Để xây dựng một đất nước vững mạnh thì nhà nước ta cần phải tạo dựng được một nền móng vững chắc từ cơ quan địa phương cho đến trung ương. Nền móng này không ai khác chính là đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức tinh gọn, hoạt động có hiệu quả hay còn được gọi là cán bộ nguồn. Vậy cụ thể cán bộ nguồn là gì? Vai trò của cán bộ nguồn đối với việc phát triển đất nước như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây của Liên Việt.
>>> Xem thêm: Công tác cán bộ là gì? Vai trò của công tác cán bộ như thế nào?
1 Cán bộ nguồn là gì?
Hiện nay chưa có một quy định pháp luật, khái niệm rõ ràng nào về chức vụ cán bộ nguồn. Tuy nhiên, dựa theo định nghĩa về cán bộ trong Luật Cán bộ, công chức 2008 ta có thể hiểu như sau: Cán bộ nguồn chính là công dân Việt Nam được bầu cử hoặc đề cử, phê duyệt, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ trong các bộ máy cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ cấp xã/phường cho đến trung ương. Những người này sẽ thuộc diện biên chế và được hưởng lương theo quy định từ nguồn ngân sách của nhà nước.
Trong quá trình làm việc, đội ngũ cán bộ sẽ được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn về năng lực quản lý, đạo đức và phẩm chất chính trị để được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ nguồn. Nhà nước cũng đã có những chính sách trọng dụng, đãi ngộ riêng sao cho xứng đáng với “chất xám” của nhân tài đất nước.
2 Vai trò của cán bộ nguồn
Như đã nói, cán bộ nguồn chính là gốc rễ, nền móng của mọi công việc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò và đặc biệt quan tâm đến quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ nguồn.
Theo đó, cán bộ nguồn đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh. Họ là những người sẽ góp phần vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quan trọng được giao. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm cao nhất và khắc phục nhanh chóng những kết quả từ quá trình hoạt động của đơn vị.
Ngoài ra, cán bộ nguồn cũng cần phải lên kế hoạch cho chính sách tiết kiệm và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lũng loạn tại cơ quan. Luôn trung thành với đường lối của Đảng, giữ gìn phẩm chất tốt và là tấm gương sáng cho những cán bộ khác noi theo.
Đứng trước vai trò to lớn như vậy, người cán bộ ưu tú luôn cần giữ được khả năng, trình độ và có tinh thần tự giác, trách nhiệm trong công việc để không phụ vào sự kỳ vọng của nhân dân.
Do vậy, để có một bộ máy chính trị vững mạnh thì việc lựa chọn, đào tạo và quy hoạch sao cho hợp lý đội ngũ cán bộ nguồn cũng rất cấp thiết.
>>> Đọc tham khảo: Chế độ mai táng phí là gì? Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí như thế nào?
3 Đào tạo và quy hoạch cán bộ nguồn
Đào tạo cán bộ nguồn là một công tác vô cùng quan trọng và cần được rà soát thực hiện thường xuyên dựa theo nhu cầu thực tiễn của các đơn vị. Các cấp ban ngành phải tiến hành kế hoạch phát triển nguồn lực cán bộ đảm bảo về mặt số lượng và cả chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhiệm vụ chính trị được giao.
Theo đó, quy trình đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình bộ máy tổ chức của đơn vị để xác định phương án và lên kế hoạch đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Bước 2: Tuyển chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn và điều kiện
Tiến hành rà soát, đánh giá nguồn nhân sự dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định như:
- Lý lịch chính trị rõ ràng, không vi phạm các tiêu chuẩn về bổ nhiệm cán bộ.
- Là người có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, sẵn sàng phục vụ nhân dân và vì dân.
- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tác phong làm việc nhanh chóng và hiệu quả.
- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đều hoàn thành xuất sắc. Tạo dựng được sự uy tín và tín nhiệm trong đơn vị.
- Không vượt quá độ tuổi cho phép và có sức khỏe tốt đảm bảo quá trình công tác.
>>> Tham khảo: Luân chuyển là gì? Tiêu chuẩn, quy trình luân chuyển cán bộ
Bước 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn
Trên cơ sở tuyển chọn ở bước 2, lãnh đạo cơ quan tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng công tác. Đồng thời, tạo môi trường làm việc phù hợp để cán bộ có thể phát huy hết được năng lực của mình.
Bước 4: Quy hoạch cán bộ
Kết thúc quá trình đào tạo, dựa vào năng lực và sở trường của từng cán bộ. Tập thể lãnh đạo đơn vị tiến hành thảo luận, nhận xét, đánh giá và đưa ra quyết định bổ sung nhân sự vào danh sách quy hoạch.
Nguyên tắc đào tạo cán bộ nguồn khi thực hiện cần phải dựa theo quy định của pháp luật và được sự nhất trí của cơ quan cấp trên. Việc quy hoạch cũng cần có sự đồng thuận của tập thể lãnh đạo và thực hiện công khai, công bằng trong đơn vị.
>>> Gợi ý: Thứ trưởng là gì? Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
4 Kết luận
Nội dung bài viết trên đây, Liên Việt đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc về chủ đề “Cán bộ nguồn là gì và vai trò trong việc xây dựng, phát triển đất nước”. Để cập nhật thêm những thông tin khác về cơ chế cũng như tổ chức bộ máy nhà nước. Mời các bạn tiếp tục theo dõi qua các bài viết tiếp theo của chúng tôi.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/