Biệt phái là một thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước. Nhưng không phải ai cũng hiểu về ý nghĩa và các vấn đề pháp lý liên quan đến khái niệm này. Vậy biệt phái là gì? Quy định của nhà nước về biệt phái công chức, viên chức như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Liên Việt để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
1 Biệt phái là gì?
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 7 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 có nêu rõ: “Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.”
Nói một cách khác, việc cử cán bộ đi công tác ở một đơn vị khác theo nhiệm vụ không thuộc quản lý của tổ chức sẽ được hiểu là đi biệt phái.
>>> Đọc thêm: Sân sau là gì? Doanh nghiệp sân sau thực chất là gì?
2 Quy định nhà nước về biệt phái công chức viên chức
Nhà nước đã ban hành các quy định rõ ràng về biệt phái cho cán bộ công chức và viên chức. Các văn bản đều thể hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi và thẩm quyền của người thực hiện biệt phái.
Các trường hợp cần thực hiện biệt phái?
Biệt phái được áp dụng cho cả cán bộ công chức và viên chức theo quy định riêng của Nhà nước. Theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP. Việc biệt phái công chức và viên chức thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Như vậy, công chức và viên chức đều áp dụng biệt phái như nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo sự phân công của tổ chức.
>>> Gợi ý: Tham nhũng là gì? 3 Phương pháp phòng chống tham nhũng
Thẩm quyền của người tham gia biệt phái
Thẩm quyền của công chức tham gia biệt phái được quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP là:
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”
Thẩm quyền biệt phái viên chức thực hiện theo Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định:
“Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”
Như vậy, người đứng đầu của tổ chức sẽ ra quyết định về việc biệt phái thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp trên xét duyệt. Ngoài ra, người tham gia sẽ được trao đổi cụ thể về công việc và có quyền trình bày ý kiến, nguyện vọng trước khi nhận quyết định biệt phái.
>>> Xem ngay: Bổ nhiệm là gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng
Trách nhiệm của người tham gia biệt phái
Theo Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP trách nhiệm của công chức biệt phái được thể hiện như sau: “Công chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.”
Trách nhiệm của viên chức biệt phái theo Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP nêu rõ: “Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.”
Theo đó, mặc dù công chức đi biệt phái và chịu sự quản lý ở nơi khác nhưng sẽ vẫn được giữ nguyên biên chế tại đơn vị cử biệt phái. Không ngoại trừ cả trường hợp công chức được phân công biệt phái giữ chức vụ tương đương với vị trí đang đảm nhiệm tại tổ chức cử đi.
Trình tự thủ tục biệt phái như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP trình tự, thủ tục của biệt phái công chức bao gồm:
“a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.”
Đối với viên chức thì hiện chưa có quy định cụ thể nào về trình tự của việc biệt phái nhưng vẫn cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Công tác là gì? Thủ tục nhận công tác phí như thế nào?
Chính sách cho người biệt phái ra sao?
Chế độ biệt phái cho công chức được quy định cụ thể tại Điều 28 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP gồm:
“1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
Viên chức biệt phái được hưởng các chính sách chế độ theo Điều 36 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 như sau:
“4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Có thể thấy, cán bộ công viên chức đều sẽ được đảm bảo về tiền lương, phụ cấp và công việc sau khi hết thời gian biệt phái. Đặc biệt, đối với nữ giới sẽ được đặc cách không tham gia biệt phái khi mang thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng.
>>> Xem ngay: Trình độ lý luận chính trị là gì?
3 Phân biệt giữa biệt phái và điều động
Biệt phái và điều đồng đều là khái niệm thể hiện việc luân chuyển cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ mới ở cơ quan hoặc đơn vị khác. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác nhau ở các tiêu chí nếu bạn không đọc hiểu kỹ. Để dễ nhận biết và tìm ra điểm khác biệt, mời các bạn theo dõi bảng so sánh dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12;
– Nghị định số 138/2020/NĐ-CP;
– Luật Viên chức số 58/2010/QH12.
Tiêu chí |
Biệt phái |
Điều động |
Định nghĩa | Biệt phái là công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. | Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác |
Đối tượng tham gia | Công chức, viên chức. | Công chức. |
Thời gian thực hiện | Không quá thời gian 03 năm. | Pháp luật chưa quy định cụ thể. |
Điều kiện áp dụng | Theo yêu cầu nhiệm vụ được phân công. | – Theo yêu cầu về nhiệm vụ và quy hoạch cán bộ.
– Công chức phải đáp ứng được về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khi tiếp nhận điều động đến vị trí mới. – Công chức phải có phẩm chất chính trị, năng lực và đạo đức tốt. |
Chính sách ưu tiên | – Vẫn giữ biên chế tại cơ quan cử đi biệt phái.
– Được hưởng đầy đủ tiền lương, trợ cấp và các quyền lợi khác theo quy định. – Có chính sách đãi ngộ khi biệt phái tại vùng sâu vùng xa, hải đảo, biên giới,.. – Đối với nữ, không thực hiện biệt phái khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. |
Được bảo đảm tiền lương và các chính sách hỗ trợ khác của công chức được cử đi điều động. |
Trên đây là nội dung chi tiết về vấn đề “Biệt phái là gì? Các quy định pháp luật liên quan về biệt phái công chức, viên chức”. Hy vọng sẽ bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho các bạn trong quá trình học tập và công tác.
>>> Xem thêm : Hối lộ là gì? Tham gia hối lộ bị phạt như thế nào?
Để trang bị thêm kỹ năng và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, mời các bạn tham khảo qua một số khóa học bồi dưỡng lãnh đạo và thi cấp chứng chỉ tại Liên Việt – Education. Chúng tôi có những giảng viên ở các trường đại học uy tín, cam kết về chất lượng giảng dạy và quy trình đào tạo linh hoạt. Rất mong nhận được sự quan tâm và tin tưởng của quý độc giả.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/