3 Chuyên ngành kế toán có cơ hội việc làm tốt nhất hiện nay gồm: Kế toán nhà nước, kế toán doanh nghiệp và kiểm toán. Sinh viên theo học các chuyên ngành này có thể đạt được mục tiêu công việc và thu nhập ổn định. Đặc biệt, các bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến nếu như gắn bó đủ lâu với nghề.
1 Chuyên ngành kế toán nhà nước
Kế toán Nhà nước là chuyên ngành trang bị cho người học các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản về kinh tế, tài chính, kế toán, thuế nhằm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như:
- Kế toán sự nghiệp
- Kế toán tài chính
- Kế toán tài chính và ngân sách xã
- Các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, v.v…
Về cơ hội nghề nghiệp, sinh viên học chuyên ngành Kế toán Nhà nước có thể lựa chọn nơi làm việc tại:
- Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan hành chính khác;
- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp khoa học công nghệ
- Các đơn vị sự nghiệp khác, các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội nghề nghiệp, các hội, đoàn thể;
- Cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế, và các doanh nghiệp;
- Các công ty tư vấn tài chính kế toán,…
Tại những đơn vị, cơ quan nêu trên, người học có thể ứng tuyển vào các vị trí như:
- Kế toán viên;
- Chuyên viên quản lý giá, chuyên viên quản lý ngân sách, chuyên viên quản lý tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
- Chuyên viên thanh tra tài chính – kế toán;
- Trợ lý kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước; Kế toán viên chính, kế toán trưởng, phụ trách kế toán, giám đốc tài chính;
- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy tại các sở giáo dục và đào tạo nghề.
2 Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp tập trung vào việc trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý, ghi chép và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên sẽ được học về các khía cạnh như:
- Kế toán tài chính doanh nghiệp
- Quản trị chi phí, kế toán quản trị
- Kế toán thuế doanh nghiệp,
- Kế toán doanh nghiệp quốc tế
- Kiểm toán nội bộ
Dựa trên thống kê tính đến quý I/2023, có hơn 57.000 Doanh nghiệp đang hoạt động và nhu cầu xử lý các vấn đề tài chính trong các doanh nghiệp này đang tăng cao, bạn có thể thấy rõ cơ hội nghề nghiệp đối với vị trí kế toán doanh nghiệp vẫn còn rộng mở. Điều quan trọng là người học phải đáp ứng các kiến thức về chuyên môn, kỹ năng tin học văn phòng,… cũng là kiến thức sẽ được học trong chuyên ngành này.
Đề cập đến cơ hội nghề nghiệp cụ thể, sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị:
- Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại dịch vụ với quy mô vừa và nhỏ;
- Các công ty, doanh nghiệp lớn thuộc tất cả các thành phần kinh tế;
- Công ty kiểm toán độc lập;
- Các ngân hàng thương mại;
- Cơ quan thuế;
- Các tổ chức kinh tế khác: Công ty tư vấn kế toán, công ty tài chính….
Và cũng tại các loại hình công ty, doanh nghiệp nêu trên, các bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí:
- Kế toán viên, kế toán quản trị, kế toán thuế;
- Kiểm toán viên nội bộ;
- Trợ lý kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập;
- Chuyên viên phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, lập và phân tích dự toán;
- Chuyên viên kiểm soát tài chính, tư vấn tài chính và quản trị tài chính; nghiên cứu khoa học giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề.
3 Chuyên ngành kiểm toán
Sinh viên theo học ngành kiểm toán sẽ được trang bị khối kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như:
- Tính toán chi phí
- Làm dự toán
- Phân bổ ngân sách
- Quản lý doanh thu
Theo thống kê của Bộ Tài chính đến ngày 24/07/2024, có 219 Doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Cũng với dữ liệu cập nhật đến ngày 19/07/2024 của Bộ về số lượng kiểm toán viên, đã có gần 2000 nhân sự được cấp giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán.
Theo đó, thực tế có hơn 1 triệu Doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có hàng nghìn, hàng chục nghìn công ty đại chúng, công ty tham gia trực tiếp trên thị trường tài chính,… thì với 200 công ty dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán và khoảng 2000 kiểm toán viên là quá ít ỏi, vậy nên nhu cầu tuyển dụng đối với vị trí kiểm toán là rất lớn.
Chi tiết số liệu được trích dẫn tại: Số Doanh nghiệp kiểm toán – Số lượng kiểm toán viên
Theo đó, sinh viên ngành Kiểm toán sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Công ty kiểm toán độc lập;
- Cơ quan kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan thuế;
- Các công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, nông nghiệp;
- Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại;
- Cơ quan thuế; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Các tổ chức kinh tế khác…..
Một số vị trí mà các bạn có thể tham gia ứng tuyển tại các đơn vị nêu trên là:
- Kiểm toán viên độc lập;
- Kiểm toán viên nhà nước;
- Kiểm toán viên nội bộ;
- Quản tài viên;
- Chuyên viên phân tích kinh doanh, phân tích tài chính, lập và phân tích dự toán;
- Chuyên viên kiểm soát tài chính, tư vấn tài chính, quản trị tài chính;
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục….
4 Danh sách các trường đào tạo học kế toán tốt nhất hiện nay
Như đã đề cập, chức vị Kế toán đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi cơ quan, doanh nghiệp, vì vậy học chuyên ngành này ở bất kỳ trường nào cũng có thể cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản. Trường hợp bạn muốn học chuyên sâu thì có thể lựa chọn các trường Đại học và Cao đẳng về kinh tế, tài chính.
Dưới đây là danh sách các trường có đào tạo chuyên ngành Kế toán tốt nhất ở 3 vùng miền hiện nay:
Các trường ở khu vực miền Bắc
- Đại học Ngoại Thương (Cơ sở Hà Nội và cơ ở Quảng Ninh)
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Thương Mại
- Học viện Tài Chính
- Đại học Hà Nội
- Học Viện Ngân Hàng
- Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Giao Thông Vận Tải
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)
- Đại học Điện Lực
- Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
- Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Thành Đô
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Mỏ Địa Chất
- Đại học Đông Đô
- Đại học Quốc tế Bắc Hà
Các trường ở khu vực miền Trung
- Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
Các trường ở khu vực miền Nam
- Đại học Kinh Tế TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngân Hàng TP.HCM
- Đại học Tài Chính Marketing
- Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM
- Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
- Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM
- Đại học Công Nghệ TP.HCM
- Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể về 3 chuyên ngành Kế toán phổ biến, từ đó xác định được chuyên ngành phù hợp để theo học. Quan trọng nhất là các bạn cần chủ động rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng bổ trợ trong suốt quá trình học ngoài kiến thức chuyên môn để có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, bắt nhịp công việc khi đi ứng tuyển sau này.
Nếu bạn còn thắc mắc, cần thêm thông tin về chuyên ngành Kế toán, vui lòng truy cập website của Liên Việt hoặc liên hệ hotline để được giải đáp nhanh nhất!