Bạn muốn trở thành giáo viên nhưng lại không học chuyên ngành sư phạm? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm chính là chiếc cầu nối giúp bạn thực hiện ước mơ này. Vậy chứng nghiệp vụ sư phạm là gì và làm thế nào để sở hữu nó? Hãy cùng Liên Việt Edu khám phá!
1 Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là loại giấy tờ chứng minh khả năng sư phạm của một người, được cấp sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không học ngành sư phạm muốn trở thành giáo viên.
Vậy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có bắt buộc không? Yêu cầu cụ thể về bằng cấp, điều kiện để trở thành giáo viên là gì?
Nội dung quy định về yêu cầu đối với trình độ của giáo viên theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 là căn cứ để giải đáp:
- Giáo viên mầm non: yêu cầu bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng/đại học trở lên
- Giáo viên bậc tiểu học, THCS, THPT: yêu cầu bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên thuộc chuyên ngành đào tạo giáo viên.
(Trường hợp chưa có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành đào tạo giáo viên, thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp môn học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.)
- Giảng viên đại học: yêu cầu bằng thạc sĩ trở lên đối với vị trí giảng dạy trình độ đại học.
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ: yêu cầu có bằng tiến sĩ.
Tại Điều 79 Luật Giáo dục cũng quy định:
- Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên CĐ/ĐH phải tham gia bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, căn cứ theo Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đề cập như sau:
- Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề: có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và có chứng chỉ kỹ năng nghề dạy trình độ sơ cấp.
Như vậy, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là giấy tờ bắt buộc đối với các bạn tốt nghiệp khác chuyên ngành sư phạm nhưng có mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy tại các trường đào tạo.
2 Lý do nên sở hữu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm rất cần thiết với những ai muốn trở thành giáo viên, giảng viên trong các trường học bất kể bậc đào tạo nào. Đây là chứng chỉ hành nghề sư phạm bắt buộc đối với những bạn tốt nghiệp khác chuyên ngành sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Ngoài tính chất bắt buộc, tham gia khóa đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mang lại những lợi ích thiết thực cho người học:
- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm: học viên được đào tạo toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong thời đại mới.
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp: sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là điểm cộng lớn khi gửi hồ sơ xin việc tại các trường học, trung tâm.
- Phát triển bản thân: học viên được mở mang kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm để ngày càng trở nên ưu tú, xuất sắc hơn trong công việc.
3 Phân loại chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các cấp
Hiện nay, chương trình bồi dưỡng cấp chứng nhận nghiệp vụ sư phạm được phân chia theo các cấp giảng dạy: từ bậc mầm non, tiểu học, THCS/THPT, đến Cao đẳng/Đại học và Dạy nghề. Mỗi chương trình sẽ có mục tiêu, nội dung đào tạo và đối tượng áp dụng khác nhau, cụ thể như sau:
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mầm non: chương trình đào tạo ngắn hạn (2 – 3 tháng) dành cho sinh viên tốt nghiệp trung cấp trở lên, có mong muốn trở thành giáo viên mầm non.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiểu học: chương trình đào tạo cho những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp (Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất) có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm THCS/THPT: dành cho sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành phù hợp môn học, có mong muốn trở thành giáo viên THCS, THPT dạy môn học đó.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Cao đẳng/Đại học: chương trình đào tạo dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học, đang có mong muốn trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Dạy nghề: khóa học cho những người chưa qua đào tạo sư phạm, muốn trở thành giáo viên tại các trường/trung tâm dạy nghề. Chương trình đào tạo được phân theo các lĩnh vực đào tạo (dạy nghề lái xe, nghề điện tử, cơ khí, spa, làm tóc,…).
Lưu ý, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong các trường sẽ được phân theo các môn học cụ thể, ví dụ:
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiểu học môn Âm nhạc/Mỹ thuật/Tin học/Công nghệ/Giáo dục thể chất/Ngoại ngữ.
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm THCS môn Toán/Ngữ văn/Tiếng Anh/Vật lý/Hóa học/Giáo dục thể chất/Tin học,…
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm THPT môn Toán/Ngữ văn/Tiếng Anh/Vật lý/Hóa học/Giáo dục thể chất/Tin học,…
Chẳng hạn như: bạn muốn làm giáo viên tin học cấp 2 thì cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm THCS môn tin học.
4 Danh sách các trường đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Sau đây là bảng tổng hợp danh sách 65 trường đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp phép:
STT | Khu vực | Cơ sở được đào tạo, cấp phép chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm |
|
||
1 | Miền Bắc | Trường ĐH Giáo dục |
2 | Trường ĐH Sư phạm Hà Nội | |
3 | Trường ĐHSP Hà Nội 2 | |
4 | Trường ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên | |
5 | Trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định | |
6 | Trường ĐHSP Nghệ thuật TW | |
7 | Trường ĐHSP Thể dục Thể thao Hà Nội (TTTĐ) | |
8 | Trường ĐHSP (TNUE) thuộc ĐH Thái Nguyên | |
9 | Miền trung | Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh |
10 | Trường ĐHSP thuộc Đại học Đà Nẵng (UDN-UED) | |
11 | Trường ĐHSP thuộc Đại học Huế | |
12 | Miền Nam | Trường ĐHSP Kỹ thuật TPHCM |
13 | Trường ĐHSP Thể dục Thể thao TPHCM (ĐHSP TDTT TP. HCM) | |
14 | Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh (HCMUE) | |
|
||
15 | Miền Bắc | Học viện Quản lý Giáo dục |
16 | Khoa Ngoại ngữ của ĐH Thái Nguyên | |
17 | Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM (IEMH) | |
18 | Trường ĐH Bách khoa Hà Nội | |
19 | Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội | |
20 | Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung | |
21 | Trường ĐH Hải Phòng | |
22 | Trường ĐH Hoa Lư | |
23 | Trường ĐH Hoa sen | |
24 | Trường ĐH Hồng Đức | |
25 | Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp của Đại học Thái Nguyên (TNUT) | |
26 | Trường ĐH Hùng Vương | |
27 | Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam | |
28 | Trường ĐH Ngoại ngữ (ULIS) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội | |
29 | Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang | |
30 | Trường ĐH Nông Lâm thuộc ĐH Thái Nguyên (ĐHNL-ĐHTN) | |
31 | Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội | |
32 | Trường ĐH Phú Yên | |
33 | Trường ĐH Tân Trào (TTrU) thuộc Cao đẳng Tuyên Quang | |
34 | Trường ĐH Tây Bắc | |
35 | Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh (UPES) | |
36 | Miền Trung | Học viện Âm nhạc Huế |
37 | Trường ĐH Nghệ thuật (HUET) thuộc Đại học Huế | |
38 | Trường ĐH Đà Lạt | |
39 | Trường ĐH Hà Tĩnh | |
40 | Khoa Giáo dục Thể chất thuộc ĐH Huế | |
41 | Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế (ĐHNN-ĐHH) | |
42 | Trường ĐH Nông Lâm (ĐHNL) thuộc ĐH Huế | |
43 | Trường ĐH Bách khoa (DUT) – ĐH Đà Nẵng | |
44 | Trường ĐH Ngoại ngữ (UFLS) – ĐH Đà Nẵng | |
45 | Trường ĐH Phạm Văn Đồng | |
46 | Trường ĐH Quảng Bình | |
47 | Trường ĐH Quảng Nam | |
48 | Trường ĐH Tây Nguyên | |
49 | Trường ĐH VHNT Quân đội | |
50 | Miền Nam | Nhạc viện TP Hồ Chí Minh |
51 | Trường ĐH Công nghiệp TPHCM | |
52 | Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM (USSH-VNUHCM) | |
53 | Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM | |
54 | Trường ĐH Nông Lâm TPHCM | |
55 | Trường ĐH Cần Thơ | |
56 | Trường ĐH Đồng Nai | |
57 | Trường ĐH Đồng Tháp | |
58 | Trường ĐH Quy Nhơn | |
59 | Trường ĐH Sài Gòn | |
60 | Trường ĐH Bình Dương | |
61 | Trường ĐH Bạc Liêu | |
62 | Trường ĐH An Giang | |
63 | Trường ĐH Thủ Dầu Một | |
64 | Trường ĐH Tiền Giang | |
65 | Trường ĐH Trà Vinh |
c
Bảng tổng hợp trên đã cung cấp cho bạn danh sách các trường đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm uy tín theo từng khu vực. Vậy chứng chỉ của mỗi trường có hình thức như thế nào? Hãy cùng xem qua một số mẫu chứng chỉ được cấp bởi các trường đại học nổi bật trong danh sách nhé!
Việc đăng ký khóa học nghiệp vụ sư phạm tại các trường đào tạo đôi khi gặp trở ngại về mặt thời gian. Khóa học thường không được tổ chức thường xuyên và phụ thuộc vào số lượng học viên đăng ký, khiến nhiều người phải chờ đợi hoặc gặp khó khăn trong việc sắp xếp lịch học.
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều học viên lựa chọn đăng ký học tại các trung tâm chuyên đào tạo chứng chỉ uy tín có liên kết với các trường được Bộ Giáo dục cấp phép. Hình thức này mang đến nhiều lợi ích thiết thực như: dễ dàng tìm được khóa học phù hợp với nhu cầu, thời gian linh hoạt, và đặc biệt là vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như giá trị bằng cấp tương đương.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và chất lượng học tập, bạn cần lựa chọn những trung tâm uy tín, hoạt động công khai, minh bạch và được cấp phép hoạt động hợp pháp.
5 Liên Việt tuyển sinh khóa học nghiệp vụ sư phạm trên toàn quốc 2024
Liên Việt là đơn vị chuyên tổ chức đào tạo & cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm uy tín hàng đầu hiện nay. Trung tâm liên kết với các trường đào tạo top đầu Việt Nam về đào tạo sư phạm như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư Phạm Huế, Học viện Quản lý Giáo dục,…
Đội ngũ giảng viên tại trung tâm đều là các tiến sĩ, giáo sư giàu kinh nghiệm. Mỗi năm trung tâm tiếp nhận và đào tạo cho hơn 10.000 học viên, tỷ lệ đậu chứng chỉ lên đến 99%. Trung tâm đang liên tục tuyển sinh, mở khóa học nghiệp vụ sư phạm hàng tháng, đáp ứng nhu cầu số lượng lớn học viên đăng ký theo học.
Hiện nay, Liên Việt Education đang có đầy đủ các khóa học nghiệp vụ sư phạm khác, bạn có thể tham khảo thêm thông tin:
- Nghiệp vụ sư phạm Tiểu học
- Nghiệp vụ sư phạm THCS/THPT
- Nghiệp vụ sư phạm giảng viên ĐH/CĐ
- Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Đặc biệt, Liên Việt còn mở các hội nhóm trực tuyến giúp học viên dễ dàng trao đổi thông tin khóa học, bạn có thể ghé thăm tại: https://www.facebook.com/groups/595886079111304
6 Câu hỏi thường gặp về đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Sau đây là giải đáp những thắc mắc hay gặp về khóa học nghiệp vụ sư phạm, giúp bạn đọc nắm rõ hơn về chứng chỉ này:
Nghiệp vụ sư phạm là gì?
Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho những đối tượng muốn trở thành giáo viên, giảng viên nhưng chưa qua đào tạo sư phạm hoặc người có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có thời hạn không?
Tất cả các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hiện nay đều không có thời hạn, tức là chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn.
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm học bao lâu?
Tùy vào từng chương trình đào tạo cụ thể mà thời lượng học nghiệp vụ sư phạm là khác nhau. Trung bình, thời gian học là 2-3 tháng đối với nghiệp vụ sư phạm giảng viên và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, các chương trình nghiệp vụ sư phạm cấp 1, 2, 3 học trong 12 tháng.
Học phí khóa học nghiệp vụ sư phạm là bao nhiêu?
Học phí khóa học phụ thuộc nhiều yếu tố như: loại chương trình đào tạo mà học viên đăng ký, thời gian đăng ký, số lượng học viên tham gia, thời lượng đào tạo,…
Để biết thông tin chi tiết, học viên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0962.780.856 (hỗ trợ giải đáp miễn phí).
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Mong rằng qua nội dung này, các bạn có thể hiểu và dễ dàng lựa chọn cho mình chương trình đào tạo chứng chỉ phù hợp nhất. Chúc các bạn có một khóa học thành công và trở thành một nhà giáo ưu tú trong tương lai!
Cho mình hỏi học chứng chỉ nghiệp cụ sư phạm online có được không?
Các chương trình đào tại Nghiệp vụ sư phạm bên mình đều mở lớp trực tuyến với lịch học linh động. Bạn vui lòng để lại sđt để bên mình liên hệ tư vấn chi tiết hơn.
Thông tin đến bạn.
Mình muốn học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Đăng ký ở đâu nhỉ
Bạn để lại thông tin sđt để bên mình hỗ trợ nhé
mn ơi, thường học tín chỉ này ở trường nào thì ổn ạ?
hoàn thành chương trình Đh nhưng đăng chờ bằng
thì đc học ko ạ?
Hiện tại mình muốn đăng ký khóa nghiệp vụ sư phạm cho trình độ đại học, mong được tư vấn ạ.
Minh muốn học lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm online và đang ở TPhcm, mình muốn xin được tư vấn ạ, sđt của mình là 0776169919
Có bằng sư phạm rồi thì có nên học chứng chỉ này nữa ko ạ