Báo cáo kế toán thể hiện được năng lực làm việc của kế toán cũng như hiểu biết của người làm kế toán. Bởi vì đây chính là kết quả đầu ra của công tác kế toán.
Để hiểu hết về các bước làm báo cáo kế toán nhanh và chuẩn nhất, bạn không nên bỏ qua bài viết của Liên Việt dưới đây nhé.
>>> Gợi ý: Top các trường đào tạo kiểm toán uy tín hàng đầu Việt Nam
1 Báo cáo kế toán là gì?
Báo cáo kế toán là phần tổng hợp các công việc kế toán diễn ra theo định kỳ tuần, tháng, quý năm. Trong báo cáo kế toán sẽ bao gồm 2 loại: Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là tài liệu tổng hợp báo cáo về tình hình tài chính của công ty các khoản thu chi, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,…Nó giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính doanh nghiệp theo quý hoặc theo năm.
Trong báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Đây là báo cáo bắt buộc phải làm vào cuối kỳ kế toán năm và là quy chuẩn mà các kế toán cần thực hiện làm báo cáo tài chính.
>>> Xem thêm: Quy trình kế toán trong doanh nghiệp như thế nào? Xem chi tiết ngay
Báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo quản trị sẽ là phần tổng hợp các vấn đề liên quan tới quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động…. Báo cáo này sẽ được làm thường xuyên hoặc đợt xuất theo yêu cầu của nhà quản lý.
2 Vai trò của báo cáo kế toán
Các báo cáo kế toán đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Báo cáo kế toán sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp như:
- Nhà quản lý doanh nghiệp
- Cơ quan quản lý thuế, ngân hàng kiểm toán
- Các nhà đầu tư, hỗ trợ tài chính
- Các nhà cung cấp
- Khách hàng, đối tác
- Các cổ đông
- Cán bộ công nhân viên
Báo cáo kế toán sẽ tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Ngoài ra, báo cáo sẽ cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, báo cáo sẽ đánh giá được thực trạng của tài chính trong doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và dự đoán trong tương lai.
>>> Xem ngay: Khóa học chứng chỉ kế toán cho người mới bắt đầu 2023
3 Các loại báo cáo kế toán
Như đã nói phía trên, báo cáo kế toán sẽ bao gồm 2 loại chính như sau:
Báo cáo kế toán tài chính
Báo cáo tài chính là các thông tin tập hợp chung về thuế, về các chi phí, các tài sản, các dòng tiền trong doanh nghiệp. Theo quy định của luật kế toán, tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động phát sinh chi phí đều phải lập và trình bày báo cáo hàng năm.
Và tất cả báo cáo tài chính, các đơn vị phải trình bày theo mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13.
Báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo quản trị sẽ được lập theo quy định của Thông tư số 53/2006/TT-BTC được ban hành ngày 12/06/2006, thường bao gồm:
- Báo cáo dự toán: là kế hoạch hoạt động được tính toán một cách chi tiết trong chi tiêu của đơn vị. Các dự toán thường là dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí vật tư, cung ứng vật tư, dự toán lao động và dự toán sản xuất.
- Báo cáo tình hình thực hiện: là những thông tin các giai đoạn trong cung ứng, sản xuất và tiêu thụ …Các báo cáo gồm: báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận, báo cáo tình hình sử dụng lao động, báo cáo năng suất và báo cáo định mức tồn kho.
- Báo cáo kiểm soát và đánh giá: sẽ giúp quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động những điểm chưa hợp lý, chưa tốt để kịp thời điều chỉnh. Báo cáo kiểm soát gồm: báo cáo kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
- Báo cáo phân tích: sẽ phân tích các yếu tố ảnh thường tới kế hoạch sản xuất kinh doanh và vấn đề tài chính. Đây cũng là căn cứ để lập các báo cáo quản trị khác.
>>> Xem thêm: Download đề thi chứng chỉ kế toán trưởng kèm lời giải 2023
4 Cách trình bày báo cáo kế toán như thế nào?
Để có thể lập và trình bày được báo cáo kế toán một cách chính xác và hệ thống thì người kế toán phải thực hiện các công việc như sau:
- Thu thập đầy đủ các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ đến khi lập báo cáo kế toán. Tất cả các dữ liệu trên đều được phản ánh đầy đủ trong các chứng từ và sổ kế toán.
- Khi nhận các chứng từ nên kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ kế toán. Loại trừ các hóa đơn giả, các hóa đơn chứng từ không hợp lệ.
- Rà soát kiểm tra tính chính xác các thông tin trong sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
- Nhập các thông tin dữ liệu của chứng từ vào sổ kế toán.
- Tiến hành phân bổ các chi phí để tính giá và xác định kết quả kinh doanh.
- Giám sát kiểm kê tài sản.
- Đối chiếu công nợ và các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Rà soát kiểm tra lại lần nữa các thông tin được ghi chép và lưu trữ trong bó cáo tài chính.
>>> Gợi ý: Top 10 Công ty kế toán tốt nhất tại Việt Nam 2023
5 Tạm kết
Những thông tin được cung cấp bên trên hi vọng sẽ giúp bạn làm được cá báo cáo kế toán nhanh và chính xác. Chúc bạn thành công.
Đừng quên nếu bạn đang quan tâm đến việc học các lớp dạy kế toán cấp chứng chỉ hãy liên hệ với Liên Việt Education để được tư vấn thông tin khóa học nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Đăng ký trực tiếp tại:
- Văn phòng tại Hà Nội
- Địa chỉ 1: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Địa chỉ 2: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
Đăng ký qua Hotline: 1800.6581
Đăng ký qua Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Đăng ký qua Website: https://lienviet.edu.vn/