Góc nhìn về khái niệm của chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục? Thực trạng về chất lượng giáo dục hiện nay như thế nào?
Giáo dục là nền tảng xây dựng nên con người. Do đó các vấn đề liên quan đến giáo dục luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm. Chất lượng giáo dục chính là yếu tố quan trọng nhất cần bàn đến. Vậy chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố tạo nên và thực trạng của chất lượng giáo dục hiện nay như thế nào? Hãy cùng Liên Việt Education tìm hiểu nhé!
1 Khái niệm về chất lượng giáo dục là gì?

Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng được các tiêu chuẩn và mục tiêu giáo dục đề ra của một cơ sở đào tạo giáo dục. Những tiêu chuẩn và mục tiêu này phải đảm bảo, đáp ứng được theo đúng các quy định mà pháp luật ban hành cũng như đáp ứng được sự phát triển của xã hội.
Dưới đây là các yếu tố tạo nên một nền chất lượng giáo dục tiêu chuẩn.
>>> Xem thêm: Chứng chỉ bảo mẫu là gì? Điều kiện để có chứng chỉ bảo mẫu ra sao?
2 Các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục
Các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục là:
- Sự phát triển của kiến thức và kỹ năng của học sinh: Tạo ra môi trường thuận lợi an toàn, sáng sủa khuyến khích học sinh phát triển toàn diện cả về trí óc lẫn thể chất.
- Sự phát triển của cá nhân và xã hội: Mối liên hệ giữa các cá nhân tổ chức trong xã hội quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ toàn diện để nâng cao chất lượng cả về vật chất lẫn tinh thần cho học sinh.
- Cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên: cơ sở vật chất phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản như bàn ghế, sách vở, dụng cụ giảng dạy,…phải đầy đủ. Đội ngũ giáo viên có chuyên môn cả về đạo đức lẫn nghề nghiệp.
- Chương trình học, phương pháp giảng dạy: phải đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy linh hoạt khuyến khích tư duy phát triển sáng tạo.
Các yếu tố trên chính là thước đo cơ bản để đánh giá được một nền chất lượng giáo dục, nếu đáp ứng đủ và biết cách vận dụng các yếu tố vào trong quản lý giáo dục thì chúng ta sẽ đạt được những thành tựu nhất định trong chất lượng giáo dục.
3 Ví dụ về chất lượng giáo dục
Ví dụ về chất lượng giáo dục ở bậc cơ sở mầm non :

Căn cứ vào Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, chất lượng giáo dục tại bậc mầm non là chất lượng đáp ứng đầy đủ và thực hiện tốt theo các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn sắp xếp và tổ chức quản lý Nhà trường: có hội đồng trường bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó và các chức vụ khác tuân thủ theo đúng nội quy quy định tại Tại Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT .
- Tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên: Tại Điều 8 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT có nói rằng phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định; hơn nữa phải đáp ứng ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên trở lên.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu về cơ sở vật chất phải đầy đủ, có diện tích đất xây dựng tối thiểu đảm bảo cho một trẻ phát triển, có cổng, biển tên trường và tạo ra được một môi trường vui chơi lành mạnh,…
- Tiêu chuẩn mối tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội.: Tại Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định nhà trường thành lập ban đại diện cha mẹ,có kế hoạch hoạt động theo năm. Bên cạnh đó là thực hiện tốt các đường lối, hoạt động của Đảng,Nhà nước đề ra,…
- Tiêu chuẩn hoạt động chăm sóc và kết quả dạy học nuôi dưỡng đối với trẻ: Căn cứ Điều 11 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT đề ra cần phải tạo ra được môi trường lành mạnh cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tri thức hàng năm có 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe định kỳ, tình trạng dinh dưỡng của trẻ phải cải thiện hơn trong từng giai đoạn, về kết quả học tập tỷ lệ trẻ 5 tuổi tốt nghiệp giáo dục mầm non phải đạt ít nhất 85%,…
Như vậy nếu một bậc cơ sở mầm non đạt và hoàn thành tốt các chỉ tiêu như trên thì bậc cơ sở đó được coi là có chất lượng giáo dục tốt và ngược lại nếu các tiêu chuẩn không được đáp ứng sẽ dẫn đến tình trạng yếu kém về mặt chất lượng giáo dục.
Liệu thực trạng của chất lượng giáo dục hiện nay có đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn như ví dụ trên. Dưới đây là những tìm hiểu về thực trạng chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta.
>>> Xem thêm: Các loại chứng chỉ giáo viên cần có theo quy định mới 2023
4 Thực trạng chất lượng giáo dục hiện nay?

Thực trạng chất lượng giáo dục hiện nay đã và đang là câu chuyện từ lâu đã được xem xét và đánh giá. Trước những chính sách và cải cách của Nhà nước và xã hội đã tạo nên một nền chất lượng giáo dục với những điểm mạnh và điểm yếu sau đây:
Thứ nhất về điểm mạnh, chất lượng giáo dục đang ngày càng nâng cao và có những bước tiến mới như Chính phủ Việt Nam đã đầu tư nhiều về việc nâng cao truy cập giáo dục. Hiện tỷ lệ học sinh đi học đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Càng ngày càng có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong học tập tại Quốc gia và vươn tầm tri thức cả ở Thế giới.
Việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng cho giáo viên ngày càng được chú trọng. Cơ sở vật tư trang thiết bị dạy và học ngày càng được đầy đủ và hiện đại hơn.
Chất lượng giáo dục tại vùng cao và thành thị đang dần có bước chuyển nhờ các chính sách khuyến khích học tập, chú trọng công tác đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ của toàn thể cộng đồng mà việc đi học tiếp cận nền giáo dục hoàn thiện đang dần trở nên dễ dàng hơn.
Thứ hai về điểm yếu, chất lượng giáo dục tại Việt Nam tuy đang dần được cải thiện nhưng nó vẫn còn thua xa so với chất lượng giáo dục của nhiều nước trên Thế giới.
Hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục còn chưa hoàn thiện , áp lực học hành tại Việt Nam vẫn rất cao do xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đòi hỏi về mặt giáo dục cũng ngày càng khắt khe. Các bậc cha mẹ có xu hướng bắt ép con học nhiều hơn so với mức bình thường.
Bên cạnh đó nhiều cơ sở, trang thiết bị học tập còn sơ sài, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về học tập.Tình trạng học theo khuôn mẫu học thuộc lòng, thiếu đi các cách dạy tư duy sáng tạo vẫn còn đang được phổ biến ở nước ta.
Vậy để gia tăng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của chất lượng giáo dục thì chúng ta cần phải làm gì? Dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn.
>>> Xem ngay: Quy định thời gian, chế độ làm việc của giáo viên mầm non, phổ thông
5 Kiểm định và nâng cao chất lượng giáo dục như thế nào?
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải thực hiện :
Kiểm định chất lượng cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục một cách chặt chẽ và có cái nhìn tổng quát. Gia tăng kiểm định.Các cán bộ, thanh tra giáo dục cần phải nghiêm túc thực hiện theo quy chế Nhà nước ban hành trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục.
Bồi dưỡng cán bộ Kiểm định đánh giá chất lượng có chuyên môn vững vàng, phát hiện được những bất cập trong giáo dục, kịp thời thanh tra và khắc phục vấn đề. Tuyên truyền để mọi người cùng hiểu rõ và quan tâm hơn đến các chính sách đầu tư giáo dục, cải thiện môi trường học tập.

Đưa ra các phương án giải quyết để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, giảng viên. Quan tâm hơn về điều kiện cũng như môi trường học tập của học sinh,giáo viên miền núi. Hỗ trợ sửa sang cơ sở vật chất dạy học, xét duyệt nâng mức lương cơ sở ngành giáo viên lên cao hơn.
>>> Xem ngay: Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Đại học
6 Lời kết
Giáo dục là nền tảng cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Một quốc gia có nền chất lượng giáo dục tốt, phát triển sẽ giúp con người và xã hội của Quốc gia đó được nâng tầm và vươn cao hơn. Hy vọng các kiến thức của Liên Việt Education nêu trên sẽ mang lại hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tập một cách tốt nhất, chất lượng nhất !
Người viết: Đinh Hồng Nhung.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 1800.6581
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/