Giáo dục Việt Nam hiện nay chia thành nhiều cấp bậc học khác nhau, mỗi bậc học tương ứng đối với một trình độ đào tạo giáo dục khác nhau. Vậy trình độ đào tạo là gì? Nghiên cứu chỉ ra các trình độ đào tạo có những loại nào? Làm sao để hiểu rõ hơn về cấp trình độ đào tạo của bậc học đó. Hãy cùng Liên Việt Education thảo luận và nêu ra các quan điểm về vấn đề trên nhé!
1 Trình độ đào tạo là gì?
Trình độ đào tạo là một cách để đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng và năng lực mà một người đã đạt được qua quá trình học tập và rèn luyện. Nó thường được thể hiện bằng các bằng cấp, chứng chỉ hoặc văn bằng có liên quan đến lĩnh vực mà người đó đã học.
2 Đo lường trình độ đào tạo như thế nào?
Để đo lường trình độ đào tạo chúng ta có thể dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:
Thứ nhất năng lực kiến thức chuyên môn. Người có trình độ đào tạo cao sẽ có cho mình những kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực, một ngành đào tạo cụ thể.Điều này thể hiện qua sự hiểu biết, cách làm việc và học hỏi của người đó trong thực tiễn công việc.
Thứ hai các kỹ năng cơ bản và liên quan. Ví dụ như các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…
Thứ ba đó là chứng chỉ bằng cấp, nếu như bằng cấp của bạn càng cao chứng tỏ rằng bạn đã vượt qua các trình độ đào tạo chuyên môn , lĩnh vực cao. Do đó bằng cấp cũng có thể coi là một thước đo hữu hình cho trình độ đào tạo.
Thứ tư yêu cầu về sức khỏe, thể chất.Người có trình độ đào tạo cao là người không chỉ vững vàng về chuyên môn mà còn phải đảm bảo có một sức khỏe về tinh thần và thể chất tốt để chịu được áp lực học tập và công việc cũng như đời sống xã hội.
Dựa trên bốn tiêu chí trên đã có thể phần nào đánh giá được trình độ đào tạo của một người thuộc loại nào. Vậy hiện nay để đánh giá được người ta đã quy đo và chuẩn mực trong từng cấp trình độ đào tạo dưới đây.
3 Có những loại trình độ đào tạo như thế nào?
Hiện nay đang có 6 cấp trình độ đào tạo thường thấy như sau:
Trình độ đào tạo tiểu học
Trình độ đào tạo tiểu học là thường là mức độ đầu tiên cơ bản và làm nền tảng kiến thức để có thể đào tạo người học lên trình độ cấp bậc cao hơn.
Thường trình độ đào tạo tiểu học bao gồm lứa tuổi từ lớp 1 lên đến hết lớp 5 hoặc lớp 6. Trong suốt quá trình đào tạo học sinh ở bậc học này sẽ được học về những môn học tiên quyết như toán, tiếng việt, tiếng anh ngoài ra sẽ được bổ trợ thêm những môn học kỹ năng cơ bản về xã hội và giao tiếp hằng ngày.
Sau trình độ đào tạo bậc tiểu học có thể đảm bảo học sinh tiếp thu một cách hiệu quả các kiến thức làm nền tảng cho trình độ đào tạo tiếp theo đó là trình độ đào tạo trung học cơ sở.
4 Trình độ đào tạo trung học cơ sở
Trình độ đào tạo trung học là một giai đoạn quan trong trong hệ thống đào tạo giáo dục nó thường đi sau trình độ đào tạo cấp tiểu học.Bao gồm lứa tuổi học sinh từ lớp 6 lên đến lớp 9.
Tại đây các môn cơ sở như toán, tiếng việt tiếng anh,…vẫn được đào tạo tương đương giống như cấp bậc tiểu học nhưng chuyên sâu và nâng cao hơn.
Trình độ đào tạo ở cấp học này cũng là nền tảng cho cấp độ khác.
Trình độ đào tạo trung học phổ thông
Học sinh ở trình độ đào tạo này thường bao gồm từ lứa tuổi lớp 10 đến hết lớp 12.Có thể coi trình độ đào tạo trung học phổ thông là mức trình độ gần như hoàn thiện đối với một người trưởng thành cần có.
Sau khi tốt nghiệp cấp đào tạo này người học đã có thể cầm bằng cấp đi xin việc và lựa chọn cho mình thêm nhiều hướng đi trong tương lai hơn, do đã đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản về các kiến thức cần có để bước chân ra ngoài xã hội rèn luyện và học tập.
Trình độ đào tạo nghề
Trình độ đào tạo nghề là trong quá trình học, những mảng kiến thức chuyên môn tại đây sẽ thiên hướng theo việc đào tạo trực tiếp các ngành nghề mà người học mong muốn và đi theo.Sau khi đào tạo xong có thể trực tiếp đi làm và theo nghề luôn.
Ví dụ như trình độ đào tạo nghề ô tô, trình độ đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực kế toán.
>>> Tham khảo: Chương trình đào tạo kế toán cấp chứng chỉ
Trình độ đào tạo đại học
Trình độ đào tạo đại học là trình độ đào tạo sau khi người học tốt nghiệp bậc trung học phổ thông mới có thể lên tiếp trình độ đào tạo này.
Tại đây người học được nghiên cứu sâu hơn, đào tạo kỹ hơn về các kỹ năng chuyên môn ngành nghề trong các lĩnh vực khác nhau.
Đây có thể coi là bậc trình độ gần như cao cấp nhất trong quá trình đào tạo.
Trình độ đào tạo sau đại học
Sau đại học chính là mức trình độ đào tạo mà các kiến thức gần như được coi là mức cao cấp nhất.Phải tốt nghiệp đại học thì mới có thể lên mức đào tạo này.
Trình độ đào tạo sau đại học bao gồm trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
- Thạc sĩ là trình độ đào tạo chuyên môn về một lĩnh vực, thường đào tạo trong vòng tối thiểu là 2 năm.Muốn dạt được cấp đào tạo này người học phải đưa ra được các báo, bài liện và nghiên cứu khoa học có tính mới và phát triển.
- Tiến sĩ là trình độ cấp đào tạo cao nhất.Học xong tiến sĩ người học có thể đi theo con đường giảng dạy hoặc phát triển một đề tài nghiên cứu theo dấu ấn riêng của mình, đóng góp vào công trình nghiên cứu trong các bài giảng xã hội.
Dù được đào tạo ở trình độ nào đi nữa người học cũng cần phải bỏ ra công sức của mình, để có thể đạt được các mục tiêu như mong muốn. Tại nhiều công ty doanh nghiệp hiện nay người ta sẽ quy định mức trình độ đào tạo nhất định để có thể được nhận vào làm và đáp ứng nhu cầu công việc của họ. Do đó nếu càng được đào tạo ở trình độ cao hơn bạn sẽ có nhiều cơ hội và mở mang kiến thức nhiều hơn về cả chuyên môn và việc làm.
>>> Xem ngay: Học liên thông lên đại học là gì? Các loại hình liên thông đại học
5 Kết luận
Trình độ đào tạo có thể phản ánh rằng bạn đã học và trải qua quy trình đào tạo nào, nó cũng thể hiện ra được năng lực của bạn ra sao. Hiện nay các cấp trình độ đào tạo tạo Việt Nam đã và đang ngày càng mở rộng và được coi trọng hơn.Một người có trình độ đào tạo chuyên môn cao cả về năng lực lẫn thể chất sẽ được trọng dụng và mang lại tiềm năng lợi ích cho cả chính bản thân họ và xã hội.
Thông qua các kiến thức trên Liên Việt Education hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về các kiến thức liên quan đến trình độ đào tạo này. Chúc các bạn học tập và nghiên cứu tốt!