Kiểm toán là quá trình đánh giá, xác minh được tính chính xác và trung thực của thông tin tài chính của một tổ chức. Nhu cầu kiểm toán phát triển tỷ lệ thuận với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và thị trường. Nếu bạn là sinh viên ngành Kiểm toán bạn đã có cơ hội vàng dẫn đến sự phát triển nghề nghiệp hấp dẫn. Mặc dù vậy, câu hỏi ngành kiểm toán có dễ xin việc không vẫn là câu hỏi được nhiều bạn trẻ thắc mắc, cùng Liên Việt giải đáp trong bài viết dưới đây.
1 Ngành kiểm toán có dễ xin việc không?
Ngành kiểm toán là một trong những ngành nghề vô cùng hot hiện nay cùng nhu cầu tuyển dụng cao từ doanh nghiệp. Tuy nhiên công việc này xin việc không dễ đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng cùng khả năng làm việc chịu áp lực và sự linh hoạt cao.
Kế toán, kiểm toán là một bộ phận nắm vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của tập đoàn, doanh nghiệp bởi những thông tin mà bộ phận này cung cấp. Điều này giúp các nhà quản trị có thể đưa ra những chiến lược cùng quyết định kinh doanh hiệu quả.
Vì vậy nếu nghiệp vụ kế toán, kiểm toán hoặc thông tin kế toán cung cấp bị sai lệch sẽ dẫn đến những quyết định của nhà quản trị không hiệu quả từ đó doanh nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản.
2 5 Yếu tố để thành công trong ngành kiểm toán
Để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp, bạn cần lưu ý 5 yếu tố để thành công trong ngành kiểm toán:
Kiến thức chuyên môn vững vàng
Hiểu sâu về những chuẩn mực kế toán và kiểm toán giúp bạn đánh giá tính chính xác và hợp lý của báo cáo tài chính. Ngoài ra, kiến thức về luật thuế cũng giúp bạn phát hiện các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thuế và nắm vững những quy định pháp luật liên quan là điều cần thiết để đảm bảo các báo cáo kiểm toán tuân thủ đúng quy định.
Kỹ năng phân tích số liệu
Kỹ năng phân tích số liệu là một yếu tố không thể thiếu của một kiểm toán viên. Bạn cần có khả năng đọc hiểu và phân tích các báo cáo tài chính phức tạp, xây dựng các mô hình phân tích để đánh giá rủi ro và đưa ra các kết luận chính xác. Ngoài ra, việc thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Excel, SAP cũng là một lợi thế lớn.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan. Bạn cần có khả năng làm việc nhóm, trình bày ý kiến rõ ràng, thuyết phục và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.
Khả năng chịu áp lực
Công việc kiểm toán thường đi kèm với áp lực thời gian và yêu cầu cao về độ chính xác. Bạn cần có khả năng làm việc dưới áp lực cao, giải quyết vấn đề nhanh chóng và giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.
Tiếng Anh thành thạo
Tiếng Anh là một công cụ quan trọng để tiếp cận thông tin quốc tế, làm việc với các khách hàng nước ngoài và tham gia các khóa đào tạo quốc tế. Việc thành thạo tiếng Anh giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Để trở thành một kiểm toán viên thành công, bạn cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, kĩ năng. Hãy luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách và nắm bắt những cơ hội để có thể phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai.
3 4 Yếu tố ảnh hưởng đến xin việc ngành kiểm toán
Ngành Kiểm toán là một lĩnh vực cạnh tranh cao, đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe. Để tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cần quan tâm đến 4 yếu tố sau:
Trình độ học vấn
Đây là nền tảng vững chắc để bạn khởi đầu sự nghiệp kiểm toán. Bằng đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Kinh nghiệm làm việc
Dù là thực tập hay làm việc chính thức, đều rất quan trọng. Qua kinh nghiệm, bạn sẽ làm quen với môi trường làm việc, quy trình kiểm toán và rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Thực tập tại các công ty kiểm toán sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các nhà tuyển dụng và có cơ hội được tuyển dụng trực tiếp sau khi tốt nghiệp.
Kỹ năng mềm
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc kiểm toán. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đàm phán,… sẽ giúp bạn thành công trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Mạng lưới quan hệ
Mạng lưới quan hệ rộng sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm. Tham gia các sự kiện ngành, kết nối với các cựu sinh viên, các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ giúp bạn nhận được nhiều thông tin về các vị trí tuyển dụng.
Để thành công trong ngành kiểm toán, bạn nên kết hợp hài hoà giữa các kỹ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm cùng mạng lưới quan hệ tốt đẹp. Từ đó bạn sẽ xây dựng nên một hình ảnh chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
4 Tiềm năng cơ hội việc làm ngành kiểm toán
Hiện nay tại Việt Nam đang có khoảng hơn 100 công ty kiểm toán độc lập. Đặc biệt trong đó có chi nhánh của Big4 kiểm toán tại Việt Nam bao gồm: EY, PwC, KPMG, Deloitte là những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn.
Bốn công ty này đều có hai đợt tuyển dụng trong năm:
- Kỳ 1 tuyển dụng thực tập số lượng từ 40 tới 70 người/công ty dành cho những sinh viên năm ba, năm cuối hoặc tốt nghiệp trong khoảng một năm thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán Tài chính.
- Kỳ 2 tuyển dụng dành cho sinh viên đã tốt nghiệp, số lượng từ 10 – 20 người/công ty không giới hạn độ tuổi.
Ngoài ra. bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại những công ty kiểm toán Việt Nam cùng vị trí làm việc như tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro, dịch vụ kế toán. Hoặc tham gia nghiệp vụ kiểm toán viên tại cơ quan nhà nước thông qua các kỳ tuyển dụng, trở thành kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp.
Bài viết trên Liên Việt đã giải đáp chi tiết thắc mắc ngành kiểm toán có dễ xin việc làm không và những yếu tố giúp bạn nắm bắt cơ hội phát triển trong tương lai. Đừng quên theo dõi blogs của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và bổ ích về nghiệp vụ kế toán nhé. Chúc bạn thành công.