Kế toán nắm vững các hoạt động về tài chính, thuế, công nợ…trong mỗi doanh nghiệp. Để làm tốt được các công việc trên cần phải nắm vững được các nghiệp vụ kế toán.
Vậy người kế toán cần phải học những nghiệp vụ kế toán cơ bản nào? Chúng ta hãy cùng Liên Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem ngay: Top 5 bằng kế toán phổ biến và tốt nhất 2023
1 Nghiệp vụ kế toán là gì? Thực hiện khi nào?
Nghiệp vụ kế toán chính là các công việc kế toán thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Hay hiểu một cách đơn giản hơn nghiệm vụ là cách thức thực hiện, tiến hành công việc mang tính chuyên môn của ngành kế toán.
Nghiệp vụ kế toán thường xuyên phát sinh chính là: nhập quỹ tiền mặt, kê khai và nộp thuế phát sinh, thu tiền bán hàng hóa, lập phiếu thu chi nhập xuất, soạn hợp đồng, làm lương…Tất cả các chứng từ, dữ liệu sau khi thực hiện các công việc nghiệp trên đều phải được lưu trữ chính xác, cẩn thận.
Các nghiệp vụ kế toán thường xuyên phát sinh, cụ thể như sau:
Nghiệp vụ kế toán hàng ngày
Các nghiệp vụ kế toán thuế xử lý hàng ngày:
- Xuất hóa đơn theo yêu cầu của khách hàng
- Thu thập các hóa đơn, chứng từ kế toán hàng ngày.
- Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn chứng từ và lưu trữ.
- Lưu trữ chứng từ cẩn thận không bị hỏng rách để cơ quan thuế kiểm tra chấp nhận.
Nghiệp vụ kế toán hàng tháng
Hàng tháng, kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ thuế như sau:
- Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN hàng tháng.
- Lập báo cáo và theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn trong tháng.
- Với trường hợp phát sinh số thuế phải nộp trong quá trình lập tờ khai thuế thì hạn nộp thuế cũng là hạn nộp tờ khai thuế. Luôn chú ý điều này để không bị phạt.
Nghiệp vụ kế toán hàng quý
Hàng quý, kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ thuế như sau:
- Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng tăng hàng quý.
- Lập tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo hàng quý.
- Lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo từng quý.
Nghiệp vụ kế toán hàng năm
Các nghiệp vụ kế toán cần báo cáo hàng năm là:
- Nghiệp vụ kế toán thuế đầu năm
– Lập và nộp báo cáo về sử dụng hóa đơn quý 4.
– Lập và nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 4.
– Lập và nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng vào tháng 12 hàng năm.
– Kê khai và nộp thuế môn bài.
- Nghiệp vụ kế toán thuế cuối năm
– Lập và nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
– Lập và nộp báo cáo tài chính năm kế toán.
>>> Tham khảo: Nên học kế toán hay kiểm toán? Đặc điểm của từng ngành
2 Danh sách các nghiệp vụ kế toán cơ bản cần nắm vững
Người làm kế toán muốn hoàn thành tốt công việc cần nắm vững những nghiệp vụ kế toán cơ bản dưới đây:
Nghiệp vụ kế toán mua hàng
Để thực hiện nghiệp vụ kế toán mua hàng sẽ bao gồm các nội dung như sau:
- Thực hiện mua hàng theo lệnh sản xuất.
- Thực hiện mua hàng trong nước có phát sinh phí mua hàng.
- Thực hiện mua hàng có chiết khấu thương mại.
- Thực hiện mua hàng theo đơn giá.
- Thực hiện mua hàng nhập khẩu nhập kho và không qua kho.
- Thực hiện mua hàng trong nước nhập kho và không qua kho.
Cách hạch toán mua nguyên vật liệu và hàng hóa trong kinh doanh:
- Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642: Giá mua khi không có thuế GTGT.
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT khi mua vào.
- Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.
Cách hạn toán khi mua hàng nhưng không nhập kho mà tiến hành sử dụng ngay:
- Nợ TK 621, 623, 641, 642 : Giá mua khi không có thuế GTGT.
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
- Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán dựa theo hóa đơn.
Cách hạch toán công nợ cho nhà cung cấp:
- Nợ TK 331: Chi phí thanh toán trước cho nhà cung cấp.
- Có TK 111, 112: Tổng giá trị thanh toán cho nhà cung cấp.
Nghiệp vụ kế toán bán hàng
Để thực hiện nghiệp vụ kế toán bán hàng cần thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện nghiệp vụ bán hàng theo hợp đồng.
- Thực hiện nghiệp vụ bán hàng theo giá.
- Bán hàng là dịch vụ trong nước chưa thu tiền và thu tiền ngay.
Trong lĩnh vực bán hàng, nghiệp vụ kế toán sẽ được phân loại thành các nghiệp vụ như sau:
Vốn gốc của sản phẩm
- Nợ TK 632: vốn gốc
- Có TK 156
Tổng doanh thu thu được sau khi bán hàng
- Nợ TK 111, 112, 131: là tổng các giá trị theo hóa đơn.
- Có TK 511: doanh thu chưa bao gồm thuế.
- Có TK 3331: thuế GTGT bán ra.
Khách hàng thanh toán trước hóa đơn hoặc thu công nợ
- Nợ TK 111, 112: đối với tiền khách trả trước.
- Có TK 131
>>> Tham khảo: Chứng chỉ kế toán viên có bắt buộc không?
Nghiệp vụ kế toán công cụ dụng cụ (CCDC)
Đối với nghiệp vụ kế toán công cụ dụng cụ được thực hiện với các nội dung như sau:
- Thực hiện nghiệp vụ công cụ dụng cụ mua nhập kho.
- Thực hiện nghiệp vụ xuất dùng công cụ dụng cụ.
Thực hiện hạch toán khi mua hàng nhập kho công cụ, dụng cụ
- Nợ TK 153, 1331
- Có TK 111, 112, 331
Cách xuất hàng công cụ, dụng cụ được chia thành 2 trường hợp chính như sau:
Phân bổ giá trị một lần:
- Nợ TK 154 : dùng cho các bộ phận sản xuất.
- Nợ TK 641: sử dụng cho các bộ phận bán hàng.
- Nợ TK 642: dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Có TK 153
Phân bổ giá trị thành nhiều lần:
- Nợ TK 242
- Có TK 153
Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
Để thực hiện nghiệp vụ kế toán tài sản cố định sẽ bao gồm các nội dung như sau:
- Thực hiện nghiệp vụ mua tài sản cố định.
- Thực hiện nghiệp vụ tính khấu hao tài sản cố định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định.
Cách hạch toán mua tài sản cố định
- Nợ TK 221, 133
- Có TK 111, 112, 331
Cách hạch toán khấu hao theo định kỳ
- Nợ TK 154, 641, 642
- Có TK 214
Cách hạch toán nhượng quyền hoặc thanh lý sản phẩm
- Nợ TK 214, 811
- Có TK 221
Cách hạch toán sửa chữa trước khi nhượng quyền hoặc thanh lý
- Nợ TK 811: chi phí thanh lý.
- Nợ TK 1331
- Có TK 111, 112, 331
Cách hạch toán doanh thu sau khi bán hàng
- Nợ TK 112, 131
- Có TK 711: giá bán trên thị trường
- Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng khi bán sản phẩm.
>>> Xem ngay: Chứng chỉ CMA là gì? Các lợi ích khi có chứng chỉ CMA
Nghiệp vụ kế toán lương và các khoản trích theo lương
Nghiệp vụ kế toán lương và các khoản trích theo lương sẽ bao gồm các nội dung như sau:
- Chi phí của doanh nghiệp
- Các khoản bảo hiểm
- Lương phải trả cho các bộ phận nhân viên
- Lương của người lao động
- Lương của công nhân viên
Cách hạch toán lương
- Nợ TK 154, 641, 642
- Có TK 334
Cách hạch toán chi phí doanh nghiệp cho bảo hiểm
- Nợ TK 154, 641, 642
- Có TK 3382, 3383, 3384, 3386
Cách hạch toán chi phí nộp bảo hiểm
- Nợ TK 383, 3384, 3386
- Có TK 111, 112
Cách hạch toán bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân của người lao động
- Nợ TK 334, 3383, 3384
- Có TK 3386
Cách hạch toán thanh toán lương cho công nhân viên của doanh nghiệp
- Nợ TK 334: lượng thực tế
- Có TK 334: tổng lương
- Có TK 111, 112
Nghiệp vụ kế toán chiết khấu thanh toán
Thực hiện nghiệp vụ kế toán chiết khấu thanh toán bằng các hạch toán như sau:
Cách hạch toán người mua hàng được hưởng các chiết khấu:
- Nợ TK 111, 112, 3331, 1388
- Có TK 152, 153, 156, 133
Cách hạch toán giá gốc của các sản phẩm
- Nợ TK 632
- Có TK 152, 153, 154, 155, 156
Cách hạch toán doanh thu sau khi bán hàng
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 511, 3331
Cách hạch toán chiết khấu dành cho các khách hàng
- Nợ TK 5211, 5213, 3331
- Có TK 111, 112, 131, 3388
>>> Tham khảo: Nên học ACCA hay CFA? Ưu nhược điểm của từng chứng chỉ
Nghiệp vụ kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Nghiệp kế toán chiết khấu thương mại cho bên mua:
- Khi mua:
- Nợ TK 152, 153, 156
- Nợ TK 133
- Có TK 111, 112, 331
- Chiết khấu được hưởng:
- Nợ TK 111, 112, 331, 1388
- Có TK 152, 153, 156, 133
- Bên bán:
- Giá vốn hàng bán:
- Nợ TK 632.
- Có TK 152, 153, 154, 155, 156
- Doanh thu:
– Nợ TK 111, 112, 131
– Có TK 511
– Có TK 3331
- Chiết khấu cho khách hàng hưởng:
– Nợ TK 5211, 5213
– Nợ TK 3331
– Có TK 111, 112, 131, 3388
Nghiệp vụ kế toán hàng bán bị trả lại
Thực hiện nghiệp vụ kế toán bán hàng bị trả lại cho bên mua:
- Khi mua:
- Nợ TK 133, 152, 153, 156
- Có TK 111, 112, 331.
- Trả lại hàng:
- Nợ TK 111, 112, 331, 1388
- Có TK 152, 153, 156, 1331
- Bên bán:
- Giá vốn hàng bán:
- Nợ TK 632
- Có TK 152, 153, 154, 155, 156.
- Doanh thu:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 511, 3331
- Hàng bị trả lại:
- Nợ TK 5212, 3331
- Có TK 111, 112, 131, 3388
- Nhập lại kho số hàng bị trả lại:
- Nợ TK 156
- Có TK 632
Nghiệp vụ kế toán hoa hồng đại lý
Thực hiện nghiệp vụ kế toán hoa hồng cho đại lý như sau:
- Xuất kho hàng gửi đại lý:
- Nợ TK 157
- Có TK 155, 156.
- Giá vốn của hàng gửi bán:
- Nợ TK 632
- Có TK 157.
- Doanh thu:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 511, 3331
- Hoa hồng cho đại lý:
- Nợ TK 641
- Có TK 111, 112, 131, 3388
>>> Xem thêm: Top 5 trung tâm cung cấp khóa học kế toán uy tín nhất
3 Tạm kết
Như vậy Liên Việt đã trình bày chi tiết về nghiệp vụ kế toán ở bên trên. Nó là một chủ đề quan trọng mà các bạn đang theo đuổi cần nắm vững. Khi làm việc các bạn sẽ cần vận dụng trực tiếp các nghiệp vụ này. Giải quyết các vấn đề kế toán trong công ty.
Hy vọng bạn đã hiểu được những nội dung kiến thức giá trị mà chúng tôi tổng hợp. Chúc bạn vận dụng thành công đêm lại sự phát triển và ổn định cho doanh nghiệp.