Cụm từ “biên chế” chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Bởi đây là điều mà rất nhiều người mong muốn khi làm việc tại các vị trí trong cơ quan Nhà nước. Việc tuyển dụng vào biên chế cũng rất khắt khe và bạn cần phải có mục tiêu phấn đấu rõ ràng.
Vậy biên chế là gì? Quyền lợi khi là lao động thuộc biên chế nhà nước ra sao và làm thế nào để được vào biên chế? Để có câu trả lời đầy đủ cho những thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Liên Việt.
1 Biên chế là gì?
Mặc dù biên chế là cụm từ được rất nhiều người quan tâm nhưng hiện nay chưa có một khái niệm chính thức và rõ ràng nào về vấn đề này. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản. Biên chế là số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và lao động làm việc theo hợp đồng được các cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Biên chế bao gồm: biên chế cán bộ và biên chế công chức. Vị trí làm việc này được hưởng các chế độ về lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Công việc ổn định lâu dài cho đến khi nghỉ hưu, trừ trường hợp thuộc diện bị cắt giảm biên chế.
>>> Xem ngay: Bộ Nội vụ là gì? Nhiệm vụ và chức năng của Bộ Nội vụ
2 Làm thế nào để được vào biên chế nhà nước
Theo quy định được công bố mới nhất, công dân muốn vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp Nhà nước cần phải đăng ký thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức. Sau khi trúng tuyển, bạn sẽ làm việc dưới hình thức tập sự trong một khoảng thời gian theo quy định. Tiếp đó, để được xét duyệt vào biên chế nhà nước, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Khi hết hạn tập sự, bạn cần báo cáo kết quả làm việc theo văn bản đáp ứng đúng những quy định của Nhà nước.
– Bạn cần có sự công nhận, đánh giá và nhận xét về năng lực bằng văn bản của người hướng dẫn trong quá trình tập sự.
– Người đứng đầu cơ quan sẽ đánh giá phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của bạn trong quá trình tập sự. Nếu đạt yêu cầu về thời gian, thủ trưởng đơn vị sẽ làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xác nhận danh viên chức cho bạn.
3 Quyền lợi đãi ngộ khi thuộc biên chế nhà nước
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP biên chế sẽ gồm cán bộ và công chức. Ngoài ra, còn có thêm viên chức nhưng trong các văn bản liên quan đều không nêu rõ vấn đề biên chế cho chức danh này.
Viên chức sẽ được tuyển dụng theo vị trí làm việc tại các đơn vị Nhà nước bằng hình thức hợp đồng lao động và hưởng lương từ quỹ của đơn vị. Tuy nhiên, thông thường viên chức khi ký hợp đồng làm việc không thời hạn sẽ được xem là cán bộ biên chế nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Quyền lợi đối với Cán bộ và Công chức
Cán bộ và công chức khi làm việc sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
- Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị và điều kiện làm việc.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành nhiệm vụ.
- Được hưởng các chế độ đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với công việc đang làm.
- Đảm bảo tiền lương phù hợp với nhiệm vụ được phân công và điều kiện kinh tế của đất nước. Nếu làm việc trong các vùng hải đảo, vùng sâu vùng xa,…sẽ được hưởng thêm phụ cấp và đãi ngộ khác theo quy định.
- Được đảm bảo quyền học tập, nghiên cứu, hưởng chế độ bảo hiểm y tế, đãi ngộ về nơi ở và các chính sách khác theo quy định của nhà nước.
- Nếu bị chấn thương nặng hoặc hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, sẽ được đề xuất hưởng chế độ liệt sĩ và một số quyền lợi khác theo quy định.
- Được chế độ nghỉ lễ hàng năm, nghỉ giải quyết việc cá nhân theo luật định về lao động.
>>> Tham khảo: Biên chế là gì? Chế độ đãi ngộ khi được vào biên chế nhà nước
Quyền lợi đối với viên chức
Tương tự như cán bộ và công chức, viên chức khi làm việc sẽ được hưởng các đãi ngộ bao gồm:
- Có trang thiết bị khi làm việc.
- Được tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng để phát triển.
- Có quyền từ chối làm các công việc trái với quy định và pháp luật.
- Có quyền quyết định các vấn đề về chuyên môn liên quan đến công việc được phân công.
- Làm thêm giờ, làm đêm được trả thêm tiền, đi công tác có phụ cấp và các chế độ chính sách khác theo quy định.
- Hưởng lương tương xứng với chức danh được phân công, vị trí công việc và có thêm chế độ đãi ngộ khi làm việc tại nơi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,…
- Được quyền ký kết hợp đồng kiêm nhiệm với đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có quyền tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh tế nhưng không được quản lý và điều hành công ty.
- Được hưởng các chế độ nghỉ lễ, khen thưởng,…..
Trong trường hợp, viên chức chẳng may qua đời hoặc bị thương trong quá trình thực hiện công việc, vẫn có thể được cân nhắc nhận chế độ thương binh theo quy định của pháp luật.
4 Biên chế khác gì với hợp đồng lao động
Cán bộ biên chế và viên chức hợp đồng lao động sẽ có sự khác biệt rõ ràng về công việc, chế độ và cách thức tuyển dụng. Tất cả được thể hiện thông qua bảng so sánh dưới đây.
Tiêu chí |
Biên chế |
Hợp đồng lao động |
Chủ thể ký kết | Cơ quan Nhà nước. | Người sử dụng lao động, không bắt buộc là cơ quan Nhà nước. |
Hình thức tuyển dụng | Đăng ký dự thi, xét tuyển. | Phỏng vấn. |
Tính chất công việc | Công việc lâu dài và ổn định để đảm nhiệm nhiệm vụ được phân công. | Công việc theo hợp đồng ký kết có thời hạn hoặc không thời hạn. Khi hết thời hạn, đơn vị không tiếp tục tuyển dụng sẽ phải nghỉ việc. |
Chế độ đãi ngộ | Nhận lương từ nguồn ngân sách của nhà nước và các chế độ, phụ cấp theo chính sách đi kèm. | Nhận lương và các chế độ, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. |
Bảng so sánh biên chế và hợp đồng lao động
Trên đây là những thông tin đầy đủ cho câu hỏi “Biên chế là gì? Làm thế nào để được vào biên chế và quyền lợi khi thuộc biên chế nhà nước” mà Liên Việt muốn gửi tới bạn đọc. Qua đây chắc hẳn bạn đã có thêm thông tin bổ ích cho ấp ủ thi vào biên chế của bản thân. Đừng quên trau dồi đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cho cuộc thi tuyển biên chế và quá trình tập sự.
>>> Tham khảo: Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào?
Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị thêm cho mình những khóa học nâng cao năng lực ngạch công chức hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo để có lợi thế hơn trong việc xét tuyển. Mời bạn tham khảo qua một số khóa học và chứng chỉ của Liên Việt Education – một địa chỉ chuyên nghiệp, chất lượng đã được rất nhiều cán bộ, viên chức tin tưởng, lựa chọn.
Chúc các bạn thành công!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/