Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Cách chức là gì? Hậu quả của việc bị cách chức, giáng chức

Đinh Nhung Liên Việt by Đinh Nhung Liên Việt
14/11/2023
in Cơ quan - Nhà nước
0

Gần đây có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề cách chức, giáng chức. Thậm chí có người khái niệm cách chức là gì? Giáng chức là gì? còn khá xa lạ. Hoặc những câu hỏi như cách chức hay cắt chức? Được nhiều bạn đọc hỏi.

Nắm bắt được điều này, trong bài viết ngắn dưới đây Liên Việt Education sẽ chia sẻ đến bạn xoay quanh vấn đề này. Cùng theo dõi bạn nhé.

Cách chức là gì? Sự khác biệt giữa công chức và giáng chức
Cách chức là gì? Sự khác biệt giữa công chức và giáng chức

>>> Đọc thêm: Tinh giản biên chế là gì? Quy định mới về tinh giản biên chế

  • 1 Cách chức là gì?
  • 2 Giáng chức là gì? 
  • 3 Điểm khác biệt giữa giáng chức và cách chức
  • 4 Các trường hợp bị giáng chức hoặc cách chức
  • 5 Hậu quả sau khi bị cách chức, giáng chức
  • 6 Kết luận

1 Cách chức là gì?

Theo Điều 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

“Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Cách chức là không được giữ vị trí quản lý hiện tại ngay cả khi chưa hết nhiệm kỳ
Cách chức là không được giữ vị trí quản lý hiện tại ngay cả khi chưa hết nhiệm kỳ

Hiểu một cách đơn giản thì cách chức là việc một cán bộ, lãnh đạo không được tiếp tục giữ chức vụ, lãnh đạo và quản lý. Ngay cả khi họ chưa hết nhiệm kỳ và thời gian bổ nhiệm tiếp theo chưa đến. 

2 Giáng chức là gì? 

Giáng chức là bị cấp trên hạ xuống một chức vụ thấp hơn chức vụ hiện tại
Giáng chức là bị cấp trên hạ xuống một chức vụ thấp hơn chức vụ hiện tại

Cũng căn cứ vào Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 thì giáng chức là việc cán bộ công chức là người lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức. Bị quản lý cấp trên hạ xuống chức vụ thấp hơn.

>>> Xem thêm: Giáng chức là gì? Các trường hợp nào bị giáng chức

3 Điểm khác biệt giữa giáng chức và cách chức

Giáng chức và cách chức đều là khái niệm liên quan đến việc thay đổi chức vụ của công viên chức. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng điểm khác biệt rõ rệt và dễ nhận biết nhất phải nhắc đến:

Sự khác nhau giữa cách chức và giáng chức
Sự khác nhau giữa cách chức và giáng chức
  • Về hình thức kỷ luật: Cách chức là việc không được giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo ngay cả khi chưa hết nhiệm kỳ. Hoặc thời gian bổ nhiệm mới chưa đến. Song giáng chức thì chỉ bị chuyển xuống vị trí thấp hơn mà thôi. Theo đó, có thể thấy giáng chức sẽ bị kỷ luật nhẹ hơn so với cách chức.
  • Đối tượng áp dụng: Các trường hợp bị cách chức, giáng chức đều áp dụng cho cả cán bộ, công chức lãnh đạo hoặc các vị trí quản lý khác trong cùng một cơ quan.

4 Các trường hợp bị giáng chức hoặc cách chức

Căn cứ vào Điều 12, Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Các trường hợp bị cách chức được quy định cụ thể như sau:

Quy định chung về các trường hợp bị cách chức, giáng chức 
Quy định chung về các trường hợp bị cách chức, giáng chức 

“Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm.
  2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
  3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
  4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.”

Theo đó, cán bộ công chức, lãnh đạo bị cách chức hoặc giáng chức khi vi phạm một trong những quy định trên.

>>> Xem ngay: Từ chức là gì? Quy định từ chức của cán bộ công chức

5 Hậu quả sau khi bị cách chức, giáng chức

Hậu quả của việc bị cách chức, giáng chức tùy thuộc vào quy định và tình huống cụ thể. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến thường gặp sau khi bị kỷ luật cách chức hoặc giáng chức.

Hậu quả của việc bị cách chức, giáng chức như thế nào?
Hậu quả của việc bị cách chức, giáng chức như thế nào?
  • Mất chức vụ hoặc vị trí lãnh đạo đang giữ.
  • Thường thì người bị mất chức năng hoặc giáng chức sẽ không còn được nhận vào vị trí cũ. Đồng thời, giảm mức thu nhập của mình.
  • Việc bị cách chức, giáng chức sẽ làm mất danh tiếng và uy tín trong lĩnh vực mà người đó đang làm.
  • Trong một số trường hợp, cách chức hoặc giáng chức có thể dẫn đến hậu quả pháp lý. 
  • Người bị giáng chức hoặc cách chức có thể phải thay đổi sự nghiệp của họ hoặc tìm việc làm mới sau khi mất chức vụ hoặc vị trí trước đó.
  • Các hậu quả xã hội và tinh thần: Cách chức hoặc giáng chức có thể ảnh hưởng đến tâm lý và trạng thái thần kinh của người bị ảnh hưởng. Họ có thể trải qua cảm xúc như: Lo lắng, giận dữ hoặc tiêu cực trong cuộc sống sau khi mất chức năng hoặc vị trí.

>>> Xem thêm: Bãi nhiệm là gì? Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm

6 Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên của Liên Việt Education bạn đã biết được cách chức là gì? Cùng một số vấn đề liên quan đến việc cách chức, giáng chức. Từ đó, có thể tránh được những trường hợp không mong muốn trong sự nghiệp của mình.

Chúc bạn thăng tiến thật tốt trong công việc tương lai. 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 0962.780.856

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/

Đánh giá bài viết post
Previous Post

Giáng chức là gì? Các trường hợp nào bị giáng chức

Next Post

Điều động là gì? Quy định của Nhà nước về điều động cán bộ công chức

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Nhung Liên Việt

Đinh Thị Nhung sinh ngày 3/11/1998 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Là một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê với Ngành giáo dục. Chị theo học Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2016. Đến 2020, chị tốt nghiệp loại giỏi ngành Phát luật kinh tế của trường. Sau khi tốt nghiệp, chị hiện công tác tại Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt với vai trò là giảng viên và chuyên viên tư vấn các loại chứng chỉ giáo dục.

Next Post
Điều động là gì?

Điều động là gì? Quy định của Nhà nước về điều động cán bộ công chức

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

Hà Nội

  • Chi nhánh Tây Sơn: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0962.780.856
  • Chi nhánh Cầu Giấy: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0966.537.150

Hồ Chí Minh

  • Tầng 2 Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Hotline: 0819.163.111
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Đà Nẵng

  • 72 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Facebook-messenger
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Tuyển dụng