Ủy viên có vai trò, trách nhiệm đứng đầu cấp ủy, cấp chính quyền hoặc một tổ chức, hội đoàn…Ủy viên phải là người luôn đi đầu, làm gương cho các thành viên trong tổ chức.
Vậy vai trò và nhiệm của ủy viên là gì? Hãy cùng Liên Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1 Ủy viên là gì?
Ủy viên là một thuật ngữ để chỉ một người hoặc một cá nhân có vai trò, trách nhiệm trong một ban, ủy bản, cấp ủy, chính quyền, tổ chức hay hội đoàn. Tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể mà “ủy viên” có thể mang những ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ như:
- Ủy viên hội đoàn hoặc tổ chức phi lợi nhuận: sẽ là người tham gia và đóng góp vào hoạt động của một tổ chức phi lợi nhuận, hội đoàn hay tổ chức xã hội. Họ có thể làm việc tự nguyện hoặc được bầu chọn để đại diện cho cộng đồng hoặc quản lý tổ chức.
- Ủy viên hội đồng quản trị: sẽ là được bầu hoặc bổ nhiệm vào hội đồng quản trị trong trường hợp doanh nghiệp hoặc tổ chức có lợi nhuận. Họ có trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động của tổ chức để đảm bảo nó hoạt động hiệu quả và tuân thủ các quy định liên quan.
- Ủy viên chính phủ: sẽ là những quan chức chính phủ hoặc các nhà lập pháp được bầu hoặc bổ nhiệm để đại diện cho cử tri. Họ sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định chính trị. Ủy viên chính phủ có thể là thành viên của hội đồng thành phố, quốc hội hay các cấp quản lý khác.
- Ủy viên trong các tổ chức quốc tế: sẽ là các đại diện của một quốc gia hoặc tổ chức trong các tổ chức quốc tế như NATO, Liên Hợp Quốc hoặc ASEAN. Họ thường đại diện cho quốc gia hoặc tổ chức của họ trong các cuộc đàm phán và quyết định quốc tế.
>>> Xem thêm: Tinh giản biên chế là gì? Những quy định mới nhất về tinh giản biên chế

2 Một số ngữ cảnh, ví dụ về ủy viên
Trong một số ngữ cảnh cụ thể, ủy viên sẽ có vài trò, trách nhiệm khác nhau, cụ thể là:
Ủy viên trung ương đảng
Theo Quy định số 80 – QĐ/TW về quản lý cán bộ có nêu rõ:
Ủy viên trung ương Đảng là thành viên của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là cơ quan lãnh đạo thường trực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu ra bởi Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm 1 lần.

Theo đó, Ủy viên trung ương đảng sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể như sau:
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc.
- Ra quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng.
- Chuẩn bị công việc để tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có)
- Tổ chức bầu Bộ chính trị, bầu Tổng Bí thư, bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương…
- Quyết định số lượng Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương…
- Triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc thường lệ 5 năm một lần.
>>> Xem thêm: Thi công chức là gì? Hình thức thi công công như thế nào?
Ủy viên quốc hội
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020) có nêu rõ:
“Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ”

Theo Điều 45 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy về vai trò, trách nhiệm của ủy viên Quốc hội như sau:
1. Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công; tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong trường hợp được ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, các ủy viên Quốc hội sẽ làm việc với Bộ, ban, ngành và các tổ chức khác theo sự ủy quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Và ủy viên có trách nhiệm báo cáo công việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
>>> Tham khảo: Từ chức là gì? Quy định từ chức của cán bộ công chức
Ủy viên bộ chính trị
Theo Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Do đó, ủy viên chính trị sẽ do Ban chấp hành trung Đảng Cộng sản Việt Nam bầu và giữ chức vị cao và quan trọng trong Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ủy viên UBND xã
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định:
“Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.
Như vậy, mỗi thành viên của Hội đồng nhân dân xã sẽ là ủy viên UBND xã. Họ sẽ chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
>>> Xem ngay: Biệt phái là gì? Quy định của nhà nước về biệt phái như thế nào?
Ủy viên UBND tỉnh
Theo quy định tại Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Như vậy, các ủy viên UBND tỉnh thường là những người đứng đầu cơ quan chuyên môn, nắm giữ vai trò quan trọng trong UBND. Mỗi ủy viên sẽ có trách nhiệm, quyền hạn riêng trong nhiệm vụ mình được phân công.
3 Câu hỏi thường gặp về ủy viên
Câu 1: Tỉnh ủy viên là gì?
Tỉnh ủy viên là thành viên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh ủy), được bầu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. Họ là những người có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương.
Câu 2: Đảng ủy viên là gì?
Đảng ủy viên là thành viên của một Đảng ủy, một cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong một tổ chức, đơn vị hoặc địa phương. Họ là những người được bầu hoặc chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng ủy và có trách nhiệm tham gia vào việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Đảng trong phạm vi quản lý của mình.
Câu 3: Chi ủy viên là gì?
Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, do đại hội trực tiếp bầu ra hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định theo quy định (trường hợp chi bộ có dưới 9 đảng viên chỉ có Bí thư và Phó bí thư thì không tạo thành chi ủy. Nhiệm vụ lãnh đạo chi bộ được giao cho Bí thư và Phó bí thư).
Câu 4: Ủy viên trung ương đảng là gì? Ủy viên ban chấp hành trung ương đảng là gì?
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (thường được gọi tắt là Ủy viên Trung ương Đảng) là chức danh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của một Đảng Cộng sản, cụ thể ở đây là Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc.
Câu 5: Ủy viên ban chấp hành là gì?
Ủy viên Ban Chấp hành (ủy viên BCH) là một thành viên trong một tập thể lãnh đạo, thường được bầu hoặc chỉ định để tham gia vào việc điều hành, quản lý một tổ chức, đoàn thể hoặc cơ quan nào đó.
Câu 6: Ủy viên ban thường vụ là gì?
Ủy viên Ban Thường vụ (của một tổ chức chính trị, đảng ủy, v.v.) là một thành viên của Ban Thường vụ, một bộ phận lãnh đạo của tổ chức đó. Ban Thường vụ thường là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của tổ chức.
Câu 7: Cấp ủy viên là gì?
Cấp uỷ viên là những cá nhân là một phần của cơ cấu lãnh đạo của một đảng phái chính trị, thường là ở cấp địa phương hoặc khu vực, tại Việt Nam. Họ được bầu hoặc bổ nhiệm để phục vụ trong một ủy ban (cấp uỷ) hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của đảng trong một khu vực hoặc đơn vị cụ thể.
Câu 8: Thành ủy viên là gì?
Thành ủy viên là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, một bộ phận của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tại một thành phố trực thuộc trung ương, giữa hai kỳ đại hội. Thành ủy viên có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương.
Câu 9: Uỷ viên quốc hội là gì?
Trong ngữ cảnh của Việt Nam, “ủy viên Quốc hội” có thể hiểu là một đại biểu Quốc hội được bầu hoặc được bổ nhiệm vào một trong các Ủy ban của Quốc hội, hoặc là thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Câu 10: Ủy viên thường vụ là gì?
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thường trực chịu trách nhiệm giám sát, biểu quyết thay quyền Quốc hội khi Quốc hội không họp.
Câu 11: Chi uỷ viên là gì?
Chi ủy viên là thành viên của chi ủy, tức là một bộ phận trong tổ chức Đảng cấp cơ sở, cụ thể là trong một chi bộ. Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng.
Câu 13: Ủy viên và thành viên khác nhau như thế nào?
“Ủy viên” và “thành viên” đều chỉ những người tham gia vào một tổ chức, hội đồng, hoặc nhóm, nhưng có sự khác biệt về vai trò và quyền hạn. “Thành viên” thường là một khái niệm chung, chỉ những người thuộc về một nhóm, trong khi “ủy viên” thường chỉ những người có vai trò, trách nhiệm cụ thể trong một tổ chức, hội đồng, hoặc cấp ủy.
4 Lời kết
Hi vọng những thông tin Liên Việt cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ủy viên là gì, vai trò và nhiệm vụ của từng ủy viên trong một số ngữ cảnh khác nhau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết ! Nếu bạn có nhu cầu