Việc các cán bộ công chức được cử đi công tác đã không còn xa lạ. Và giấy đi đường là một trong những giấy tờ quan trọng không thể thiếu với mỗi cán bộ công chức khi đi công tác về. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ghi mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ công chức mới nhất hiện nay.
Nắm bắt được điều này, trong bài viết ngắn dưới đây Liên Việt Education sẽ chia sẻ đến bạn. Cách ghi mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ công chức theo thông tư mới nhất. Hãy theo dõi bạn nhé.
>>> Xem ngay: Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
1 Mẫu giấy đi đường cho cán bộ công chức theo thông tư 200
Giấy đi đường là tài liệu quan trọng giúp cán bộ và nhân viên thực hiện các thủ tục cần thiết khi đến địa điểm làm việc. Bao gồm cả thanh toán chi phí đi lại, tàu xe, khách sạn… sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trở về doanh nghiệp để làm thủ tục ứng tiền.
Xem mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ theo Thông tư 200 tại đây
Hướng dẫn cách điền vào mẫu giấy đi đường cho cán bộ, công chức mới nhất
Căn cứ theo Thông tư 200/ 2014/TT-BTC, cách ghi mẫu giấy đi đường số 04-LĐTL được áp dụng cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực và các thành phần kinh tế khác nhau.
Bên cạnh đó, mẫu giấy đi đường này còn được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
>>> Xem thêm: Cơ quan chức năng là gì? Nhà Nước Việt Nam có những cơ quan nào?
Để ghi giấy đi đường theo thông tư 200, bạn có thể làm như sau:
- Nơi đi và Nơi đến (Cột 1): Ghi rõ địa điểm xuất phát và đến nơi công tác.
- Ngày đi và Ngày đến (Cột 2): Ghi ngày bắt đầu đi và ngày kết thúc công tác.
- Xác nhận của Cơ quan đến công tác (Cột 2 khi đã đến): Khi đến nơi công tác, cần có xác nhận từ cơ quan đó về ngày và giờ đến, đi. Đóng dấu và chữ ký của người có trách nhiệm.
- Phương tiện sử dụng (Cột 3): Ghi chi tiết về phương tiện di chuyển, như ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay…
- Thời gian công tác (Cột 5): Ghi rõ khoảng thời gian bạn dành cho công tác.
- Lý do lưu trú (Cột 6): Mô tả ngắn gọn về lý do bạn cần lưu trú.
- Chữ ký và Đóng dấu (Cột 7): Nhận chữ ký của người có thẩm quyền tại cơ quan đến công tác, và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
- Xác nhận ngày về và thời gian lưu trú khi quay về: Khi trở về, xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian lưu trú.
- Đính kèm chứng từ (vé tàu, xe, hoá đơn): Gắn các chứng từ như vé tàu, xe, hoá đơn vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để thanh toán công tác phí và tạm ứng.
- Lưu trữ tại phòng kế toán: Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được giữ tại phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán và bảo quản hồ sơ.”
Vì thế, các cán bộ, công chức, lao động hoạt động trong các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Các nhân viên đang làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần điền chính xác các thông tin như trên vào giấy đi đường thì mới có thể ứng được tiền.
>>> Xem ngay: Quan chức là gì? Vai trò của quan chức nhà nước
2 Mẫu giấy đi đường cho cán bộ công chức theo thông tư 133
Mẫu giấy xác nhận đi lại theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng cho các:
“+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.”
Xem mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ, áp dụng thông tư 133 tại đây
Cách ghi mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133 đúng chuẩn
Để ghi vào mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133, bạn có thể thực hiện như sau:
- Nơi đi và Nơi đến (Cột 1): Ghi rõ địa điểm xuất phát và đích đến công tác.
- Ngày đi và Ngày đến (Cột 2): Ghi ngày bắt đầu và kết thúc chuyến đi công tác.
- Xác nhận của Cơ quan đến công tác (Cột 2 khi đã đến): Khi đến nơi công tác, cần có xác nhận từ cơ quan về ngày, giờ đến và đi. Đóng dấu và ký tên của người có trách nhiệm tại cơ quan đến công tác.
- Phương tiện sử dụng (Cột 3): Ghi chi tiết về phương tiện di chuyển, như ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hỏa, máy bay…
- Độ dài chặng đường (Cột 4): Ghi số kilomet từ nơi xuất phát đến nơi công tác.
- Thời gian công tác (Cột 5): Ghi khoảng thời gian bạn dành cho công tác.
- Lý do lưu trú (Cột 6): Mô tả ngắn gọn lý do bạn cần lưu trú.
- Chữ ký và Đóng dấu (Cột 7): Nhận chữ ký của người có thẩm quyền tại cơ quan đến công tác và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
- Xác nhận ngày về và thời gian lưu trú khi quay về: Xuất trình giấy đi đường để bộ phận phụ trách xác nhận ngày về và thời gian lưu trú.
- Đính kèm chứng từ (vé tàu, xe, hóa đơn): Gắn các chứng từ như vé tàu, xe, hóa đơn vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để thanh toán công tác phí và tạm ứng.
- Lưu trữ tại phòng kế toán: Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được giữ tại phòng kế toán để thực hiện các thủ tục thanh toán và bảo quản hồ sơ.”
Theo đó, cán bộ, công chức, người lao động hoạt động trong các lĩnh vực vừa và nhỏ ( bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ). Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù… cần điền đầy đủ thông tin và đúng cách như trên thì mời có thể ứng được tiền.
>>> Gợi ý: Kỷ luật cán bộ là gì? Các hình thức kỷ luật cán bộ
Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy đi đường dành cho cán bộ công chức mới nhất 2024. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập vào website của Liên Việt Education để có thêm thông tin mới nhất về công chức, viên chức bạn nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/