Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Trình độ đào tạo là gì? Có những loại trình độ đào tạo nào?

Đinh Nhung Liên Việt by Đinh Nhung Liên Việt
20/06/2025
in Giáo dục
0

Giáo dục Việt Nam hiện nay chia thành nhiều cấp bậc học khác nhau, mỗi bậc học tương ứng đối với một trình độ đào tạo giáo dục khác nhau. Vậy trình độ đào tạo là gì? Nghiên cứu chỉ ra các trình độ đào tạo có những loại nào? Làm sao để hiểu rõ hơn về cấp trình độ đào tạo của bậc học đó. Hãy cùng Liên Việt Education thảo luận và nêu ra các quan điểm về vấn đề trên nhé!

  • 1 Trình độ đào tạo là gì?
  • 2 Đo lường trình độ đào tạo như thế nào?
  • 3 Có những loại trình độ đào tạo như thế nào?
    • Trình độ đào tạo tiểu học
    • Trình độ đào tạo trung học cơ sở
    • Trình độ đào tạo trung học phổ thông
    • Trình độ đào tạo nghề
    • Trình độ đào tạo đại học
    • Trình độ đào tạo sau đại học
  • 4 Trình độ đào tạo ghi như thế nào?
  • 5 Câu hỏi thường gặp về trình độ đào tạo
    • Câu 1: Bậc đào tạo là gì?
    • Câu 2: Trình độ đào tạo bậc 6 là gì?
    • Câu 3: Trình độ đại học là gì?
    • Câu 4: Trình độ giáo dục phổ thông là gì?
    • Câu 5: Trình độ trung cấp là gì?
    • Câu 6: Trình độ sơ cấp là gì?
  • 6 Kết luận

1 Trình độ đào tạo là gì?

Trình độ đào tạo (Professional Qualification) là thuật ngữ dùng để chỉ năng lực chuyên môn của bản thân về một lĩnh vực đặc thù nào đó như kiến trúc sư, giáo viên… Trình độ đào tạo không đơn giản chì là các kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập và còn là cách vận dụng các kiến hức đó vào thực tế.

Trình độ đào tạo là một cách để đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng và năng lực mà một người đã đạt được qua quá trình học tập và rèn luyện. Nó thường được thể hiện bằng các bằng cấp, chứng chỉ hoặc văn bằng có liên quan đến lĩnh vực mà người đó đã học.

Trình độ đào tạo là gì?
Trình độ đào tạo là gì?

2 Đo lường trình độ đào tạo như thế nào?

Để đo lường trình độ đào tạo chúng ta có thể dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:

Thứ nhất năng lực kiến thức chuyên môn. Người có trình độ đào tạo cao sẽ có cho mình những kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực, một ngành đào tạo cụ thể. Điều này thể hiện qua sự hiểu biết, cách làm việc và học hỏi của người đó trong thực tiễn công việc.

Thứ hai các kỹ năng cơ bản và liên quan. Ví dụ như các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…

Thứ ba đó là chứng chỉ bằng cấp, nếu như bằng cấp của bạn càng cao chứng tỏ rằng bạn đã vượt qua các trình độ đào tạo chuyên môn , lĩnh vực cao. Do đó bằng cấp cũng có thể coi là một thước đo hữu hình cho trình độ đào tạo.

Thứ tư yêu cầu về sức khỏe, thể chất. Người có trình độ đào tạo cao là người không chỉ vững vàng về chuyên môn mà còn phải đảm bảo có một sức khỏe về tinh thần và thể chất tốt để chịu được áp lực học tập và công việc cũng như đời sống xã hội.

Đo lường trình độ đào tạo như thế nào?
Đo lường trình độ đào tạo như thế nào?

Dựa trên bốn tiêu chí trên đã có thể phần nào đánh giá được trình độ đào tạo của một người thuộc loại nào. Vậy hiện nay để đánh giá được người ta đã quy đo và chuẩn mực trong từng cấp trình độ đào tạo dưới đây.

3 Có những loại trình độ đào tạo như thế nào?

Hiện nay đang có 6 cấp trình độ đào tạo thường thấy như sau:

Trình độ đào tạo tiểu học

Trình độ đào tạo tiểu học
Trình độ đào tạo tiểu học

Trình độ đào tạo tiểu học là thường là mức độ đầu tiên cơ bản và làm nền tảng kiến thức để có thể đào tạo người học lên trình độ cấp bậc cao hơn.

Thường trình độ đào tạo tiểu học bao gồm lứa tuổi từ lớp 1 lên đến hết lớp 5 hoặc lớp 6. Trong suốt quá trình đào tạo học sinh ở bậc học này sẽ được học về những môn học tiên quyết như toán, tiếng việt, tiếng anh ngoài ra sẽ được bổ trợ thêm những môn học kỹ năng cơ bản về xã hội và giao tiếp hằng ngày.

Sau trình độ đào tạo bậc tiểu học có thể đảm bảo học sinh tiếp thu một cách hiệu quả các kiến thức làm nền tảng cho trình độ đào tạo tiếp theo đó là trình độ đào tạo trung học cơ sở.

Trình độ đào tạo trung học cơ sở

Trình độ đào tạo trung học cơ sở
Trình độ đào tạo trung học cơ sở

Trình độ đào tạo trung học là một giai đoạn quan trong trong hệ thống đào tạo giáo dục nó thường đi sau trình độ đào tạo cấp tiểu học. Bao gồm lứa tuổi học sinh từ lớp 6 lên đến lớp 9.

Tại đây các môn cơ sở như toán, tiếng việt tiếng anh,…vẫn được đào tạo tương đương giống như cấp bậc tiểu học nhưng chuyên sâu và nâng cao hơn.

Trình độ đào tạo ở cấp học này cũng là nền tảng cho cấp độ khác.

Trình độ đào tạo trung học phổ thông

Trình độ đào tạo trung học phổ thông
Trình độ đào tạo trung học phổ thông

Học sinh ở trình độ giáo dục phổ thông thường bao gồm từ lứa tuổi lớp 10 đến hết lớp 12. Có thể coi trình độ đào tạo trung học phổ thông là mức trình độ gần như hoàn thiện đối với một người trưởng thành cần có.

Sau khi tốt nghiệp cấp đào tạo này người học đã có thể cầm bằng cấp đi xin việc và lựa chọn cho mình thêm nhiều hướng đi trong tương lai hơn, do đã đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản về các kiến thức cần có để bước chân ra ngoài xã hội rèn luyện và học tập.

Trình độ đào tạo nghề

Trình độ đào tạo nghề là trong quá trình học, những mảng kiến thức chuyên môn tại đây sẽ thiên hướng theo việc đào tạo trực tiếp các ngành nghề mà người học mong muốn và đi theo. Sau khi đào tạo xong có thể trực tiếp đi làm và theo nghề luôn.

Ví dụ như trình độ đào tạo nghề ô tô, trình độ đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực kế toán.

>>> Tham khảo: Chương trình đào tạo kế toán cấp chứng chỉ

Trình độ đào tạo đại học

Trình độ đào tạo đại học
Trình độ đào tạo đại học

Trình độ đào tạo đại học là trình độ đào tạo sau khi người học tốt nghiệp bậc trung học phổ thông mới có thể lên tiếp trình độ đào tạo này.

Tại đây người học được nghiên cứu sâu hơn, đào tạo kỹ hơn về các kỹ năng chuyên môn ngành nghề trong các lĩnh vực khác nhau.

Đây có thể coi là bậc trình độ gần như cao cấp nhất trong quá trình đào tạo.

Trình độ đào tạo sau đại học

Sau đại học chính là mức trình độ đào tạo mà các kiến thức gần như được coi là mức cao cấp nhất.Phải tốt nghiệp đại học thì mới có thể lên mức đào tạo này.

Trình độ đào tạo sau đại học bao gồm trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

  • Thạc sĩ là trình độ đào tạo chuyên môn về một lĩnh vực, thường đào tạo trong vòng tối thiểu là 2 năm.Muốn dạt được cấp đào tạo này người học phải đưa ra được các báo, bài liện và nghiên cứu khoa học có tính mới và phát triển.
  • Tiến sĩ là trình độ cấp đào tạo cao nhất.Học xong tiến sĩ người học có thể đi theo con đường giảng dạy hoặc phát triển một đề tài nghiên cứu theo dấu ấn riêng của mình, đóng góp vào công trình nghiên cứu trong các bài giảng xã hội.

Dù được đào tạo ở trình độ nào đi nữa người học cũng cần phải bỏ ra công sức của mình, để có thể đạt được các mục tiêu như mong muốn. Tại nhiều công ty doanh nghiệp hiện nay người ta sẽ quy định mức trình độ đào tạo nhất định để có thể được nhận vào làm và đáp ứng nhu cầu công việc của họ. Do đó nếu càng được đào tạo ở trình độ cao hơn bạn sẽ có nhiều cơ hội và mở mang kiến thức nhiều hơn về cả chuyên môn và việc làm.

>>> Xem ngay: Học liên thông lên đại học là gì? Các loại hình liên thông đại học

4 Trình độ đào tạo ghi như thế nào?

Khi ghi sơ yếu lý lịch, điều tiên quyết là tính trung thực, đặc biệt về trình độ đào tạo. Không được khai sai để phù hợp với công việc mong muốn, vì nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra qua bằng cấp và năng lực thực tế. Cần ghi trình độ cao nhất đã được đào tạo và có giấy chứng nhận, kèm theo chuyên ngành cụ thể.

Ví dụ:

  • Bạn Nguyễn Thị B đã hoàn thành chương trình cao đẳng ngành Kế toán. Thì bạn sẽ ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch là Cao đẳng – Kế toán.
  • Bạn Lê Văn C đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh. Thì bạn sẽ ghi là Thạc sĩ – Quản trị kinh doanh.
  • Bạn Phạm Thị D đã hoàn thành chương trình trung cấp ngành Điều dưỡng. Thì trình độ chuyên môn nên ghi là Trung cấp – Điều dưỡng.

5 Câu hỏi thường gặp về trình độ đào tạo

Câu 1: Bậc đào tạo là gì?

Bậc đào tạo là một thuật ngữ chỉ cấp độ của quá trình học tập và trình độ chuyên môn đạt được trong hệ thống giáo dục. Có 8 bậc đào tạo phổ biến ở Việt Nam: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Câu 2: Trình độ đào tạo bậc 6 là gì?

Trình độ đào tạo bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam là Đại học. Đây là trình độ mà người học đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học, được trang bị kiến thức lý thuyết và thực hành chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể, cùng với các kỹ năng cần thiết để làm việc và nghiên cứu.

Câu 3: Trình độ đại học là gì?

Trình độ đại học là một cấp độ giáo dục sau trung học, nơi người học được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để tham gia vào thị trường lao động hoặc nghiên cứu. Đạt được bậc đại học thường yêu cầu người học hoàn thành chương trình đào tạo và đạt được số tín chỉ/khoá học quy định.

Câu 4: Trình độ giáo dục phổ thông là gì?

Trình độ giáo dục phổ thông bao gồm: giáo dục tiểu học (học hết lớp 5 hoặc tương đương), giáo dục trung học cơ sở (học hết lớp 9 hoặc tương đương), giáo dục trung học phổ thông (học hết lớp 12 hoặc tương đương). Trong đó, trình độ giáo dục phổ thông được chia làm 2 hệ đào tạo là 10 năm hoặc 12 năm.

Câu 5: Trình độ trung cấp là gì?

Trình độ trung cấp là một cấp độ giáo dục nghề nghiệp nằm giữa trung học phổ thông và cao đẳng. Chương trình đào tạo trung cấp tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong một ngành nghề cụ thể.

Câu 6: Trình độ sơ cấp là gì?

Trình độ sơ cấp là trình độ đào tạo cơ bản nhất trong hệ thống giáo giáo dục hiện nay. Tùy theo chuyên ngành mà thời gian đào tạo; trình độ sơ cấp nghề cũng khác nhau trung bình từ 3-6 tháng. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có được những kỹ năng; kiến thức cơ bản nhất về một lĩnh vực ngành nghề nào đó.

6 Kết luận

Trình độ đào tạo có thể phản ánh rằng bạn đã học và trải qua quy trình đào tạo nào, nó cũng thể hiện ra được năng lực của bạn ra sao. Hiện nay các cấp trình độ đào tạo tạo Việt Nam đã và đang ngày càng mở rộng và được coi trọng hơn.Một người có trình độ đào tạo chuyên môn cao cả về năng lực lẫn thể chất sẽ được trọng dụng và mang lại tiềm năng lợi ích cho cả chính bản thân họ và xã hội.

Thông qua các kiến thức trên Liên Việt Education hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về các kiến thức liên quan đến trình độ đào tạo này. Chúc các bạn học tập và nghiên cứu tốt!

5/5 - (5 bình chọn)
Previous Post

Khái niệm và nhiệm vụ của cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Next Post

Cán bộ địa chính là gì? Quyền hạn, nhiệm vụ, tiêu chuẩn 

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Thị Nhung sinh ngày 3/11/1998 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Là một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê với Ngành giáo dục. Chị theo học Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2016. Đến 2020, chị tốt nghiệp loại giỏi ngành Phát luật kinh tế của trường. Sau khi tốt nghiệp, chị hiện công tác tại Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt với vai trò là giảng viên và chuyên viên tư vấn các loại chứng chỉ giáo dục.

Next Post
Cán bộ địa chính là gì?

Cán bộ địa chính là gì? Quyền hạn, nhiệm vụ, tiêu chuẩn 

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

Hà Nội

  • Chi nhánh Tây Sơn: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0962.780.856
  • Chi nhánh Cầu Giấy: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0966.537.150

Hồ Chí Minh

  • Tầng 2 Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Hotline: 0819.163.111
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Đà Nẵng

  • 72 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Facebook-messenger
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng