Công tác xã hội trong bệnh viện đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân và người nhà của họ. Thông qua phòng Công tác xã hội (CTXH) việc kết nối giữa tổ chức như mạnh thường quân và bệnh viện trở nên hiệu quả hơn. Từ đó hỗ trợ cho bệnh nhân cận kề cũng như bệnh nhân nghèo.
Vậy thực chất, công tác xã hội trong bệnh viện là gì? Quy định, vai trò và nhiệm vụ của công tác này trong bệnh viện như thế nào? Cùng Liên Việt Education tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé.
>>> Xem thêm: Tuyển sinh bồi dưỡng lớp quản lý trang thiết bị y tế cấp chứng chỉ
1 Công tác xã hội trong bệnh viện là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì công tác xã hội trong bệnh viện là một hoạt động hỗ trợ cho người bệnh, người nhà bệnh nhân. Nhằm đảm bảo rằng bệnh nhân và gia đình họ nhận được sự hỗ trợ xã hội và tâm lý cần thiết trong quá trình điều trị và hồi phục.
2 Những quy định công tác xã hội trong bệnh viện
Quy định công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện có thể thay đổi tùy từng bệnh viện, cơ sở y tế. Dưới đây là một số quy định chung thường được áp dụng trong công tác xã hội trong bệnh viện:
- Những người làm công tác xã hội trong bệnh viện thường phải có bằng cấp và chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực này. Và được cấp bởi cơ quan quản lý và đào tạo chuyên ngành xã hội.
- Các chuyên viên công tác xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp trong công việc của họ. Trong đó, bao gồm việc bảo vệ sự riêng tư và quyền lợi của bệnh nhân.
- Công tác xã hội trong bệnh viện phải tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định liên quan đến sức khỏe và xã hội. Cũng như quy định của bệnh viện.
- Bên cạnh đó, CTXH trong bệnh viện cần phải tuân thủ các quy tắc về bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân và gia đình. Họ cần biết cách quản lý và lưu trữ hồ sơ một cách an toàn và riêng tư.
- Công tác xã hội thường làm việc cùng với bác sĩ, y tá, tư vấn tâm lý và các chuyên gia khác. Vì thế, họ cần phải biết cách tương tác và hợp tác hiệu quả với các bộ phận khác. Nhằm đảm bảo sự chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
- Ngoài ra, công tác xã hội thường tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt là trong trường hợp bệnh tật nghiêm trọng hoặc mãn tính.
- Các chuyên viên công tác xã hội cần thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng. Thông qua các khóa đào tạo và hoạt động phát triển nghề nghiệp.
>>> Tham khảo: Danh sách các trường đào tạo ngành Y khoa tốt nhất 2024
3 Các nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện
Công tác xã hội trong bệnh viện thường bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Công tác xã hội viên sẽ tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân và gia đình trong việc thích nghi với tình trạng bệnh tật, đặc biệt là trong trường hợp bệnh tật nghiêm trọng hoặc mãn tính.
- Định hướng và hướng dẫn: Người làm CTXH chính là người hướng dẫn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Về cách truy cập các dịch vụ xã hội khác nhau như: Trợ cấp, chương trình hỗ trợ, và quyền lợi xã hội.
- Đảm bảo an toàn và sự phục hồi: Họ thường làm việc với bác sĩ và nhân viên y tế khác để đảm bảo an toàn và sự phục hồi của bệnh nhân sau khi xuất viện. Ví dụ như: Sắp xếp dịch vụ hỗ trợ tại nhà, thiết lập hệ thống chăm sóc sau ra viện và kiểm tra tình trạng bệnh nhân.
- Giải quyết vấn đề xã hội: Giúp đỡ và tìm ra hướng giải quyết thích hợp với các vấn đề xã hội. Như: Tình trạng vô gia cư, bạo lực gia đình hoặc vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Tư vấn về quyền lợi: Họ cũng là người cung cấp thông tin về quyền lợi xã hội, chính trị và pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bệnh nhân.
Như vậy, CTXH trong bệnh viện có nhiệm vụ đảm bảo sự chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. Giúp họ thích nghi với tình trạng bệnh tật và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hồi phục.
4 Vai trò của công tác xã hội trong bệnh viện
Công tác xã hội trong bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân và gia đình. Một trong những vai trò chính của CTXH trong bệnh viện phải kể đến:
- Công tác xã hội viên tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân và gia đình thích nghi với tình trạng bệnh tật, giảm căng thẳng, lo lắng. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị và hồi phục.
- Công tác viên xã hội là người thực hiện cuộc trò chuyện với bệnh nhân và gia đình. Để đánh giá tình hình xã hội, kinh tế và tâm lý. Điều này giúp xác định các vấn đề và nguy cơ xã hội mà bệnh nhân và gia đình có thể đối diện.
- Sau đó, dựa trên đánh giá, công tác xã hội viên tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Họ có thể đề xuất các dịch vụ hỗ trợ, tài trợ hoặc chương trình giúp đỡ phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
- Giúp bệnh nhân và gia đình chuẩn bị cho việc xuất viện bằng cung cấp thông tin về các dịch vụ hỗ trợ sau ra viện. Quản lý thuốc và kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau khi ra viện.
- Thực hiện việc kết với các tổ chức xã hội và cộng đồng để đảm bảo bệnh nhân và gia đình được cập nhật vào các dịch vụ xã hội và hỗ trợ phù hợp.
- Họ thường tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá hiệu suất của kế hoạch chăm sóc xã hội và điều trị để đảm bảo sự hiệu quả và thích hợp.
Tóm lại, công tác xã hội trong bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng bệnh nhân và gia đình họ nhận được sự hỗ trợ xã hội và tâm lý cần thiết trong quá trình điều trị và hồi phục.
>>> Gợi ý: Quy định cập nhật kiến thức y khoa liên tục
5 Ví dụ công tác xã hội trong bệnh viện
Với những thông tin trên, bạn đã hiểu phần nào về CTXH trong bệnh viện hiện nay. Thực tế đã chứng minh hoạt động CTXH trong tất cả các cơ sở y tế đã phát huy rất tốt vai trò và công năng của mình. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19
Năm 2020, Phòng CTXH bệnh viện Tân Triều đã hỗ trợ gia đình của bệnh nhân Hoàng Thanh Hằng bị nhiễm COVID-19. Trong việc tự cách ly hoặc tại các khu cách ly bệnh viện. Họ có thể cung cấp hướng dẫn về cách tạo điều kiện an toàn tại nhà. Cũng như, tìm hiểu về quyền lợi và hỗ trợ tài chính và tạo các kế hoạch cho việc chăm sóc con cái hoặc người già trong gia đình trong thời gian cách ly.
Hỗ trợ người bệnh ung thư và gia đình
Công tác xã hội viên tại bệnh viện K đã hỗ trợ gia đình Ông Nguyễn Văn A, Kiến Xương, Thái Bình, bị ung thư phổi giai đoạn 3. Qua tiếp xúc phòng CTXH trong bệnh viện K đã nắm bắt được tình hình cụ thể về hoàn cảnh của gia đình ông vô cùng khó khăn. Không có khả năng điều trị bệnh.
Vì thế, phòng CTXH đã thực hiện việc kết nối gia đình bệnh nhân đến các nhà hảo tâm, các tổ chức cơ quan, chính quyền để được hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần. Giúp gia đình anh phần nào bớt khó khăn trong tài chính. Cũng như giữ vững tinh thần lạc quan để điều trị.
Bài viết trên, Liên Việt Education đã chia sẻ và cung cấp đến bạn những thông tin về công tác xã hội trong bệnh viện. Từ đó, bạn có thể hiểu được những quy định, vai trò và nhiệm vụ của CTXH viên trong mỗi cơ sở Y tế.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ uy tín để tham gia khóa học cấp chứng chỉ liên quan đến CTXH trong bệnh viện. Có thể liên hệ đến Liên Việt Education để được tư vấn chi tiết hơn. Đừng quên ghé thăm Liên Việt thường xuyên để có được thông tin hữu ích về các chứng chỉ chuyên viên bạn nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 1800.6581
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/