Thi công chức là gi? Hình thức thi công chức như thế nào? Những đối tượng nào được miễn thi công chức? Thi công chức đã để làm gì? Để trả lời những thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết của Liên Việt dưới đây nhé.
1 Thi công chức là gì?
Nếu bạn là người đang công tác trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp thì khái niệm thi công chức không còn quá xa lạ. Vậy thi công chức là gì?
>>> Đọc thêm: Từ chức là gì? Quy định từ chức của cán bộ công chức
Khái niệm
Thi công chức chính là việc thí sinh sẽ phải trải qua một kỳ thi sát hạch về kiến thức và kỹ năng của công việc chuyên môn mình đang làm hoặc muốn thi tuyển vào cơ quan nhà nước. Những người đạt tiêu chuẩn thi đỗ kỳ thi công chức thì sẽ được vào biên chế và hưởng đầy đủ các quyền lợi của nhà nước.
Để được thi công chức, công dân phải đáp ứng một số điều kiện chung như sau:
- Là công dân Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam.
- Công dân đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có đơn đăng ký dự thi và có hồ sơ lý lịch rõ ràng bao gồm cả thông tin về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, thành tích…
- Có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc muốn ứng tuyển.
Mục đích của thi công chức
Quá trình thi công chức sẽ mang lại những nhiều lợi ích cho người thi như sau:
- Công nhận được là viên chức nhà nước sau khi thi qua kì thi công chức.
- Hưởng lương và các phụ cấp, tiền làm thêm giờ và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Thăng chức, giao quyền lên những vị trí tương xứng với nhiệm vụ.
Kỳ thi công chức sẽ là sự công nhận sự cố gắng, nỗ lực để trở thành một viên chức của một người chuyên viên. Trải qua kỳ thi công chức sẽ là một bước tiến mới trong sự nghiệp của người thi công chức.
>>> Xem thêm: Biệt phái là gì? Quy định nhà nước về biệt phát 2023
2 Hình thức thi công chức như thế nào?
Quy trình thi tuyển công chức được quy định tại Điều 8 của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
“1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức và năng lực chung
a) Hình thức thi: thi trắc nghiệm trên máy tính
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Trường hợp tổ chức thi trên máy tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút.
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tọa hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;
e) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
>>> Đọc thêm: Bãi nhiệm là gì? Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung môn nghiệp vụ chuyên ngành cần căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
d) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải đảm bảo có tổng là 100 điểm.
e) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.
Như vây: Theo quy định trên người muốn được vào biên chế phải trải qua 2 vòng thi công chức với các kiến thức chung và kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Số điểm cũng phải đạt mới được chứng nhận đã thi qua kỳ thi công chức.
>>> Xem thêm: Biên chế là gì? Đãi ngộ khi vào biên chế nhà nước
3 Đối tượng miễn thi công chức theo quy định mới
Những đối tượng được xét đặc cách miễn thi công chức theo quy định mới nhất tại Điều 14 Nghị định 29/2012/NĐ-CP bao gồm:
- Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ trường hợp những vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
- Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong ngành lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với trường hợp xét tuyển đặc cách miễn thi công chức theo quy định tại Điều này.
4 Xem thông tin và lịch thi công chức ở đâu?
Để xem thông tin các khóa thi và lịch thi công chức của từng ngành, các bạn tham khảo tại đây nhé:
STT | Thi ngạch công chức | Link xem thông tin |
1 | Kiểm tra viên cao cấp thuế | https://gdt.gov.vn/wps/portal |
2 | Kiểm toán viên cao cấp | https://www.sav.gov.vn/ |
3 | Kiểm tra viên cao cấp hải quan | https://www.customs.gov.vn/ |
4 | Thẩm tra viên cao cấp | https://www.toaan.gov.vn/ |
5 | Chấp hành viên cao cấp | https://www.toaan.gov.vn/ |
Tất cả thông tin về khóa thi, lịch thi công chức của ngành nào đều sẽ được cập nhật trong trong website chính thức của ngành đó. Thí sinh chỉ cần truy cập để xem thông tin cụ thể của từng ngành nhé.
5 Một số câu hỏi thường gặp
Thi công chức vẫn là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Một số câu hỏi thường được đặt ra về kỳ thi công chức, như sau:
Bao giờ có kết quả thi công chức?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 24/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định về thời gian thông báo kết quả thi công chức như sau:
- Chậm nhất là 10 ngày sau ngày nhận được báo cáo kết quả vòng 2 của Hội đồng tuyển dụng hoặc của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
- Đồng thời, gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Bao nhiêu năm thi công chức 1 lần?
Hiện nay, pháp luật về công chức không quy định sau bao lâu thì tổ chức một đợt thi tuyển công chức nhưng dựa trên căn cứ tuyển dụng công chức có thể thấy thời gian này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Nhu cầu tuyển dụng của cơ quan
- Vị trí làm của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và đơn vị trực thuộc cơ quan đó.
- Chỉ tiêu biên chế.
Mỗi cơ quan sẽ tự tổ chức kỳ thi tuyển vào thời gian khác nhau, thông thường các kỳ thi tuyển công chức sẽ cách nhau ít nhất từ 3 tháng đến 1 năm trong cùng một cơ quan tổ chức thi tuyển.
>>> Xem thêm: Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào?
Có bằng thạc sĩ có phải thi công chức không?
Thí sinh tốt nghiệp loại giỏi có bằng thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng thì sẽ được miễn thi công chức.
Lệ phí thi công chức bao nhiêu?
Lệ phí thi công chức sẽ tùy theo số lượng người thi của từng đợt, cụ thể như sau:
- Đợt thi có số lượng người dưới 100 thí sinh thì lệ phí thi là 500.000 VNĐ/người.
- Đợt thi có số lượng người từ 100 đến dưới 500 thí sinh thì lệ phí thi là 400.000 VNĐ/người.
- Đợt thi có số lượng người trên 500 thì lệ phí thi là 300.000 VNĐ/người.
Những thông tin chia sẻ trên, Liên Việt hi vọng sẽ giúp được các bạn đang tìm hiểu thi công chức tự tin hơn. Chúc các bạn thi tốt nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 1800.6581
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/