Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Giải đáp: Học trái ngành có làm giáo viên được không?

Đinh Nhung Liên Việt by Đinh Nhung Liên Việt
08/01/2024
in Giáo dục
0
Giáo dục luôn là vấn đề được ưu tiên và quan tâm hàng đầu của đất nước. Bởi đây là nền tảng để ươm mầm, đào tạo ra những tài năng phục vụ cho việc phát triển và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Để nâng cao chất lượng đào tạo, ta cần phải có đội ngũ giáo viên với kiến thức chuyên môn cao và luôn tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo học ngành sư phạm để trở thành nhà giáo. Vậy, học trái ngành có làm giáo viên được không?. Đây hiện đang là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ có đam mê với nghề giáo. Để giải đáp vấn đề này mời bạn theo dõi thông tin qua bài viết dưới đây của Liên Việt.
Học trái ngành hoàn toàn có thể làm giáo viên nếu bạn có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp sư phạm
Học trái ngành hoàn toàn có thể làm giáo viên nếu bạn có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp sư phạm

>>> Xem thêm: Quản lý hay quản lí? Viết thế nào mới đúng, ví dụ cụ thể

  • 1 Học trái ngành là gì?
  • 2 Học trái ngành có làm giáo viên được không?
  • 3 Học sư phạm sau làm trái ngành khác có được không?
  • 4 Kết luận

1 Học trái ngành là gì?

Học trái ngành là việc bạn học một ngành nhưng lại có thiên hướng về một ngành khác. Chẳng hạn như: học ngành Y nhưng lại có đam mê với ngành Nghệ thuật, học ngành Kinh tế nhưng lại muốn làm việc trong lĩnh vực Công nghệ, học ngành Kỹ thuật nhưng lại muốn thử sức sang Kinh doanh,…

Học trái ngành chính là học ngành Kỹ thuật nhưng lại có mong muốn làm giáo viên
Học trái ngành chính là học ngành Kỹ thuật nhưng lại có mong muốn làm giáo viên

Xã hội ngày càng phát triển, việc học trái ngành đã không còn quá xa lạ đối với thế hệ sinh viên ngày nay. Nếu bạn thực sự đam mê và yêu thích một ngành học khác, thì hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có một tinh thần vững vàng và nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và làm việc.

>>> Xem ngay: Giáo viên là công chức hay viên chức? Tại sao?

2 Học trái ngành có làm giáo viên được không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 43/2019/QH14 có quy định về trình độ tiêu chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

“a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”

Như vậy, đối chiếu theo quy định người học trái ngành hoàn toàn có thể làm giáo viên trong trường hợp môn học còn thiếu giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành sư phạm. Tuy nhiên, để có thể đứng lớp bạn cần phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp với chương trình đào tạo.

3 Học sư phạm sau làm trái ngành khác có được không?

Học sư phạm sau làm trái ngành khác có được không? Câu trả lời chắc chắn là “CÓ”. Giống như việc học ngành khác nhưng bạn vẫn có thể trở thành giáo viên và ngược lại.

Việc làm trái ngành có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân và có một công việc phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Đôi khi không phải sở hữu một tấm bằng giỏi là bạn sẽ làm tốt công việc của ngành đó. Bởi chỉ khi đi làm bạn mới nhận ra được bản thân mình có thật sự yêu thích và phù hợp với ngành học đã lựa chọn hay không. Vì vậy, đừng ngần ngại thay đổi. Hãy cố gắng trau dồi thêm vốn kiến thức qua sách vở hoặc thông tin trên internet để thử sức với đam mê đích thực của mình.

Dù học sư phạm nhưng bạn vẫn có thể làm sang ngành khác theo đam mê của mình
Dù học sư phạm nhưng bạn vẫn có thể làm sang ngành khác theo đam mê của mình

>>> Xem ngay: Văn bằng 2 là gì? Lợi ích của văn bằng 2 như thế nào?

Tuy nhiên, khi quyết định việc làm trái ngành bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần xác định rõ mục tiêu và mong muốn của bản thân khi làm trái ngành. Từ đó, bạn sẽ có hướng đi và sự cố gắng để có thể đạt được những gì đã đặt ra.
  • Lên kế hoạch cụ thể cho việc học tập và rèn luyện mỗi ngày. 
  • Tìm hiểu kỹ về ngành mà bạn muốn theo đuổi bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm trong tương lai.
  • Cần tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng thực tế từ các hoạt động ngoại khóa, thực tập hoặc công việc làm thêm để hiểu hơn về ngành đó.
  • Không ngừng cố gắng học hỏi những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Chuẩn bị một tinh thần thép để đối mặt với những khó khăn có thể gặp phải như: tìm kiếm việc làm, bị gia đình phản đối, mất nhiều thời gian và công sức để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm,..

>>> Đọc thêm: Trình độ đào tạo là gì? Có những loại trình độ đào tạo nào?

4 Kết luận

Như vậy với những phân tích nêu trên, Liên Việt đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Học trái ngành có làm giáo viên được không?. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.

Không học sư phạm có làm giáo viên được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự nỗ lực và kiên trì của bản thân. Nếu thực sự yêu thích nghề giáo và có đủ quyết tâm, hãy theo đuổi đam mê của mình ngay nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 0962.780.856

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/

Đánh giá bài viết post
Previous Post

Tuyển sinh lớp đào tạo chứng chỉ chăm sóc mẹ và bé tại Liên Việt Education

Next Post

Mẫu biên bản hội nghị cán bộ công chức mới 2025

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Thị Nhung sinh ngày 3/11/1998 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Là một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê với Ngành giáo dục. Chị theo học Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2016. Đến 2020, chị tốt nghiệp loại giỏi ngành Phát luật kinh tế của trường. Sau khi tốt nghiệp, chị hiện công tác tại Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt với vai trò là giảng viên và chuyên viên tư vấn các loại chứng chỉ giáo dục.

Next Post
Mẫu biên bản hội nghị công chức

Mẫu biên bản hội nghị cán bộ công chức mới [current_date]

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

Hà Nội

  • Chi nhánh Tây Sơn: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0962.780.856
  • Chi nhánh Cầu Giấy: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0966.537.150

Hồ Chí Minh

  • Tầng 2 Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Hotline: 0819.163.111
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Đà Nẵng

  • 72 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Facebook-messenger
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng