Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính? Và bạn đang quan tâm đến chứng chỉ CFA là gì? Làm thế nào để có thể thi đỗ được loại chứng chỉ này? Lợi ích thiết thực của CFA mang lại cho bạn là gì?…
Nếu bạn đang tìm hiểu về CFA thì bài viết ngắn dưới đây của Liên Việt Education là dành cho bạn. Cùng theo dõi để có cái nhìn tổng thể hơn về chứng chỉ CFA bạn nhé.

1 Chứng chỉ CFA là gì?
Chartered Financial Analyst là tên viết đầy đủ của CFA – Một chương trình đào tạo chuyên nghiệp dành cho những ai đã và đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Khi tham gia khóa đào tạo này, bạn sẽ được học các nền tảng kiến thức về cổ phiếu, thị trường vốn. Bao gồm: Ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư,…

Chính vì thế, chứng chỉ CFA là một trong những chứng chỉ quan trọng cho những ai hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài chính. Cụ thể là kế toán, kinh tế, quản lý ngân sách hoặc cổ phiếu, chứng khoán…
Hiện tại, CFA thuộc chứng chỉ quốc tế không có thời hạn sử dụng. Do đó, những người cầm chứng chỉ này trong tay đều thuộc đội ngũ nhân sự cao cấp. Các cố vấn chuyên môn hay lãnh đạo của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn tài chính ở nhiều đất nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngoài ra, khi có trong tay chứng chỉ CFA cơ hội nghề nghiệp của bạn vô cùng rộng mở. Bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới và có thể luân chuyển công tác ở thị trường Châu Âu, Singapore hay Hoa Kỳ…
>>> Xem thêm: So sánh chứng chỉ CPA và ACCA nên học chứng chỉ nào tốt nhất?
2 Lợi ích của việc có chứng chỉ CFA
Với những thông tin trên, bạn đã biết khái niệm chứng chỉ CFA là gì? Qua đó, bạn cũng có thể nhận thấy sự quan trọng của tờ chứng chỉ này sẽ mang lại cho sự nghiệp của bạn. Thực tế đã chứng minh, CFA đã mang lại những lợi ích thiết thực như sau cho người sở hữu chúng.

Thăng tiến một cách thuận tiện và dễ dàng trong sự nghiệp
Hiện tại, chứng chỉ CFA được ví như một đôi cánh giúp cho bạn có thể chạm tay đến vị trí công việc của mình được thuận lợi hơn. Nhất là khi công việc của bạn liên quan mật thiết đến ngành tài chính.
Vì những kiến thức chuyên sâu về việc phân tích, nắm bắt xu hướng đầu tư tài chính. Quản lý tài sản, đạo đức nghề nghiệp mà chứng chỉ này cung cấp sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong công việc. Đồng thời, giúp bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng. Nên việc đề xuất thăng chức trong ngành trở nên đơn giản hơn.
Thu nhập vô cùng hấp dẫn
Hầu hết các bạn trẻ thích hoạt động trong nghề tài chính một phần là do mong muốn có một mức lương cao. Vì thế, nếu bạn đang có tấm chứng chỉ CFA trong tay thì hãy thử sức trong lĩnh vực này ngay.
Từ thực tế cho thấy, mức thu nhập bình quân của một người có chứng chỉ CFA tại Việt Nam khoảng hơn 440 triệu đồng/ năm. Chưa dừng lại ở đó, bằng CFA bạn còn có thể tự mình tạo ra những khoản đầu tư cho chính cá nhân mình. Nên ngoài mức lương cố định được nhận bạn còn gia tăng thêm thu nhập thụ động cho mình.
Làm việc ở bất cứ đâu mà không lo cách trở địa lý
Học viện CFA Mỹ hiện có hệ thống đại lý trên toàn cầu, với hơn 150.000 chuyên gia hoạt động tại 165+ quốc gia trên toàn thế giới. Vì thế chứng chỉ CFA là một trong số ít bằng cấp chuyên nghiệp được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thị trường đầu tư tài chính.
Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm rằng mình có thể làm việc ở bất cứ đâu từ châu Á, Châu Âu thậm chí là Úc. Ở nước ta, khi sở hữu chứng chỉ CFA bạn sẽ được thi chuyển đổi để lấy chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.
>>> Xem ngay: Chứng chỉ CPA là gì? Điều kiện thi chứng chỉ CPA mới 2023
3 Điều kiện dự thi chứng chỉ CFA như thế nào?
Tuy học viện CFA không yêu cầu các thí sinh thi đầu vào. Song để được thi chứng chỉ CFA bạn cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:

- Bắt buộc bạn phải có bằng tốt nghiệp đại học với bất cứ chuyên ngành nào. Tối thiểu là bằng nghề nghiệp, cụ thể: ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương.
- Hoặc bạn là sinh viên đại học năm cuối (Tính từ lúc đăng ký thi CFA đến ngày trên bằng tốt nghiệp không quá 1 năm).
- Có ít nhất 4 năm học và làm việc (không bắt buộc phải hoạt động trong lĩnh vực đầu tư).
4 Chương trình học và hình thức thi CFA hiện nay
Với những thông tin trên, bạn đã phần nào hiểu được chứng chỉ CFA là gì? Lợi ích của tấm chứng chỉ này sẽ mang lại cho người sở hữu. Vậy thi chứng chỉ CFA có khó không? Cần học những môn gì trong suốt chương trình học của CFA? Dưới đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi ấy.

Thông thường, khi tham gia chương trình đào tạo thi cấp chứng chỉ CFA của học viện CFA Hoa Kỳ. Bạn sẽ được học 10 môn học xuyên suốt, cụ thể:
- Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp – Ethical and Professional Standards: Ở bộ môn này bạn sẽ được cung cấp những kiến thức về phẩm chất, năng lực của trader (nhà đầu tư) diễn ra hàng ngày.
- Phương pháp tính định lượng – Quantitative methods: Môn học này, bạn sẽ được làm quen với các công cụ tính toán cơ bản về:
-
- Lãi suất (discounted rate).
- Tỷ suất sinh lời (return).
- Giá trị các dòng tiền (time value of money).
- Các công cụ về thống kê (statistics).
- Xác suất (probabilities).
- Và các kiểm định (hypothesis testing).
- Kinh tế học – Economics: Môn kinh tế học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức tổng quan về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về thị trường tài chính.
- Báo cáo và phân tích tài chính -Financial Reporting and Analysis/Financial Statement Analysis: Bạn sẽ được làm quen với các khái niệm, kỹ năng cơ bản nhất về việc phân tích báo cáo tài chính. Có thể nói, đây chính là nền móng giúp bạn đánh giá được khả năng tài chính của một công ty, doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp – Corporate Finance/Corporate Issuers: Môn tài chính doanh nghiệp sẽ mang lại cho bạn cơ hội biết được các:
-
- Hoạt động doanh nghiệp.
- Các khái niệm về quản trị doanh nghiệp (corporate governance)…
>>> Gợi ý: Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng là gì?
- Đầu tư vốn cổ phần – Equity Investment: Môn học này sẽ cung cấp và giúp bạn tiếp cận, làm quen với các công cụ định giá chứng khoán vốn. Điển hình như:
-
- Chiết khấu dòng tiền (discounted cash flow).
- Định giá theo tài sản ròng (net asset value).
- Định giá theo phương pháp P/E…
- Thu nhập cố định – Fixed Income: Ở môn học này bạn sẽ được học làm thế nào để nghiên cứu các loại bảo mật thu nhập cố định. Điểm chuẩn danh mục đầu tư và các chủ đề phức tạp khác…
- Công cụ phái sinh – Derivatives: Bạn sẽ được học những kiến thức về thị trường. Bao gồm: Thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn…
- Đầu tư thay thế – Alternative Investments: Môn học này sẽ giúp bạn tiếp cận với kiến thức về bất động sản, vốn cổ phần tư nhân, hàng hóa…
- Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư – Portfolio Management and Wealth Planning: Môn học này bạn sẽ được đào tạo và rèn luyện để biết cách quản lý danh mục tài sản. Mối quan hệ các tài sản và những rủi ro tổng quát trên thị trường.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán trưởng là gì? Top 5 công ty cung cấp dịch vụ kế toán trưởng tốt nhất
Vốn chứng chỉ CFA thuộc số ít chứng chỉ có giá trị vô thời hạn. Do đó, chương trình học để lấy được chứng chỉ này có phần khó hơn so với những chứng chỉ khác. Song những lợi ích mà chứng chỉ này mang lại là điều không bàn cãi.
Vì thế, nếu bạn đang tìm hiểu và thi CFA thì có thể bắt đầu ngay từ bây giờ. Đặc biệt, việc trang bị cho mình khả năng ngoại ngữ là điều thực sự cần thiết, bởi tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn dễ dàng theo đuổi và chinh phục chứng chỉ CFA hơn. Chúc bạn thành công !