Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Thông báo
    • Lớp chức danh nghề nghiệp
    • Lớp chuyên viên
    • Lớp chuyên viên chính
    • Lớp lãnh đạo cấp phòng
    • Lớp môi giới bất động sản
    • Lớp nghiệp vụ sư phạm
  • Tuyển dụng
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Tín chỉ là gì? Ưu nhược điểm khi học tín chỉ

18/09/2023
in Nghiệp vụ sư phạm
0

Hiện nay có rất nhiều bậc cơ sở đại học đang lựa chọn hình thức đào tạo theo hệ tín chỉ. Vậy thì tín chỉ là gì? Ưu nhược điểm của loại hình đào tạo này như thế nào? Số lượng tín chỉ cần đạt trong khi học là bao nhiêu?  Hãy cùng theo chân Liên Việt Education tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn về những vấn đề này nhé! 

Mục lục

  • 1 Tín chỉ là gì?
  • 2 Ưu điểm khi đào tạo theo tín chỉ?
  • 3 Nhược điểm của chương trình đào tạo tín chỉ?
  • 4 Các câu hỏi liên quan đến tín chỉ
    • Q1: 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
    •  Q2: 1 tín chỉ học trong bao lâu?
    •  Q3: 1 học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?
  • 5 Lời kết

1 Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là gì?
Tín chỉ là gì?

Tín chỉ thường được gọi là tín chỉ học phần hay đơn giản đó là “ tín chỉ “, đây được hiểu là một hệ thống đo lường tiến trình học tập trong hệ thống giáo dục bậc đại học, dựa theo đúng tiêu chuẩn đơn vị của hệ thống ECTS ( European Credit Transfer and Accumulation System)  Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu quy định.

Mỗi một đơn vị tín chỉ sẽ chứa lượng kiến thức học tập cụ thể mà ở đó sinh viên cần phải hoàn thành đúng và đủ tuân theo chương trình đào tạo mà nhà trường  đưa ra.

Dưới đây là một số ưu điểm của chương trình đào tạo này.

>>> Xem thêm: Bãi bỏ quy định cấp chứng chỉ quản lý giáo dục mới nhất 2023

2 Ưu điểm khi đào tạo theo tín chỉ?

 

Ưu điểm của đào tạo tín chỉ.
Ưu điểm của đào tạo tín chỉ

Ưu điểm của việc đào tạo theo tín chỉ là:

  • Tính linh hoạt trong học tập: khi học và đào tạo theo tín chỉ thì sinh viên có thể tự chọn các môn và tự sắp xếp lịch học theo mong muốn và phù hợp với mục đích cá nhân của từng người. Điều này tạo nên một kế hoạch học tập phong phú và đa dạng hơn cho sinh viên.
  • Tạo tính chủ động cho sinh viên: Việc lựa chọn và tự sắp xếp việc học của mình sẽ tạo cho sinh viên có trách nhiệm hơn đối với lựa chọn của mình. Điều này tạo nên sự chủ động khuyến khích khả năng tư duy quản lý thời gian và kế hoạch của của bản thân.
  • Tự chủ trong tiến độ học tập: vì sinh viên tự đăng kí tín chỉ nếu họ có đủ năng lực thì có thể học nhanh và học vượt trước được chương trình đào tạo, đăng ký nhiều tín chỉ hơn trong kỳ học. Do số lượng tín chỉ đăng ký không bị giới hạn như hình thức đào tạo niên chế.
  • Tích hợp công việc và học tập: Thời gian và lịch trình do sinh viên tự thiết kế, do đó sinh viên có sự chủ động về mặt thời gian. Từ đó có thể vừa kết hợp đi học và đi làm thêm để trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm cho mình thêm phong phú.Học đi đôi với thực hành.

Mang những ưu điểm như thế nhưng hình thức đào tạo tín chỉ cũng đi đôi với một số nhược điểm dưới đây.

>>>Tham khảo: Các tình huống nghiệp vụ sư phạm phổ biến & cách giải quyết như thế nào?

3 Nhược điểm của chương trình đào tạo tín chỉ?

Nhược điểm của đào tạo tín chỉ.
Nhược điểm của đào tạo tín chỉ

Về nhược điểm của chương trình đào tạo tín chỉ như sau:

  • Thiếu tính chặt chẽ: do sinh viên có tính tự chủ cao đi đôi với việc tự sắp xếp lịch học khoa học, thì nhiều sinh viên còn chưa biết cách phân bổ và sắp xếp hợp lí thời gian biểu và chưa kiểm soát số lượng tín chỉ phù hợp với chương trình học.
  • Khả năng kết nối bị hạn chế: do đặc thù chương trình đào tạo là mỗi sinh viên được đăng ký các lớp tín chỉ riêng không phải dựa theo sự sắp xếp của nhà trường.

 Do đó việc luôn thay đổi lớp tín chỉ sau mỗi kỳ học, sẽ tạo cho sinh viên môi trường đa dạng học tập nhưng lại thiếu đi tính kết nối thân thiết lâu dài với bạn bè và giảng viên.

  • Mang tính rủi ro: Việc đăng ký và sắp xếp môn học theo từng tín chỉ còn phụ thuộc vào cả mạng lưới đăng nhập và đăng ký của nhà trường đề ra, hơn thế nữa nếu sinh viên chưa có khả năng quản lý và sắp xếp thời gian lịch học, sẽ rất dễ dẫn đến không biết đăng ký tín chỉ để học hoặc không đủ tín chỉ đáp ứng đầu ra của chương trình tại bậc đại đại học yêu cầu. Gây mất thời gian và chậm tiến độ học tập.

Trên đây là những nhược điểm của hệ đào tạo tín chỉ, để tìm hiểu chi tiết hơn về hệ học này sau đây sẽ là phần các câu hỏi liên quan đến tín chỉ.

>>> Xem thêm: Chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

4 Các câu hỏi liên quan đến tín chỉ

Ngoài các thông tin được giải đáp bên trên còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc đào tạo tín chỉ. Sau đây Liên Việt xin giải đáp một vài thắc mắc tiêu biểu nhất.

Q1: 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?

Theo khoản 2, điều 7 của Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định:

  • Trung bình hệ thường đại học đào tạo là 120 tín chỉ. Hệ đào tạo chuyên sâu là 150 tín chỉ. Hệ đào tạo thạc sĩ là 60 tín chỉ. Hệ đào tạo tiến sĩ đối với những người đã có bằng thạc sĩ là 90 tín chỉ và 120 tín chỉ đối với người có trình độ đại học cùng nhóm ngành.
  • Cuối cùng đối với chương trình đào tạo song ngành là 150 tín chỉ, chương trình đào tạo ngành chính –  ngành phụ là 135 tín chỉ. ( Chưa bao gồm với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành)

 Q2: 1 tín chỉ học trong bao lâu?

Đào tạo theo tín chỉ.
Đào tạo theo tín chỉ

Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối lượng học tập như sau:

Điều 7. Khối lượng học tập

  1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
  2. a) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
  3. b) Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

Như vậy 1 tín chỉ học tập sẽ tương đương học tối đa với 50 giờ quy định và quy định tối thiểu phải đủ 15 giờ trong một tín , đã bao gồm tất cả các giờ học tự hướng dẫn, thực hành, nghiên cứu.

 Q3: 1 học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?

Một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?
Một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?

Tùy vào các trường đại học mà chia một năm học thành mấy kỳ, thông thường năm học sẽ được chia thành 2 – 3  kỳ học lớn. 

Theo khoản 3 điều 26, thông tư 24/2019/TT-BGDĐT thì : 

Tối thiểu phải đáp ứng 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa. Không giới hạn đăng ký tín chỉ ( áp dụng đối với sinh viên có học lực trung bình trở lên). 

Đối với sinh viên học lực yếu , kém được đăng ký tối thiểu  10 tín chỉ và tối đa không quá 14 tín chỉ.

Không quy định học tập tối thiểu đối với người học ở học kỳ phụ.

>>> Gợi ý: Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng Trung online

5 Lời kết

Hệ đào tạo theo tín chỉ là một hệ đào tạo chuyên sâu và đa dạng. Nó tạo nên nhiều cách học và tạo ra sự sáng tạo đổi mới trong tư duy đào tạo. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên học trường đại học nào, theo quy chế hệ đào tạo nào, thì thông qua kiến thức mà Liên Việt Education cung cấp mong rằng sẽ giúp ích cho bạn phần nào về định hướng cũng như những lựa chọn trong tương lai.

Chúc các bạn thành công! 

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 1800.6581

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/

Previous Post

Chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố tạo lên chất lượng giáo dục.

Next Post

Trung cấp kế toán là gì? Học trung cấp kế toán có dễ xin việc không?

Next Post
Trung cấp kế toán là gì?

Trung cấp kế toán là gì? Học trung cấp kế toán có dễ xin việc không?

No Result
View All Result
left1
goi 0962.780.856
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0962.780.856

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:
Niên chế là gì? So sánh niên chế và tín chỉ

Niên chế là gì? So sánh chương trình đào tạo giữa niên chế và tín chỉ

21/09/2023
0

Tín chỉ là gì

Tín chỉ là gì? Ưu nhược điểm khi học tín chỉ

18/09/2023
0

Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố tạo lên chất lượng giáo dục.

18/09/2023
0

Chứng chỉ bảo mẫu

Chứng chỉ bảo mẫu là gì? Các kỹ năng cần có của một bảo mẫu 

29/08/2023
0

Các loại chứng chỉ giáo viên cần có theo quy định mới 2023

Giáo viên tiểu học hạng 3 là gì? Mã số hạng, bậc lương GV hạng 3

25/08/2023
0

Các loại chứng chỉ giáo viên cần có theo quy định mới 2023

Các loại chứng chỉ giáo viên cần có theo quy định mới 2023

02/09/2023
0

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 1800.6581

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • Điện thoai: 1800.6581
  • Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Youtube Comment
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Thông báo
    • Lớp chức danh nghề nghiệp
    • Lớp chuyên viên
    • Lớp chuyên viên chính
    • Lớp lãnh đạo cấp phòng
    • Lớp môi giới bất động sản
    • Lớp nghiệp vụ sư phạm
  • Tuyển dụng