Giảng viên cơ hữu đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức giáo dục. Để trở thành giáo viên cơ hữu cần có những kinh nghiệm gì? Hãy cùng Liên Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem ngay: Giảng viên thỉnh giảng là ai? Mức lương thỉnh giảng là bao nhiêu?
1 Giảng viên cơ hữu là gì?
Quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT về giáo viên cơ hữu như sau:
Giảng viên cơ hữu là người ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
Giảng viên cơ hữu là những người trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng
Như vậy, giảng viên cơ hữu là những người ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động. Và giảng viên nay không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
>>> Đọc thêm: Tốt nghiệp là gì? Thế nào là đỗ tốt nghiệp và trượt tốt nghiệp
2 Vai trò của giảng viên cơ hữu
Trong các trường cao đẳng, đại học, giảng viên cơ hữu đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, các giảng viên cơ hữu là yếu tố then chốt của nhà trường.
Giảng viên cơ hữu sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
Thế nên, các trường cần có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng tốt đội ngũ giảng viên cơ hữu để họ gắn bó, cam kết làm việc lâu dài với nhà trường. Việc phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu sẽ giúp nhà trường nâng cao được chất lượng giảng dạy, khiến nhà trường không ngừng lớn mạnh về mặt chất và lượng.
Trong khi các trường đào tạo có cùng chuyên ngành sẽ luôn có sự cạnh tranh khốc liệt với nhau. Do đó, một ngôi trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu có chuyên môn, kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt sẽ là yếu tố thu hút được nhiều sinh viên.
Ngoài ra, nhà trường cũng có thể tạo được uy tín tốt trên toàn quốc về chất lượng đào tạo. Bởi vì, phụ huynh và các sinh viên sẽ luôn tin tưởng những trường có môi trường đào tạo bài bản, đội ngũ giảng viên cơ hữu tâm huyết và giỏi chuyên môn.
>>> Đọc thêm: Giáo trình là gì? Cấu trúc và cách biên soạn giáo trình chuẩn
3 Kinh nghiệm làm giảng viên cơ hữu
Với một giảng viên, để được tuyển chọn vào một ngôi trường để giảng dạy thì phải đáp ứng được những yêu cầu kinh nghiệm như sau:
- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ…theo đúng yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Có khả năng soạn bài giảng, giáo án đào tạo chuyên môn.
- Có kỹ năng sư phạm, khả năng diễn đạt và tư duy giải thích vấn đề logic, ngắn gọn dễ hiểu để có thể truyền đạt kiến thức hiệu quả tới sinh viên.
- Có thái độ tích cực và kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để đảm bảo phục vụ công tác, giảng dạy được hiệu quả.
- Có kinh nghiệm đứng thuyết trình, giảng dạy trước đám đông một cách tự tin, mạch lạc.
- Kinh nghiệm nắm bắt tâm lý sinh viên.
Nói chung, giảng viên cơ hữu sẽ làm có nhiệm vụ giảng dạy chính thức nên nắm rõ được tác phong, kỹ năng cần thiết của một nhà giáo.
4 Những khó khăn và thách thức của nghề giảng viên cơ hữu
Mỗi một ngành nghề làm việc đều có áp lực trong đó giảng viên cơ hữu cũng không ngoại lệ. Những người làm trong nghề giáo thường có những áp lực dưới đây:
Áp lực công việc
- Thứ nhất: áp về hồ sơ sổ sách rất nhiều. Mỗi giảng viên đều phải soạn giáo án hàng ngày, làm báo cáo chất lượng, báo cáo sĩ số…
- Thứ hai: áp lực về chất lượng đào tạo. Giảng viên luôn phải học hỏi đổi mới cách giảng dạy cũng như kiến thức để sinh viên không nhàm chán.
- Thứ ba: áp lực về thời gian làm việc phải chính xác từng phút từng giờ đều đặn mỗi ngày.
- Thứ tư: áp lực về các hội thi như giáo viên giỏi, chuyên đề chuyên môn,….
- Thứ năm: áp lực về thái độ của sinh viên. Với những trường hợp học sinh cá biệt xử lý cũng khá đau đầu.
- Thứ sáu: áp lực về hội họp, dự giờ. Các giảng viên thường sẽ phải tham dự các cuộc họp tổ chuyên môn 2 lần/tháng, họp hội đồng 1 lần/tháng, họp xét nâng lương, họp đột xuất, dự giờ đột xuất….
- Thứ bảy: áp lực về lương thưởng chưa đúng với công sức bỏ ra như hiện nay.
- Thứ tám: áp lực về các chứng chỉ. Theo các văn bản hiện hành thì nhiều chứng chỉ như Tin học, Ngoại ngữ đã được bãi bỏ, giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp,… tuy nhiên do chưa có hướng dẫn cụ thể nên khi triển khai thì tại các địa phương khi làm hồ sơ, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, bổ nhiệm, thăng hạng vẫn yêu cầu các chứng chỉ trên.
Và còn nhiều áp lực vô hình với những giảng viên nữa không thể kể hết. Nói chung, nghề giáo là một nghề nhân văn cũng khá nhiều áp lực. Những ai muốn theo nghề phải chịu được áp lực nhé.
>>> Đọc ngay: Học liên thông lên đại học là gì? Các loại hình liên thông đại học
Yêu cầu cao về trình độ chuyên môn
Giảng viên cơ hữu ngoài những yêu cầu về bằng cấp thì yêu cầu về trình độ chuyên môn là không thể thiếu. Các năng lực giảng viên cần phải có là:
- Năng lực giảng dạy chính là khả năng truyền tải kiến thức tới sinh viên đáp ứng được các nhu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn. Khả năng giảng dạy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc vận dụng và tiếp thu kiến thức của sinh viên trong các hoạt động thực tiễn ở đời sống và công việc. Do đó, giảng viên phải nắm rõ được quy tắc, liên tục nâng cao kỹ năng để tiến hành hoạt động giảng dạy đạt chất lượng cao.
- Năng lực nghiên cứu và khoa học được thể hiện thông qua việc tìm ra các vấn đề mới trong thực tế mà chưa ai nghiên cứu. Mỗi công trình nghiên cứu sẽ giúp đội ngũ giảng viên nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy, năng lực xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý tốt.
- Năng lực quản lý: ở bất kỳ giảng viên nào cũng cần có năng lực quản lý để luôn luôn làm chủ các tiết giảng dạy và điều hành bộ máy của lớp hoạt động tốt. Các em sinh viên thực hiện đúng quy định của nhà trường và học tập với kết quả cao.
>>> Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cấp chứng chỉ online
Mức lương chưa tương xứng với công sức bỏ ra
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 Quốc hội đã quy định về việc sẽ tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/07/2023.
Hiện nay, mức lương của giảng viên đại học là viên chức sẽ được tính theo công thức sau:
- Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
- Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5%
- Tổng lương thực nhận = Lương + Tiền phụ cấp ưu đãi – Tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy theo những quy định trên mức lương giảng viên đại học năm 2023 như sau:
- Mức lương đối với giảng viên đại học cao cấp:
- Mức lương đối với giảng viên đại học chính:
- Mức lương đối với giảng viên đại học:
Như vậy: với mức lương như trên vẫn chưa tương xứng với những áp lực công việc của nghề giảng viên. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mức lương của các giảng viên đại học cũng cao hơn so với một số ngành nghề khác. Hơn nữa nghề này được mọi người rất tôn vinh, yêu mến và quý trọng. Đây cũng là một trong những nghề cao quý trong xã hội.
>>> Xem thêm: Công thức tính lương giáo viên chi tiết, dễ hiểu
5 Tạm kết
Với những thông tin Liên Việt chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giảng viên cơ hữu. Yêu cầu đối với một giảng viên cơ hữu cũng cao hơn so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, nghề này là một nghề cao quý được cả xã hội tôn vinh.
Hãy theo dõi thông tin cập nhật thường xuyên của Liên Việt để có thêm nhiều hiểu biết về nghề giáo viên, giảng viên nhé.