1 Tầm quan trọng của giao tiếp với học sinh
Như chúng ta đã biết, giáo viên là một trong những người ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách của mỗi học sinh. Tuy nhiên để thực hiện được điều này thì buộc giáo viên phải có sự tương tác, giao tiếp với học sinh.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy trò với nhau
Giao tiếp với học sinh đúng cách sẽ giúp mối quan hệ thầy trò trở nên tốt đẹp hơn. Về phía học sinh, các em sẽ phải hiểu rằng mình cần lịch sự, tôn trọng người dạy mình. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tiên học lễ, hậu học văn!”
Dĩ nhiên để đạt được kết quả như mong muốn thì cần nỗ lực rất nhiều từ phía giáo viên.
>>> Xem thêm: Giải đáp: Học trái ngành có làm giáo viên được không?
Dễ dàng truyền đạt kiến thức
Khi thường xuyên giao tiếp với học sinh, bạn sẽ hiểu học sinh hơn. Từ đó, giúp cho việc truyền đạt kiến thức đến các em cũng dễ dàng hơn.
Bởi khi giao tiếp, giáo viên sẽ hiểu và nắm được về suy nghĩ và khả năng tiếp thu của các em. Dựa vào đó, giáo viên sẽ cá nhân hóa lại quy trình giảng dạy của mình để phù hợp với học sinh hơn.
Phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề của học sinh
Lứa tuổi học trò thường có nhiều “biến động” về mặt tâm lý và cảm xúc. Chính vì vậy, việc giao tiếp với học sinh sẽ giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những vấn đề mà các em đang gặp phải. Từ đó, đưa ra cho các em những lời khuyên, an ủi hữu ích.
2 Các kỹ năng giao tiếp cần thiết với học sinh
Thiếu đi các kỹ năng giao tiếp rất dễ khiến câu chuyện đi vào “ngõ cụt”. Và khi giao tiếp với học sinh cũng vậy.
Cách giao tiếp cho học sinh tiểu học đòi hỏi sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn. Còn về kỹ năng giao tiếp cho học sinh cấp 2, vì các em đang bước vào độ tuổi dậy thì nên giáo viên cũng cần có những lời lẽ chỉn chu, dễ hiểu hơn khi chia sẻ với các em.
Và nếu thiếu đi những kỹ năng giao tiếp với học sinh dưới đây thì sẽ khiến cuộc trò chuyện bị “phản tác dụng”. Cụ thể về các kỹ năng đó như sau:
Kỹ năng lắng nghe
Nếu như nghe là bản năng thì lắng nghe chính là kỹ năng. Để hiểu được học sinh thì giáo viên không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt mà phải nghe bằng cả tâm hồn mình.
Lắng nghe là một phương pháp cơ bản nhưng rất quan trọng để giáo viên đánh giá đúng năng lực của học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ tìm được phương pháp để tác động và phát triển năng lực đó.
Chưa hết, lắng nghe còn được thể hiện ở cách giáo viên tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện và xử lý thông tin khi học sinh thể hiện suy nghĩ và hành động của mình. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải biết “biến hóa” thành nhiều vai khác nhau như: người tổ chức, hướng dẫn hay thậm chí là một người bạn,…Có như vậy, học sinh mới thoải mái mở lòng và dễ dàng tâm sự hơn.
>>> Xem ngay: Quản lý hay quản lí? Viết thế nào mới đúng, ví dụ cụ thể
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học. Giáo viên phải biết cách đặt câu hỏi, khơi gợi tính tìm tòi, khám phá của học sinh,…Đồng thời kiểm tra, đánh giá mức độ làm chủ kiến thức cũng như hứng thú của học sinh với nội dung bài giảng.
Nếu giáo viên đặt ra một câu hỏi hay, học sinh được hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển tư duy và hiểu biết. Câu hỏi hay còn giúp học sinh chủ động hơn trong việc tìm tòi kiến thức và thúc đẩy cuộc thảo luận. Kỹ năng đưa ra vấn đề của giáo viên càng tốt thì tiết học càng sôi động và hiệu quả.
Kỹ năng phản hồi
Phản hồi là một trong những kỹ năng giao tiếp với học sinh vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh.
Thông qua việc phản hồi, giáo viên giúp học sinh nắm được mức độ kiến thức, kỹ năng của mình. Từ đó, hướng dẫn và giúp học sinh cải thiện. Tuy nhiên, phản hồi cũng là một điều tế nhị và khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải khéo léo và có kinh nghiệm xử lý.
Khi phản hồi vấn đề nào đó với học sinh, giáo viên cần lưu ý một số điều như sau:
- Thứ nhất: Giáo viên cần chú ý đến lòng tự trọng của học sinh. Giáo viên hãy phản hồi học sinh như một hình thức khích lệ, động viên chứ không phải chê bai, trách mắng bằng những lời lẽ cọc cằn.
- Thứ hai: Giáo viên cần chọn thời điểm và hoàn cảnh thích hợp để phản hồi ý kiến của học sinh. Cụ thể, những điểm tốt thì giáo viên nên công khai, tuyên dương trước lớp. Ngược lại, những khuyết điểm tiêu cực nên trao đổi riêng với từng em để tránh gây cho học sinh những cảm xúc không tốt như xấu hổ, mất thể diện,…
Tiếp nhận ý kiến phản hồi một cách chuyên nghiệp, cởi mở cũng là cách giúp giáo viên hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng hơn hết là giáo viên phải biết cách quan tâm, tôn trọng để học sinh cảm thấy an tâm và thoải mái khi nhận được lời phản hồi.
>>> Đọc thêm: [Giải đáp] Giáo viên là công chức hay viên chức?
3 Một số lưu ý khi giao tiếp với học sinh
Khi giao tiếp với học sinh cũng cần có một số nguyên tắc nhất định. Vậy nguyên tắc giao tiếp với học sinh gồm có những gì?
Tôn trọng học sinh
Nguyên tắc giao tiếp với học sinh đầu tiên mà giáo viên cần nắm đó chính là tôn trọng học sinh. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng học sinh chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện nên “xem nhẹ” các em.
Một số giáo viên tỏ vẻ phớt lờ ý kiến của học sinh hay thậm chí là lấy lý do muốn tốt cho học sinh để bao che cho chính mình. Điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy không phục. Từ đó sẽ dần hình thành nên khoảng cách giữa học sinh và giáo viên.
Không phân biệt đối xử với học sinh
Bạn có tin không, khi sự công bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng để giúp học sinh phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Giáo viên đối xử công bằng sẽ giúp các em cảm nhận được mình “bằng bạn bằng bé”, được yêu thương ngang nhau.
Ngoài ra, giáo viên cũng tuyệt đối không để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy của mình. Bởi như vậy sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc trong sự nghiệp của mình.
Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn khi giao tiếp với học sinh
Mỗi học sinh sẽ có một tính cách khác nhau, điều này càng được thể hiện rõ hơn khi các em bước vào tuổi dậy thì. Muốn uốn nắn các em nên người thì cách ứng xử, giao tiếp với học sinh rất quan trọng. Giáo viên cần bình tĩnh, kiên nhẫn khi hướng dẫn, chỉ dạy các em.
Tùy vào mỗi em mà giáo viên sẽ có cách ứng xử, giao tiếp phù hợp. Thay vì áp đặt chung một phương pháp cho tất cả học sinh.
>>> Xem ngay: Văn bằng 2 là gì? Lợi ích của văn bằng 2 như thế nào?
Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình
Giáo viên hãy tập trung lắng nghe ý kiến từ phía học sinh. Hãy thử đặt mình vào vị trí của các em để cảm nhận được tâm tư, nguyện vọng của các em trong những phản hồi.
Thay vì né tránh hay bác bỏ thì hãy phân tích, đánh giá ý kiến đó. Hãy tự mình đặt ra các câu hỏi như: “Ý kiến của các em như vậy đã đúng hay chưa?”, “Vì sao các em lại có suy nghĩ đó?”. Giáo viên hãy kiểm chứng lại ý kiến đó thông qua các học sinh khác để có được nhìn nhận đúng đắn nhất.
Chắc hẳn qua bài viết, các bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của việc giao tiếp với học sinh rồi đúng không nào. Nếu thiếu đi kỹ năng giao tiếp với học sinh thì quả là một thiếu sót rất lớn trong sự nghiệp trồng người của mỗi giáo viên!
>>> Đọc thêm: Trình độ đào tạo là gì? Có những loại trình độ đào tạo nào?