Kỹ năng xử lý tình huống nghiệp vụ sư phạm thường gặp gồm những gì? Làm thế nào để xử lý các tình huống nghiệp vụ sư phạm hiệu quả? Tham khảo những gợi ý xử lý các tình huống nghiệp vụ sư phạm ở đâu? Mời quý học viên cùng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin!
1 1. Kỹ năng xử lý tình huống nghiệp vụ sư phạm là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là một trong những kỹ năng quan trọng để giáo viên có thể xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra trong lớp học và mối quan hệ giữa các thành viên. Năng lực xử lý tình huống sư phạm là yếu tố cấu thành, là biểu hiện tập trung của năng lực giáo dục ở một giáo viên.
Trong quá trình dạy học, mỗi ngày thầy cô đều đối mặt với những tình huống bất ngờ. Người giáo viên phải có kinh nghiệm xử lý các tình huống không lường trước đó. Nếu không có thể làm ảnh hưởng xấu đến học sinh và việc dạy học.
Thông qua việc giải quyết tốt các tình huống, giáo viên sẽ chứng minh được trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm của bản thân. Đồng thời, cách thức ứng biến sẽ trực tiếp bộc lộ được phẩm chất, cá tính và mức độ tâm huyết với nghề của mỗi giáo viên.
Việc học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn giúp bạn rèn luyện các kỹ năng xử lý tình huống nghiệp vụ sư phạm thiết thực. Khả năng ứng phó linh hoạt và hiệu quả với các tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy là yếu tố then chốt giúp bạn trở thành một giáo viên giỏi. Học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là một bước đầu tư quan trọng để bạn phát triển nghề nghiệp.

Ví dụ: Trong một lớp học, sẽ có lúc học sinh không hiểu bài hoặc không tập trung, vi phạm nội quy trường lớp.
- Nếu giải quyết tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài, tập trung học tập, tuân thủ nội quy trường lớp. Từ đó nâng thành tích học tập của học sinh, tập thể và chứng minh năng lực giảng dạy trước ban giám hiệu.
- Nếu không có kỹ năng giải quyết tốt, giáo viên sẽ khó kiểm soát các tình trạng này, dẫn đến hiệu quả dạy học giảm sút và gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường giáo dục
2 2. Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống nghiệp vụ sư phạm
Trước khi trở thành nhà giáo, mỗi người đều phải qua đào tạo về xử lý tình huống nghiệp vụ sư phạm tại trường học. Tuy nhiên, tâm lý học sinh và những tình huống bất ngờ trong học đường là không thể lường hết. Vì vậy, bản thân giáo viên phải có kinh nghiệm và không ngừng trau dồi kỹ năng giải quyết các tình huống nghiệp vụ sư phạm.
Để tự nâng cao kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, trước tiên phải phân luồng rõ các nhóm tình huống phát sinh trong dạy học. Từ đó, xác định năng lực cần có để giải quyết, xử lý thỏa đáng cho từng vấn đề.
Các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là vô cùng quan trọng đối với giáo viên mầm non, bổ sung và hoàn thiện cho kiến thức nghiệp vụ sư phạm mầm non. Từ những tình huống đơn giản như trẻ khóc, trẻ không chịu hợp tác cho đến những tình huống phức tạp hơn đòi hỏi giáo viên phải có sự tỉnh táo, nhạy bén và kỹ năng giao tiếp tốt. Học nghiệp vụ sư phạm mầm non cùng với kỹ năng xử lý tình huống sư phạm sẽ giúp giáo viên tự tin và thành công trong công việc.

2.1. Phân loại tình huống sư phạm
Các tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế rất đa dạng, có thể phân nhóm để áp dụng cách xử lý phù hợp bằng các tiêu chí phân loại như:
- Phân theo không gian và thời gian: Tình huống phát sinh trong hay ngoài trường học, trong hay ngoài giờ học.
- Phân theo mục đích hoạt động dạy học: Tình huống sư phạm/giáo dục/đạo đức/thực hành/giao tiếp,…
- Phân theo nguyên nhân xảy ra tình huống: Các vấn đề phát sinh do lỗi của giáo viên hay lỗi học sinh.
2.2. Xác định năng lực cần có để xử lý tình huống sư phạm
Sau khi nắm rõ tình huống sư phạm dựa vào việc phân loại như trên, có thể xác định được những năng lực sư phạm cần có để xử lý tình huống bao gồm:
- Hệ thống kiến thức: Nắm vững các nguyên tắc giảng dạy, đặc điểm tâm lý học trò, quy trình xử lý tính huống sư phạm,… (những cơ sở kiến thức để xử lý tình huống sư phạm).
- Hệ thống kỹ năng sư phạm: Nhận diện tình huống, phát hiện các mâu thuẫn, sử dụng kinh nghiệm và đưa ra phương án xử lý,… (các biểu hiện cụ thể của năng lực xử lý tình huống sư phạm).
- Hệ thống thái độ: Giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc; quan tâm và tôn trọng học trò; nhẫn nại lắng nghe;… (đưa ra động cơ xử lý tình huống sư phạm cụ thể).

2.3. Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học
Rèn luyện các kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là nền tảng để giáo viên tôi luyện và hoàn thiện kỹ năng xử lý tình huống sư phạm. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần bổ túc kiến thức về tâm lý học để vận dụng vào xử lý tình huống một cách hiệu quả nhất. Cụ thể:
- Rèn luyện kiến thức về khoa học hành vi của con người dành cho nhà giáo/sinh viên sư phạm.
- Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện tính cách và bản lĩnh cá nhân.
- Tích cực bồi dưỡng, tự trau dồi tình yêu và gắn bó với nghề giáo.
Xem thêm: Lớp học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đại học sư phạm Hà Nội 2

3 3. Các bước xử lý tình huống sư phạm
Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm thể hiện trong cách thức nhà giáo đối mặt và xử lý vấn đề. Cụ thể, các bước để xử lý tình huống sư phạm một cách đúng đắn đó là:
Bước 1 – Hiểu rõ tình huống: Nhận định đúng vấn đề và xác định nguyên nhân, mấu chốt của việc phát sinh tình huống. Nếu không hiểu rõ, giáo viên khó có thể đưa ra giải pháp phù hợp và giải quyết triệt để vấn đề.
Bước 2 – Tìm hiểu và lắng nghe: Thu thập và phân tích các thông tin, nhẫn nại lắng nghe để hiểu cặn kẽ vấn đề đang xảy ra.
Bước 3 – Đề ra phương án giải quyết: Đề ra các phương án giải quyết dựa trên tình huống thực tế. Cân nhắc các yếu tố như mục tiêu của giải pháp, khả năng thực hiện, hệ quả khi áp dụng,… để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Bước 4 – Thực hiện phương án và đánh giá kết quả: Vận dụng kiến thức và chuyên môn để thực hiện giải pháp. Trong quá trình thực hiện cần kiên nhẫn và theo dõi sát sao, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh giải pháp nếu cần thiết.
Các trường đào tạo giáo viên tiểu học cần trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm thiết thực. Khả năng xử lý tình huống linh hoạt và hiệu quả là yếu tố then chốt giúp giáo viên thành công trong việc quản lý lớp học và tạo ra môi trường học tập tích cực. Các trường cần thiết kế chương trình đào tạo tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng này.

4 4. Tổng hợp phân loại các tình huống nghiệp vụ sư phạm thường gặp
Trong phần này, Liên Việt đã tổng hợp giúp bạn một số tình huống sư phạm phổ biến ở các cấp học và gợi cách giải quyết cụ thể cho từng tình huống, cùng tham khảo nhé.
4.1. Các tình huống sư phạm mầm non
Tình huống 1: Khi cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe thì bỗng một bé đau bụng và khóc lớn. Bạn sẽ làm gì để lớp không bị xáo trộn, không ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được bé đó?
Cách giải quyết:
Khi gặp tình huống này, đừng quá bối rối, hãy bình tĩnh và giải quyết từng bước một:
- Cô đến bế bé và thông báo cho cả lớp biết tình trạng sức khoẻ của bé và yêu cầu cả lớp thực hiện trật tự theo sự quản lý của lớp trưởng.
- Bạn hãy giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ hoặc hát, có thể phân công bạn vừa hát vừa đọc thơ…
- Sau khi lớp ổn định đưa bé vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì và xoa dầu cho bé, đồng thời quan sát tình trạng.
- Nếu thấy bé không đỡ, hãy nhờ cô giáo chủ nhiệm lớp bên cạnh quản lý lớp hộ, đồng thời cho bé đến phòng y tế của trường để theo dõi, nhằm có hướng xử lý kịp thời và hợp lý nhất.
Tình huống 2: Đến giờ ngủ trưa, một số bé không chịu ngủ hoặc vẫn không ngủ được. Bé nằm mở mắt, trằn trọc cả buổi chiều, có bé cảm giác như thừa chân tay nhéo bạn làm bạn la hét ầm ĩ, có bé khóc đòi về nhà. Là giáo viên mầm non, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào để không ảnh hưởng đến các bé khác?
Cách giải quyết:
- Trong buổi học đầu tiên, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ.
- Cô có thể kể cho trẻ nghe một vài câu chuyện cổ tích một cách nhỏ nhẹ để trẻ trật tự, yên tĩnh lắng nghe và dễ đi vào giấc ngủ. Cô ấy cũng có thể hát những bài hát ru và chăm sóc các bé mất ngủ.
- Trường hợp bé không muốn ngủ, không nên ép mà hãy tách bé sang phòng khác, cho bé chơi các trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn, đồng thời cùng bố mẹ thảo luận để đảm bảo rằng bé có thể ngủ đủ giấc.

4.2. Các tình huống sư phạm tiểu học
Tình huống 3: Giả sử trong một tiết học, học sinh đưa ra câu hỏi liên quan đến bài giảng nhưng không có trong giáo án và bạn chưa có câu trả lời thích hợp. Phải xử lý thế nào?
Hướng giải quyết:
- Khen ngợi học sinh vì có phát hiện lý thú về bài học, cùng nêu vấn đề ra trước lớp và khuyến khích cả lớp cùng thảo luận tìm đáp án.
- Trong lúc học trò thảo luận, giáo viên bình tĩnh tìm đáp án/phương án giải quyết.
- Nếu qua một thời gian vẫn chưa có phương án trả lời, dùng vấn đề đó làm bài tập về nhà cho học sinh. Không để thời gian vượt quá thời lượng cho phép làm ảnh hưởng tiến độ bài giảng, không trả lời qua loa đại khái.
- Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh ở các giờ học sau.

Tình huống 4: Sau khi trả bài kiểm tra, một học sinh B thắc mắc “bài của em giống hệt của bạn A, tại sao bạn A được 8 mà em chỉ được có 5?”. Giáo viên cần vận dụng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong trường hợp này thế nào?
Hướng giải quyết:
Xác minh vấn đề: Kiểm tra hai bài làm để xem hai phần chấm điểm có chính xác chưa. Có hai trường hợp xảy ra: Bạn chấm đúng, thực chất hai bài làm khác nhau nhưng em học sinh chưa nhìn ra khác biệt. Trường hợp thứ hai là bạn đã chấm sai cho học sinh A hoặc học sinh B.
Giải quyết vấn đề: Nếu bạn chấm sai, nói lời xin lỗi trước cả lớp và đặc biệt là với bạn học sinh bị sai điểm và chấm lại bài cho đúng. Nếu bạn chấm đúng, nhẹ nhàng bảo học sinh B xem kỹ lại bài làm và chỉ cho em chỗ sai và khác biệt trong bài làm với bạn A. Sau đó nhắc nhở lại bài học để học sinh B cẩn thận hơn không mắc lại.
4.3. Các tình huống sư phạm Trung học
Tình huống 1: Trong giờ trả bài kiểm tra, một học sinh thắc mắc và cho rằng bạn đã chấm nhầm. Khi đó bạn sẽ xử lý thế nào?
Cách xử lý: Bạn yêu cầu học sinh xem lại bài tập về nhà, sau giờ học đến gặp riêng và thảo luận với học sinh xem có hài lòng với điểm nhận xét hay không.
Tình huống 2: Một lần bạn được phân công dạy vì đồng nghiệp của bạn bị ốm và phải nghỉ dạy. Sau bài giảng, bạn hỏi học sinh: “Các em đã hiểu chưa?” Học sinh nói: “Cô dạy hay lắm ạ. Cô A dạy chúng em không hiểu gì cả. Hay cô dạy luôn lớp em đi ạ”. Bạn nên xử lý như thế nào?
Cách giải quyết: Trước hết, hãy mỉm cười, cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe, dành tình cảm yêu mến cho mình. Sau đó, bạn nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu rằng mỗi giáo viên có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có một mục tiêu chung là giúp các em hiểu chương trình và tiếp thu kiến thức. Đây là lý do tại sao các em không nên so sánh rồi khen người này và chê người kia
Kỹ năng kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và chứng minh năng lực của một nhà giáo. Mong rằng bài viết của Liên Việt đã giúp quý thầy cô hiểu rõ kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là gì. Đồng thời, giúp thầy cô nắm được cách rèn luyện và nâng cao năng lực xử lý tình huống trong dạy học!