Tiểu luận định giá bất động sản gồm những nội dung nào? Mẫu bài tập tiểu luận môn thẩm định giá bất động sản tham khảo gồm mẫu nào? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin và tham khảo những mẫu sau đây nhé.
1 Phương pháp định giá trong bài tiểu luận định giá bất động sản
Để có thể hoàn thiện bài tiểu luận định giá bất động sản, học viên cần nắm chắc những phương pháp định giá bất động sản. Một phương pháp định giá bất động sản được thừa nhận là phương pháp cơ bản, có cơ sở lý luận chặt chẽ, có cơ sở khoa học là phương pháp được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Đặc biệt là tuân thủ một cách đầy đủ, tuyệt đối các nguyên tắc định giá.
Khi tiến hành viết bài tiểu luận thẩm định giá bất động sản, học viên có thể áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tại tiêu chuẩn thẩm định giá bất động sản về cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập theo từng trường hợp áp dụng cụ thể. Các phương pháp định giá bất động sản phổ biến:
- Định giá bất động sản thông qua phương pháp so sánh trực tiếp
- Định giá bất động sản thông qua phương pháp chiết trừ
- Định giá bất động sản thông qua phương pháp thu thập
- Định giá bất động sản thông qua phương pháp thặng dư
- Định giá bất động sản thông qua phương hệ số điều chỉnh giá đất
Tùy thuộc vào loại bất động sản mà học viên cần áp dụng những phương pháp thẩm định giá khác nhau.
Xem thêm: Tổng hợp giáo trình thẩm định giá bất động sản
2 Cấu trúc bài tiểu luận định giá BĐS
Một bài tiểu luận thẩm định giá bất động sản cần có bố cục bao gồm các nội dung sau đây:
I – TỔNG QUAN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ
- Bất động sản
- Thẩm định giá
II – THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP
- Cơ sở lý luận và khái niệm
- Nội dung phương pháp và các bước tiến hành
- Những mặt hạn chế của phương pháp
- Điều kiện áp dụng
- Phân tích hạn chế của phương pháp thông qua tình huống thẩm định giá bất động sản cụ thể
Tùy thuộc vào loại bất động sản mà học viên cần áp dụng những phương pháp thẩm định giá khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp so sánh trực tiếp: Có thể áp dụng để định giá BĐS khi trên thị trường có các thửa đất (BĐS) so sánh đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
- Phương pháp chiết trừ: Có thể áp dụng để định giá với thửa đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đủ số liệu về giá các BĐS (gồm đất và tài sản gắn liền với đất) tương tự với thửa đất cần định giá.
- Phương pháp thu thập: Có thể áp dụng đối với thửa đất xác định được các khoản thu nhập và chi phí từ việc sử dụng đất.
- Phương pháp thặng dư: Có thể áp dụng đối với thửa đất có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch/ chuyển mục đích sử dụng khi đẫ xác định được tổng doanh thu phát triển giả định và tổng chi phí ước tính.
- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất: Có thể áp dụng để định giá BĐS cho các trường hợp quy định tại Khoản 2.Điều 18. Nghị định 44/2014/NĐ-CP.
Xem thêm: Hướng dẫn viết tiểu luận định giá bất động sản
3 Download tiểu luận định giá bất động sản
Các bạn có thể tham khảo một số bài tiểu luận với các đề tài báo cáo, hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá bất động sản tại Việt Nam như sau.
Xem chi tiết:
- Báo cáo kết quả thẩm định giá bất động sản
- Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá bất động sản Việt Nam
- Tiểu luận môn định giá tài sản
- Tiểu luận định giá bất động sản bằng phương pháp so sánh
- Tiểu luận định giá bất động sản trường Học viện Bưu Chính Viễn Thông
- Tiểu luận định giá bất động sản học viện Tài Chính
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ là nguồn tiểu luận định giá bất động sản làm tài liệu ôn thi chứng chỉ định giá BĐS chất lượng. Chúc các bạn thành công và sớm đạt được các chứng chỉ mà mình mong muốn.
Xem thêm: Hướng dẫn làm báo cáo thẩm định giá bất động sản