Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Giao tiếp với học sinh đúng cách – Chìa khóa thành công trong dạy học

Đinh Nhung Liên Việt by Đinh Nhung Liên Việt
21/06/2024
in Giáo dục
0
Giao tiếp với học sinh đang là chủ đề được rất nhiều thầy cô quan tâm. Vậy giao tiếp với học sinh như thế nào cho đúng cách? Tầm quan trọng của việc giao tiếp với học sinh? Và khi giao tiếp với các em học sinh thì cần lưu ý những gì? Nếu các bạn cũng đang có cùng những thắc mắc nêu trên thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Liên Việt Education nhé!
  • 1 Tầm quan trọng của giao tiếp với học sinh
    • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy trò với nhau
    • Dễ dàng truyền đạt kiến thức
    • Phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề của học sinh
  • 2 Các kỹ năng giao tiếp cần thiết với học sinh
    • Kỹ năng lắng nghe
    • Kỹ năng đặt câu hỏi
    • Kỹ năng phản hồi
  • 3 Một số lưu ý khi giao tiếp với học sinh
    • Tôn trọng học sinh
    • Không phân biệt đối xử với học sinh
    • Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn khi giao tiếp với học sinh
    • Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình

1 Tầm quan trọng của giao tiếp với học sinh

Như chúng ta đã biết, giáo viên là một trong những người ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách của mỗi học sinh. Tuy nhiên để thực hiện được điều này thì buộc giáo viên phải có sự tương tác, giao tiếp với học sinh. 

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy trò với nhau

Giao tiếp với học sinh đúng cách sẽ giúp mối quan hệ thầy trò trở nên tốt đẹp hơn. Về phía học sinh, các em sẽ phải hiểu rằng mình cần lịch sự, tôn trọng người dạy mình. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tiên học lễ, hậu học văn!” 

Dĩ nhiên để đạt được kết quả như mong muốn thì cần nỗ lực rất nhiều từ phía giáo viên. 

>>> Xem thêm: Giải đáp: Học trái ngành có làm giáo viên được không?

Giao tiếp với học sinh mang lại những lợi ích gì?
Giao tiếp với học sinh mang lại những lợi ích gì?

Dễ dàng truyền đạt kiến thức

Khi thường xuyên giao tiếp với học sinh, bạn sẽ hiểu học sinh hơn. Từ đó, giúp cho việc truyền đạt kiến thức đến các em cũng dễ dàng hơn.

Bởi khi giao tiếp, giáo viên sẽ hiểu và nắm được về suy nghĩ và khả năng tiếp thu của các em. Dựa vào đó, giáo viên sẽ cá nhân hóa lại quy trình giảng dạy của mình để phù hợp với học sinh hơn. 

Phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề của học sinh

Lứa tuổi học trò thường có nhiều “biến động” về mặt tâm lý và cảm xúc. Chính vì vậy, việc giao tiếp với học sinh sẽ giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những vấn đề mà các em đang gặp phải. Từ đó, đưa ra cho các em những lời khuyên, an ủi hữu ích. 

2 Các kỹ năng giao tiếp cần thiết với học sinh

Thiếu đi các kỹ năng giao tiếp rất dễ khiến câu chuyện đi vào “ngõ cụt”. Và khi giao tiếp với học sinh cũng vậy. 

Cách giao tiếp cho học sinh tiểu học đòi hỏi sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn. Còn về kỹ năng giao tiếp cho học sinh cấp 2, vì các em đang bước vào độ tuổi dậy thì nên giáo viên cũng cần có những lời lẽ chỉn chu, dễ hiểu hơn khi chia sẻ với các em.

Và nếu thiếu đi những kỹ năng giao tiếp với học sinh dưới đây thì sẽ khiến cuộc trò chuyện bị “phản tác dụng”. Cụ thể về các kỹ năng đó như sau:

Kỹ năng lắng nghe

Nếu như nghe là bản năng thì lắng nghe chính là kỹ năng. Để hiểu được học sinh thì giáo viên không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt mà phải nghe bằng cả tâm hồn mình. 

Lắng nghe là một phương pháp cơ bản nhưng rất quan trọng để giáo viên đánh giá đúng năng lực của học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ tìm được phương pháp để tác động và phát triển năng lực đó.

Lắng nghe ý kiến của học sinh để biết học sinh đang nghĩ gì và muốn gì
Lắng nghe ý kiến của học sinh để biết học sinh đang nghĩ gì và muốn gì

Chưa hết, lắng nghe còn được thể hiện ở cách giáo viên tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện và xử lý thông tin khi học sinh thể hiện suy nghĩ và hành động của mình. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải biết “biến hóa” thành nhiều vai khác nhau như: người tổ chức, hướng dẫn hay thậm chí là một người bạn,…Có như vậy, học sinh mới thoải mái mở lòng và dễ dàng tâm sự hơn. 

>>> Xem ngay: Quản lý hay quản lí? Viết thế nào mới đúng, ví dụ cụ thể

Kỹ năng đặt câu hỏi

Kỹ năng đặt câu hỏi vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học. Giáo viên phải biết cách đặt câu hỏi, khơi gợi tính tìm tòi, khám phá của học sinh,…Đồng thời kiểm tra, đánh giá mức độ làm chủ kiến thức cũng như hứng thú của học sinh với nội dung bài giảng.

Nếu giáo viên đặt ra một câu hỏi hay, học sinh được hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển tư duy và hiểu biết. Câu hỏi hay còn giúp học sinh chủ động hơn trong việc tìm tòi kiến thức và thúc đẩy cuộc thảo luận. Kỹ năng đưa ra vấn đề của giáo viên càng tốt thì tiết học càng sôi động và hiệu quả. 

Kỹ năng phản hồi

Phản hồi là một trong những kỹ năng giao tiếp với học sinh vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh.

Thông qua việc phản hồi, giáo viên giúp học sinh nắm được mức độ kiến thức, kỹ năng của mình. Từ đó, hướng dẫn và giúp học sinh cải thiện. Tuy nhiên, phản hồi cũng là một điều tế nhị và khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải khéo léo và có kinh nghiệm xử lý. 

Phản hồi ý kiến của học sinh một cách tích cực, chuyên nghiệp và khéo léo
Phản hồi ý kiến của học sinh một cách tích cực, chuyên nghiệp và khéo léo

Khi phản hồi vấn đề nào đó với học sinh, giáo viên cần lưu ý một số điều như sau:

  • Thứ nhất: Giáo viên cần chú ý đến lòng tự trọng của học sinh. Giáo viên hãy phản hồi học sinh như một hình thức khích lệ, động viên chứ không phải chê bai, trách mắng bằng những lời lẽ cọc cằn. 
  • Thứ hai: Giáo viên cần chọn thời điểm và hoàn cảnh thích hợp để phản hồi ý kiến của học sinh. Cụ thể, những điểm tốt thì giáo viên nên công khai, tuyên dương trước lớp. Ngược lại, những khuyết điểm tiêu cực nên trao đổi riêng với từng em để tránh gây cho học sinh những cảm xúc không tốt như xấu hổ, mất thể diện,… 

Tiếp nhận ý kiến phản hồi một cách chuyên nghiệp, cởi mở cũng là cách giúp giáo viên hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng hơn hết là giáo viên phải biết cách quan tâm, tôn trọng để học sinh cảm thấy an tâm và thoải mái khi nhận được lời phản hồi.

>>> Đọc thêm: [Giải đáp] Giáo viên là công chức hay viên chức?

3 Một số lưu ý khi giao tiếp với học sinh

Khi giao tiếp với học sinh cũng cần có một số nguyên tắc nhất định. Vậy nguyên tắc giao tiếp với học sinh gồm có những gì?

Tôn trọng học sinh

Nguyên tắc giao tiếp với học sinh đầu tiên mà giáo viên cần nắm đó chính là tôn trọng học sinh. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng học sinh chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện nên “xem nhẹ” các em.

Một số giáo viên tỏ vẻ phớt lờ ý kiến của học sinh hay thậm chí là lấy lý do muốn tốt cho học sinh để bao che cho chính mình. Điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy không phục. Từ đó sẽ dần hình thành nên khoảng cách giữa học sinh và giáo viên. 

Tôn trọng học sinh, đối xử và chỉ dạy một cách công bằng
Tôn trọng học sinh, đối xử và chỉ dạy một cách công bằng

Không phân biệt đối xử với học sinh

Bạn có tin không, khi sự công bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng để giúp học sinh phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Giáo viên đối xử công bằng sẽ giúp các em cảm nhận được mình “bằng bạn bằng bé”, được yêu thương ngang nhau.

Ngoài ra, giáo viên cũng tuyệt đối không để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy của mình. Bởi như vậy sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc trong sự nghiệp của mình. 

Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn khi giao tiếp với học sinh

Mỗi học sinh sẽ có một tính cách khác nhau, điều này càng được thể hiện rõ hơn khi các em bước vào tuổi dậy thì. Muốn uốn nắn các em nên người thì cách ứng xử, giao tiếp với học sinh rất quan trọng. Giáo viên cần bình tĩnh, kiên nhẫn khi hướng dẫn, chỉ dạy các em.

Tùy vào mỗi em mà giáo viên sẽ có cách ứng xử, giao tiếp phù hợp. Thay vì áp đặt chung một phương pháp cho tất cả học sinh.

Kiên nhẫn và bình tĩnh giảng giải để các em hiểu
Kiên nhẫn và bình tĩnh giảng giải để các em hiểu

>>> Xem ngay: Văn bằng 2 là gì? Lợi ích của văn bằng 2 như thế nào?

Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình

Giáo viên hãy tập trung lắng nghe ý kiến từ phía học sinh. Hãy thử đặt mình vào vị trí của các em để cảm nhận được tâm tư, nguyện vọng của các em trong những phản hồi.

Thay vì né tránh hay bác bỏ thì hãy phân tích, đánh giá ý kiến đó. Hãy tự mình đặt ra các câu hỏi như: “Ý kiến của các em như vậy đã đúng hay chưa?”,  “Vì sao các em lại có suy nghĩ đó?”. Giáo viên hãy kiểm chứng lại ý kiến đó thông qua các học sinh khác để có được nhìn nhận đúng đắn nhất. 

Chắc hẳn qua bài viết, các bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của việc giao tiếp với học sinh rồi đúng không nào. Nếu thiếu đi kỹ năng giao tiếp với học sinh thì quả là một thiếu sót rất lớn trong sự nghiệp trồng người của mỗi giáo viên! 

>>> Đọc thêm: Trình độ đào tạo là gì? Có những loại trình độ đào tạo nào?

Đánh giá bài viết post
Previous Post

Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mới nhất 2025

Next Post

Hướng nghiệp là gì? Vai trò quan trọng của hướng nghiệp

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Thị Nhung sinh ngày 3/11/1998 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Là một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê với Ngành giáo dục. Chị theo học Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2016. Đến 2020, chị tốt nghiệp loại giỏi ngành Phát luật kinh tế của trường. Sau khi tốt nghiệp, chị hiện công tác tại Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt với vai trò là giảng viên và chuyên viên tư vấn các loại chứng chỉ giáo dục.

Next Post
Hướng nghiệp là gì?

Hướng nghiệp là gì? Vai trò quan trọng của hướng nghiệp

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

Hà Nội

  • Chi nhánh Tây Sơn: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0962.780.856
  • Chi nhánh Cầu Giấy: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0966.537.150

Hồ Chí Minh

  • Tầng 2 Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Hotline: 0819.163.111
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Đà Nẵng

  • 72 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Facebook-messenger
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng