đạo đức là những khuôn mẫu về chuẩn mực hành vi của con người. Từ những khuôn mẫu đó ta có thể nhận xét đánh giá xem là hành vi, thái độ, cử chỉ đó là tốt hay xấu. Đáng học hỏi và làm theo hay không. Cuối cùng đưa ra kết luận và đúc kết lại những giá trị tốt đẹp để hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người.
Phẩm chất đạo đức cũng chia làm những phẩm chất tốt và những phẩm chất xấu, để hiểu rõ hơn về những điều này chúng tôi xin phép được nêu ra các ví dụ về phẩm chất đạo đức.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
2 Ví dụ về các phẩm chất đạo đức.
Sau đây là các ví dụ về phẩm chất đạo đức:
Phẩm chất đạo đức tốt
Từ xưa đến nay các phẩm chất đạo đức tốt phải kể đến các phẩm chất như: trung thực, dũng cảm, giữ chữ tín, đoàn kết đùm bọc ,yêu thương nhau,…trong cộng đồng hay từng cá nhân thì có vô vàn các tấm gương phẩm chất đạo đức tốt.
Ví như Bác Hồ chính là tấm gương sáng nhất đến bây giờ vẫn được nhiều người noi theo. Câu chuyện về em bé Pác Bó được Bác hồ tặng chiếc vòng bạc, sau khi đi công tác xa về. Đây chính là lời hứa của Bác trước khi đi xa công tác, sau hơn hai năm Bác gặp lại bé gái năm xưa và lời hứa ấy Bác vẫn nhớ và thực hiện. Đây chính là phẩm chất đạo đức giữ chữ tín của Bác.
Hay mới đây nhất vụ hỏa hoạn ở chung cư mini Khương Hạ – Thanh Xuân – Hà Nội đã gây ra nhiều mất mát và ám ảnh cho người dân. Nhưng trong khói lửa và niềm đau thương ấy có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người vẫn được giương cao và phát huy.
>>> Tham khảo: Thế hệ trẻ là gì? Vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
Câu chuyện về phẩm chất đạo đức dũng cảm như anh Nguyễn Phúc Văn( 30 tuổi, quê Bắc Ninh) làm nghề shipper đã không ngần ngại nguy hiểm, lao vào đám cháy trên cứu thoát được 9 mạng người từ vụ hỏa hoạn.
Chính nhờ phẩm chất đạo đức dũng cảm,biết giúp đỡ người khác đã giúp ích và đem lại hy vọng sống cho nhiều người ấy đáng được tôn vinh và học hỏi theo.
Bên cạnh những phẩm chất đạo đức tốt đáng học hỏi, thì đâu đó vẫn tồn tại những phẩm chất xấu cần phải được tu dưỡng và loại bỏ, nhất là trong xã hội ngày nay.
Phẩm chất đạo đức xấu
Phẩm chất đạo đức xấu chính là những phẩm chất đi trái lại với những phẩm chất tốt đẹp. Thay vì giữ chữ tín thì người ta lại bội nghĩa, bạc tình. Thay vì dũng cảm thì nhiều người lại trở nên hèn nhát, yếu đuối không dám đương đầu với thử thách nguy hiểm,…
Ví dụ như hành vi mượn đồ dùng của người khác rồi chiếm làm của riêng, không trả lại.đây chính là thất hứa và bội tín gây mất lòng tin cho người sở hữu tài sản đó.
>>> Xem ngay: Học sinh hòa nhập là gì? Phương pháp giáo dục hòa nhập như thế nào?
Hay như việc người trẻ hiện nay còn nhiều người vẫn không chịu lao động chỉ biết ăn bám bố mẹ, trở thành những người vô giá trị trong xã hội. Đây là biểu hiện cho sự hèn nhát, sống thiếu trách nhiệm, không dám đương đầu với các khó khăn, thử thách mà cuộc sống này đem lại.
Từ những ví dụ trên chúng ta cần phải học tập và tạo cho mình những phẩm chất tốt đẹp, sống và rèn luyện học tập theo gương của Bác Hồ vĩ đại.
Để cụ thể hơn về những phẩm chất đã và đang được xã hội áp dụng vào từng ngành nghề như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin nêu ra một số phẩm chất đạo đức đáng có trong các ngành và lĩnh vực khác nhau.
3 Phẩm chất đạo đức cơ bản trong các nghề nghiệp khác nhau.
1: Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức Nhà nước.
Các tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức Nhà nước cần có là:
- Trung thực, liêm khiết.
- Khách quan, công bằng, bình đẳng.
- Thận trọng.
- Tận tụy.
- Năng lực và sự chuyên cần
Các chuẩn mực đạo đức trên được dựa theo những đánh giá và tổng hợp đúc kết được từ tính chất công việc liên quan. Cán bộ công chức giống như là người làm quan trong thời xưa, do đó các phẩm chất đạo đức, liêm khiết, thận trọng và tận tụy luôn được đề cao
2: Phẩm chất đạo đức của nhà giáo.
Căn cứ theo điều 4 quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên:
- Tâm huyết với nghề.
- Công bằng trong giảng dạy
- Tận tụy với công việc.
- Nghiêm túc tự phê bình, và phê bình.Luôn luôn học hỏi không ngừng để nâng cao chuyên môn.
3: Phẩm chất đạo đức của người cách mạng.
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng bao gồm:
- Trung với Nước, tận hiếu với Dân.
- Tinh thần Quốc tế trong sáng.
- Nói đi đôi với làm.
- Cần, kiệm, liêm, chính.
Những phẩm chất trên được đúc kết từ lời dạy của Cụ Hồ đương thời.
>>> Xem ngay: Giáo dục phổ thông là gì? Vai trò của giáo dục phổ thông hiện nay
4 Lời kết
Phẩm chất đạo đức tốt đẹp là điều đáng quý đối với mỗi con người.Chúng ta cần phải cố gắng tu dưỡng, học tập và rèn luyện làm theo lời Bác dạy. Phẩm chất nào tốt nên học theo, phẩm chất xấu nên bài trừ và hạn chế, loại bỏ nó.Có như thế con người chúng ta mới ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Hy vọng các kiến thức trên của Liên Việt Education đã mang lại hữu ích cho bạn!