Cũng giống như người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Khi làm việc thì ai cũng được nghỉ phép theo quy định của Nhà Nước, cán bộ công chức cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức năm 2024 có gì khác so với công ty, doanh nghiệp tư nhân không? Ghi như thế nào vào mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức để đảm bảo đúng chuẩn?… Cùng Liên Việt Education tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
>>> Xem ngay: Cách ghi mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ công chức 2024
1 Tải đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức
Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức là mẫu đơn dùng để xin phép cấp trên được nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định. Mẫu đơn này cần được viết theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp lệ.
Về hình thức, mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức cần được trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không tẩy xóa. Nội dung của mẫu đơn cần đầy đủ các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân của cán bộ, công chức: Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú.
- Lý do xin nghỉ phép: Cán bộ, công chức cần nêu rõ lý do xin nghỉ phép của mình.
- Thời gian xin nghỉ phép: Cán bộ, công chức cần ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc của thời gian nghỉ phép.
- Cam kết của cán bộ, công chức: Cán bộ, công chức cần cam kết thực hiện các công việc được giao trong thời gian nghỉ phép và trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.
Đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức là mẫu đơn được cán bộ công viên chức lập ra để xin được nghỉ phép. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ…
>>> Mời bạn đọc tải về mẫu đơn xin nghỉ phép tại đây.
2 Cách viết lý do đơn xin nghỉ phép cán bộ công chức
Căn cứ theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức được nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng. Khi nghỉ phép, cán bộ, công chức cần nêu rõ lý do xin nghỉ phép. Các lý do xin nghỉ phép thường gặp bao gồm:
>>> Tham khảo: Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
Nghỉ ốm
Đây là quyền lợi của người lao động khi gặp phải tình trạng ốm, bệnh hoặc tai nạn lao động. Thời gian nghỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, không vượt quá 14 ngày liên tục hoặc 30 ngày không liên tục trong một năm.
Để được hưởng chế độ này, cán bộ công chức cần có giấy chứng nhận từ cơ sở y tế có thẩm quyền. Và sẽ nhận được trợ cấp bảo hiểm xã hội, tương đương 75% mức lương bình quân hàng tháng trong thời gian nghỉ ốm.
Nghỉ thai sản
Đây là quyền lợi của cán bộ công chức nói riêng và người lao động nói chung. Các trường hợp mang thai, sinh con, nuôi con dưới 6 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai, triệt sản, mang thai hộ hoặc vợ sinh con. Thời gian nghỉ được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, kéo dài từ 15 ngày đến 6 tháng.
Để hưởng chế độ này, cán bộ, công chức cần giấy tờ chứng minh quyền lợi theo quy định của pháp luật và sẽ được trợ cấp bảo hiểm xã hội, chiếm 100% mức lương bình quân hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản.
Nghỉ trách nhiệm gia đình
Lý do này thường được sử dụng khi cán bộ, công chức cần giải quyết các vấn đề gia đình như kết hôn, tang chế, chăm sóc con ốm hoặc cha mẹ già yếu. Thời gian nghỉ linh hoạt từ 3 đến 20 ngày trong một năm. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Để được hưởng quyền lợi này, người lao động cần giấy tờ chứng minh lý do và sẽ nhận lương bình thường trong thời gian nghỉ trách nhiệm gia đình.
>>> Gợi ý: Cơ quan chức năng là gì? Nhà Nước Việt Nam có những cơ quan nào?
Nghỉ phép hàng năm
Là một trong những quyền lợi cho người lao động được nghỉ một số ngày trong năm để nghỉ ngơi. Phục hồi sức khỏe và tham gia các hoạt động xã hội. Số ngày nghỉ phép phụ thuộc vào điều kiện làm việc và thâm niên, thường từ 12 đến 16 ngày.
Cán bộ, công chức có thể sử dụng ngày nghỉ phép vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thông báo trước cho người sử dụng lao động và được sắp xếp công việc một cách hợp lý. Trong thời gian nghỉ phép hàng năm, họ sẽ nhận lương bình thường.
Ngoài ra, cán bộ, công chức cũng có thể được nghỉ phép không hưởng lương trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như:
- Nghỉ để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công dân khác theo quy định của pháp luật.
- Nghỉ để chăm sóc con ốm đau dưới 07 tuổi.
- Nghỉ để tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.
>>> Đọc thêm: Quan chức là gì? Vai trò của quan chức nhà nước
3 Cán bộ công chức phải viết đơn xin nghỉ phép trước bao lâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cán bộ, công chức không có quy định bắt buộc về thời gian phải viết đơn xin nghỉ phép trước bao lâu. Thời gian viết đơn xin nghỉ phép sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định cụ thể trong nội quy, quy chế của đơn vị.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lý và thuận tiện cho việc sắp xếp công việc. Cán bộ, công chức nên viết đơn xin nghỉ phép trước ít nhất 03 ngày làm việc. Điều này sẽ giúp cấp trên có đủ thời gian để nắm được thông tin về việc nghỉ phép của cán bộ, công chức và có kế hoạch sắp xếp công việc phù hợp.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt. Cán bộ, công chức có thể phải viết đơn xin nghỉ phép trước thời hạn quy định. Ví dụ, trong trường hợp cán bộ, công chức cần nghỉ phép để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công dân khác theo quy định của pháp luật thì phải viết đơn xin nghỉ phép trước ít nhất 07 ngày làm việc.
Khi viết đơn xin nghỉ phép, cán bộ, công chức cần lưu ý nêu rõ lý do xin nghỉ phép và thời gian nghỉ phép. Cán bộ, công chức cũng cần cam kết thực hiện các công việc được giao trong thời gian nghỉ phép và trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.
>>> Đọc thêm: Kỷ luật cán bộ là gì? Các hình thức kỷ luật cán bộ
4 Cán bộ công chức được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Căn cứ vào Điều 13, Luật Cán bộ công chức năm 2008. Các cán bộ, công chức được nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc gia đình, nghỉ phép hàng năm. Trong một số trường hợp, cán bộ công chức vì một lý do nào đó không sử dụng hay chưa sử dụng hết số ngày phép trong năm. Thì ngoài việc được nhận tiền lương còn được tính thêm một khoản tiền tương ứng với số ngày phép không nghỉ.
Cán bộ công chức được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Hơn nữa, theo Khoản 1, Điều 111 Bộ Luật lao động 2012 số ngày nghỉ phép của cán bộ công chức được quy định cụ thể như sau:
“Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Theo đó, cán bộ công chức được nghỉ phép theo đúng quy định hiện hành của Luật lao động. Tùy công việc và chức vụ mà cán bộ, công chức một năm có thể được nghỉ phép từ 12, 14 đến 16 ngày. Cũng theo quy định thì khi có 5 năm thâm niên trong nghề, cán bộ, công chức sẽ được cộng thêm một ngày nghỉ phép.
Trên đây là những thông tin cơ bản về mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức mới nhất năm 2023. Hy vọng Liên Việt Education đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các loại chứng chỉ dành cho công chức, viên chức.