Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức được Nhà Nước quy định rõ ràng cụ thể tại Quyết định 758/QĐ-BNV
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức luôn được nhân dân theo dõi một cách sát sao trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vì thế, Bộ Nội Vụ đã có quy định cụ thể về các quy tắc ứng xử dành cho cán bộ. Vậy những nguyên tắc đó là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Liên Việt Education để hiểu hơn về bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức bạn nhé.
>>> Tham khảo: Kịch bản chương trình cán bộ hưu trí chi tiết và ý nghĩa
1 Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Căn cứ vào Quyết định 758 của Bộ Nội Vụ, cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cần phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc ứng xử như:
- Thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu.
- Tuyệt đối không được lợi dụng vị trí “sếp”của mình để đề cử người thân quen.
- Bên cạnh đó, trong quá trình công tác nếu cảm thấy bản thân không thể đảm nhận được năng lực. Hoặc sự tín nhiệm của mình chưa đủ thì chủ động xin thôi giữ chức vụ.
- Ngoài ra, cán bộ quản lý cần phải tâm huyết, tận tụy và là tấm gương mẫu. Làm tròn trách nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, không được tranh thủ nhiệm kỳ công tác để trục lợi cho bản thân.
- Luôn công tâm, khách quan trong việc đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý. Nắm bắt kịp thời tâm lý, lối sống, lề lối làm việc, tạo sự công bằng và phát huy dân chủ.
- Cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo không được áp đặt, bảo thủ. Ngược lại phải luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
- Khi nhận được tố cáo không đúng sự thật về cán bộ, công, viên chức cấp dưới phải đứng ra bảo vệ danh dự cho họ. Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, đoàn kết, văn hóa công vụ tốt.
Nhìn chung, cán bộ, viên chức, công chức giữ chức vụ quản lý lãnh đạo. Cần phải thực hiện tốt các quy tắc ứng xử được đề cập ở trên.
>>> Xem ngay: Phát huy trách nhiệm nêu gương cán bộ Đảng Viên
2 Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Cũng trong Quyết định trên, quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cũng được quy định chi tiết và cụ thể, một trong những quy tắc đó phải kể đến:
- Cán bộ, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cần phải chấp hành quyết định do lãnh đạo, quản lý giao. Đồng thời, phải tuân thủ các thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên giao cho.
- Tuyệt đối, không được kén chọn vị trí công tác. Không được chọn việc dễ, bỏ việc khó. Thay vào đó phải chủ động sáng tạo, chịu trách nhiệm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao cho.
- Đặc biệt, không được lợi dụng việc phê bình, phát biểu, đóng góp ý kiến làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo. Không được nịnh bợ cấp trên với ý đồ không trong sáng.
- Quan trọng hơn cả, cán bộ viên chức không được gây bè, kết phái làm mất đoàn kết nội bộ. Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự và uy tín của đồng nghiệp, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
>>> Đọc thêm: Một số gói vay ưu đãi cho cán bộ công chức mới nhất
3 Ứng xử của cán bộ, viên chức trong khi thực thi công vụ
Căn cứ vào Điều 4, Quyết định 758/QĐ-BNV. Cán bộ, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ cần đảm bảo các nguyên tắc ứng xử như sau:
“ Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải làm:
….
c) Trong quá trình thực thi công vụ mà tiếp xúc trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet…) với tổ chức và công dân thì phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời; phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của tổ chức và công dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
d) Có trách nhiệm hướng dẫn công khai cho tổ chức, công dân quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm đảm các yêu cầu của tổ chức và công dân được giải quyết đúng quy định của pháp luật, đúng thời gian quy định.
Trường hợp công việc bị kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức bằng văn bản nêu rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thông báo công khai cho tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do.
đ) Riêng đối với công chức, viên chức ở lĩnh vực Thanh tra và các hoạt động nghề nghiệp khác, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc này, phải thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định.
e) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Theo đó, cán bộ, viên chức cần phải đảm bảo trao đổi đúng nội dung công việc. Phải tôn trọng và lắng nghe, tận tình hướng dẫn quy trình xử lý công việc. Đồng thời, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của tổ chức và công dân… Cùng một số quy tắc được quy định cụ thể trên.
>>> Xem thêm: Vì sao nói cán bộ là cái gốc của mọi công việc?
4 Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức tại nơi công cộng
Về nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức tại nơi công cộng. Cần phải thực hiện tốt một số quy tắc như sau:
- Tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật và các quy định đặt ra trong các hoạt động tại các khu vực công cộng.
- Tạo dựng hình ảnh văn minh và lịch sự thông qua giao tiếp, ứng xử. Cũng như phong cách trang phục nhằm xây dựng lòng tin từ phía cộng đồng.
- Thông báo kịp thời đến cơ quan, tổ chức và đơn vị có thẩm quyền về mọi thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
- Tuân thủ các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục trong các không gian công cộng. Nhằm đảm bảo sự văn minh và tiến bộ của xã hội.
- Tuyệt đối không lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội để hỗ trợ hoặc che đậy cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào.
>>> Xem ngay: Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ chuẩn nhất 2024
5 Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức với nhân dân nơi cư trú
Nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức với nhân dân nơi cư trú cần phải làm tốt một số nhiệm vụ như sau:
- Chủ động tham gia trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở, tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương. Đồng thời tuân thủ sự giám sát từ các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng cư trú.
- Tránh can thiệp trái pháp luật vào các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân tại địa phương. Không tham gia vào việc xúi giục, kích động, hoặc bảo che cho các hành vi trái pháp luật.
- Giữ gìn đạo đức công dân theo những quy định của pháp luật và nhất quán với đồng cộng đồng dân cư.
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức. Hy vọng nội dung bài viết do Liên Việt Education cung cấp đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Hãy ghé thăm Liên Việt Education thường xuyên để có những thông tin mới nhất về công chức, viên chức bạn nhé.