Chức danh nghề nghiệp kỹ sư được phân hạng ra sao? Quy định, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ sư gồm những gì? Quy chế xếp lương chức danh nghề nghiệp xây dựng được tính ra sao? Mời quý học viên cùng Liên Việt tìm hiểu thông tin qua bài viết.
1 Hạng chức danh nghề nghiệp, mã ngạch kỹ sư xây dựng gồm những gì?
Kỹ sư xây dựng là người có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các dự án xây dựng, bao gồm cả các dự án công cộng và tư nhân. Hạng chức danh nghề nghiệp kỹ sư xây dựng là tên gọi thể hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức ngành xây dựng.
Mã chức danh nghề nghiệp kỹ sư được quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2016/TTLT-BXD-BNV ngày 29/6/2016 – Thông tư này áp dụng cho các đối tượng viên chức ngành xây dựng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tham gia hoạt động lĩnh vực xây dựng. Cụ thể như sau:
Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm:
- Kiến trúc sư hạng I – Mã số: V.04.01.01
- Kiến trúc sư hạng II – Mã số: V.04.01.02
- Kiến trúc sư hạng III – Mã số: V.04.01.03
Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:
- Thẩm kế viên hạng I – Mã số: V.04.02.04
- Thẩm kế viên hạng II – Mã số: V.04.02.05
- Thẩm kế viên hạng III – Mã số: V.04.02.06
- Thẩm kế viên hạng IV – Mã số: V.04.02.07
Như vậy đối với ngành kiến trúc sư được chia làm ba hạng. Hạng I, II và III. Mỗi một hạng khác nhau sẽ có những điều luật cụ thể quy định tiêu chuẩn về nhiệm vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như chuyên môn nghiệp vụ khác nhau; phù hợp với yêu cầu của vị trí chức danh đó đảm nhiệm.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên
2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ sư xây dựng hạng 1, 2, 3 mới 2024
Các tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp kỹ sư xây dựng cũng được quy định tại Thông tư 11/2016/TTLT-BXD-BNV. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ sư xây dựng như sau:
- Kỹ sư xây dựng phải có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và luôn thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có phẩm chất trung thực, thẳng thắn, khách quan, có trách nhiệm, tận tụy và sáng tạo, tích cực đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, có phương pháp làm việc hiệu quả, khoa học, giữ kín bí mật quốc gia.
Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp kỹ sư xây dựng đều có những nhiệm vụ và điều kiện tiêu tiêu chuẩn riêng. Cụ thể:
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ HẠNG 1
Tiêu chuẩn bồi dưỡng đào tạo kỹ sư hạng 1
- Tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
- Trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam.
- Có trình độ tin học cơ bản theo quy định chuẩn thông tư 03/2014.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
Phải nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng cũng như nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành đề ra.
- Nắm rõ thông tin kinh tế – kỹ thuật trong và ngoài nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm bắt kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc.
- Phải là người kiến thức chuyên sâu và có kinh nghiệm về hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan lĩnh vực này.
- Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn cũng như biết đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực xây dựng.
- Đã trực tiếp chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành hoặc là người tham gia chính của ít nhất một trong những đồ án theo quy định trong thông tư.
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ HẠNG 2
Tiêu chuẩn bồi dưỡng đào tạo kỹ sư hạng 2
- Tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp.
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
- Có trình độ tin học theo chuẩn thông tư 03/2014.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Phải nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng cũng như nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành đề ra.
- Nắm rõ thông tin kinh tế – kỹ thuật trong và ngoài nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm bắt kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc.
- Phải là người kiến thức chuyên sâu và có kinh nghiệm về hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan lĩnh vực này.
- Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn cũng như biết đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực xây dựng
- Đã chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành hoặc đã tham gia chính của ít nhất một trong những đồ án đã quy định chung
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ HẠNG 3
Tiêu chuẩn bồi dưỡng đào tạo kỹ sư hạng 3
- Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung 6 bậc áp dụng cho Việt Nam.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Hiểu và nắm rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm được cơ bản định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành.
- Hiểu biết cơ bản các thông tin kinh tế – kỹ thuật trong nước, tình hình sản xuất; có kiến thức về các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc, quy hoạch quan trọng trong nước;
- Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
- Có khả năng đề xuất; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học
- Có kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên hạng I là gì?
3 Bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp kỹ sư
Việc bổ nhiệm vào CDNN đối với viên chức chuyên ngành xây dựng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận, đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 11/2016.
Bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào CDNN ngành xây dựng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương/ thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Các chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I, II, III được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng 1 – Được xếp vào viên chức A3.1 và hưởng hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
- Chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng 2 – Được xếp loại viên chức A2.1 và hưởng hệ số 4,40 đến hệ số lương 6,78.
- Chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng 3 – Được xếp loại viên chức A1 với hệ số lương được hưởng từ 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ hơn về hạng chức danh nghề nghiệp kỹ sư xây dựng. Để có những thông tin tiêu chuẩn về các chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp khác quý học viên hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.