Để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì? Có rất nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn trở thành giảng viên đại học nhưng chưa nắm rõ thông tin về tiêu chuẩn để trở thành giảng viên đại học như thế nào? Tiêu chuẩn giảng viên Đại học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường Đại học. Để trở thành một giảng viên đại học, cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về trình độ đào tạo cũng như năng lực chuyên môn.
Trong nội dung bài viết dưới đây của Liên Việt, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn cần thiết để trở thành một giảng viên đại học, từ đó giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho con đường sự nghiệp của mình.
Trong một môi trường đào tạo đại học, các giảng viên được tuyển dụng đều có tiêu chí chung. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá năng lực, trình độ hay bằng cấp của từng giảng viên có thể không giống nhau. Do đó, căn cứ vào chức năng của giảng viên cũng như trình độ của họ, mà có quy định phân hạng chức danh nghề nghiệp. Theo Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên giảng dạy trong các trường đại học công lập được chia làm các hạng như sau:
- Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
- Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
- Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03
- Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23
Về tiêu chuẩn riêng được xác định đối với các hạng giảng viên, quý học viên có thể tham khảo nội dung Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT. Hoặc tham khảo qua bài viết tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên.
1 Tiêu chuẩn giảng viên hạng III
Tiêu chuẩn giảng viên hạng III theo Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT là một thước đo quan trọng để đánh giá năng lực của giảng viên. Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn góp phần xây dựng một đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, sáng tạo và tận tâm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
Để trở thành giảng viên đại học hạng III, bạn cần đáp ứng 2 tiêu chuẩn về trình độ học vấn dưới đây:
- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III).
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Các tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với giảng viên đại học hạng III đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, nâng cao hiệu quả đào tạo và góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;
- Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên.
2 Tiêu chuẩn giảng viên chính hạng II
Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT đã đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với giảng viên chính hạng II. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
Quy định về trình độ đào tạo bồi dưỡng đối với giảng viên chính hạng II:
- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với giảng viên chính hạng II khắt khe hơn so với giảng viên hạng III nhằm đảm bảo giảng viên có đủ khả năng để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý ở mức độ cao.
- Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
- Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sĩ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
3 Tiêu chuẩn giảng viên cao cấp hạng I
Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với giảng viên cao cấp hạng I, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu ở mức xuất sắc.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
Giảng viên cao cấp hạng I là cấp bậc cao nhất trong hệ thống chức danh giảng viên, đặt ra những tiêu chuẩn cao về trình độ đào tạo bồi dưỡng:
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Xét về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên đại học cao cấp hạng I cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành;
- Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
- Hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên được cấp bằng thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ;
Đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe, hướng dẫn 01 (một) học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sĩ nội trú được tính như hướng dẫn 01 (một) học viên được cấp bằng thạc sĩ.
Đối với giảng viên giảng dạy các ngành nghệ thuật có thể thay thế việc hướng dẫn chính hoặc phụ 01 (một) nghiên cứu sinh bằng 01 (một) công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng có uy tín trong và ngoài nước.
Đối với giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thì số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu phải gấp 02 (hai) lần số lượng đề tài nghiên cứu khoa học quy định tại điểm c khoản này;
- Chủ trì biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
- Tác giả của ít nhất 06 (sáu) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên cao cấp (hạng I);
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng II), mã số V.07.01.02 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn giảng viên đại học thể hiện tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đòi hỏi những nhà giáo phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành. Việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên không chỉ khẳng định vị thế của giảng viên mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục.
Trên đây là những yêu cầu, điều kiện để làm giảng viên đai học. Đối với chức danh giảng viên chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 2 và 3, yêu cầu đặt ra sẽ cao hơn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho học viên những thông tin bổ ích về tiêu chuẩn giảng viên đại học. Biết được làm sao để trở thành giảng viên đại học tường tận. Mọi thắc mắc về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, học viên vui lòng liên hệ: